Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy năng lực tự học của học sinh qua tổ chức các hoạt động dạy học truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân trong chương trình Ngữ văn 11
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy năng lực tự học của học sinh qua tổ chức các hoạt động dạy học truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân trong chương trình Ngữ văn 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy năng lực tự học của học sinh qua tổ chức các hoạt động dạy học truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân trong chương trình Ngữ văn 11
MỤC LỤC BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN .................3 1. Lời giới thiệu................................................................................................3 2. Tên sáng kiến:..............................................................................................4 3. Tác giả sáng kiến: ........................................................................................4 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:.........................................................................4 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:........................................................................4 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử.............................4 7. Mô tả nội dung của sáng kiến: .....................................................................4 7.1. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến .............................4 7.2. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề ..................................5 7.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến.........................................................44 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không.................................45 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: ...........................................45 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến: 45 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả..........................................................................45 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân ..........................................................46 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):.......................................................................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................48 PHỤ LỤC MINH CHỨNG ...............................................................................49 PHỤ LỤC 1: GIÁO ÁN DẠY HỌC KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN NGỮ VĂN .........................................................................................................................49 PHỤ LỤC 2: HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH ........................85 PHỤ LỤC 3: ĐỀ KIỂM TRA, KHẢO SÁT HỌC SINH ..............................89 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Ngày 21/7/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi Công văn số 3175/BGDĐT - GDTrH gửi các Sở GDĐT về việc hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông. Văn bản hướng dẫn giáo viên tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập môn Ngữ văn, dành nhiều thời gian cho các hoạt động thực hành, vận dụng, trình bày, thảo luận để rèn luyện kĩ năng đọc, viết, nói, nghe và cảm thụ thẩm mĩ theo yêu cầu, mức độ với từng lớp học, cấp học. Trong các quá trình dạy học, giáo viên cần giao nhiệm vụ học tập rõ ràng, phù hợp với khả năng của học sinh, nêu cụ thể các yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành, chú trọng kiểm tra, đánh giá, hỗ trợ, động viên học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập. Công văn định hướng rõ việc giáo viên có thể đưa ra những gợi ý, chỉ dẫn để giúp học sinh đọc ngữ liệu nhưng không lấy việc phân tích, bình giảng của mình để áp đặt hay thay thế cho những suy nghĩ của học sinh, đồng thời tuyệt đối tránh đọc chép và yêu câu học sinh ghi nhớ kiên thức một cách máy móc. Như vậy, dạy học năng lực và phẩm chất đã trở thành hiện thực khi thực hiện chính thức chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể, học sinh trở thành chủ thể của quá trình dạy học. Thay đổi tư duy dạy và học thì học sinh chính là chủ thể tự học, tự giải quyết vấn đề, bởi thế mọi khâu tổ chức dạy và dạy đều hướng đến lấy việc tự học của học sinh làm phương hướng. Nguyễn Tuân là một tác giả lớn của chương trình Ngữ văn bậc THPT, tại năm học 2022-2023, truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn được dạy học cả chương trình Ngữ văn 10 (GDPT 2018) và Ngữ văn 11. Đây là tác phẩm truyện ngắn thể hiện rõ phong cách tài hoa, độc đáo, uyên bác – chất “ngông” rất nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám. Đây là văn bản rất phù hợp để tổ chức dạy học tích cực phát huy năng lực, phẩm chất học sinh với đầy đủ đặc trưng thể loại cũng như độ rộng mở tri thức để học sinh tự học, tự khám phá, sáng tạo và giải quyết vấn đề. Vì thế, tôi chọn sáng kiến về Phát huy năng lực tự học của học sinh qua tổ chức các hoạt động dạy học truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân trong chương trình Ngữ văn 11 với thuận lợi là sự vận dụng cách tiếp cận của chương trình 3 Tâm lí học tập tích cực chủ động ở học sinh trường THPT Kim Ngọc cũng là một thuận lợi lớn, đa số học sinh có tâm thế hào hứng trước các hoạt động học được giáo viên thiết kế và hoàn thành khá tốt các dự án học tập được giao. Học sinh có tư duy và năng khiếu cũng như khả năng giải quyết vấn đề tích cực. 7.1.2. Về khó khăn Vấn đề dạy học phát huy năng lực tự chủ, tự học của học sinh là yêu cầu thực tế bức thiết, là trách nhiệm của giáo viên trong việc định hướng, dẫn dắt song một bộ phận học sinh chưa thực sự hoàn toàn chủ động học tập. Khi nguồn tư liệu phong phú, học sinh vẫn còn phụ thuộc, tư duy văn mẫu vẫn tồn tại. Việc rèn năng lực tự học còn gặp nhiều khó khăn: Khi học sinh chỉ chuẩn bị một cách hình thức và đối phó thì giáo viên khó hoàn thành kế hoạch bài dạy hoặc dẫn đến các hoạt động không hiệu quả, thiếu thời gian, học sinh hạn chế không ghi chép và tư duy kịp. Vì thực hiện đổi mới dạy học ở chương trình Ngữ văn 11 nên vẫn đảm bảo học sinh phải tóm lược, ghi chép đủ các nội dung, tiến trình học tập phục vụ cho kiểm tra, đánh giá dẫn tới GV cần nhiều thời gian chuẩn bị, thiết kế phù hợp . 7.1.3. Sự cần thiết đề xuất giải pháp mới Nhiều học sinh còn lười tư duy, ngại nói và viết trong các hoạt động học tập Ngữ văn, tìm và chép văn mẫu để đối phó với thầy cô và học đối phó kiểm tra, đánh giá. Nếu không tổ chức các hoạt động hướng đến học sinh phải chủ động giải quyết thì khó có thể thay đổi tư duy học văn theo yêu cầu hiện nay. Chỉ có nhờ năng lực tự học mới có thể giúp học sinh tư duy tích cực và tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình học tập. Tự học không chỉ giúp khắc sâu kiến thức, hình thành kĩ năng mà còn biến kiến thức thành thực hành, gắn lý thuyết với thực tiễn và vận dụng lâu dài trong cuộc sống. Với môn Ngữ văn, nếu quen “học vẹt” thì khi gặp các tình huống đọc, viết, nói, nghe sẽ khó mà thực hành hiệu quả. 7.2. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 7.2.1. Nghiên cứu điểm mới, sự khác biệt của năng lực tự học * Khái niệm tự học Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Trong cách học, phải lấy tự học làm cốt”. Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn đưa ra quan niệm về năng lực tự học: “Năng lực tự học được 5 Tự học giúp con người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học: chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề từ đó tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Tự học giúp ta có thể chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Qua tự học, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, củng cố và nâng cao kiến thức đã học. Vì vậy, chủ động tự học sẽ giúp ta tìm ra được phương pháp học tốt nhất mang lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình. Tự học là cách tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong học tập, mang lại một kết quả học tập cao nhất có thể. Tự học sẽ giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. Ngoài ra, tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, tích cực, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Người biết tự học là người có ý thức cao, chủ động trong cuộc sống của chính mình những người này sẽ đi nhanh đến thành công hơn. Tự học giúp con người chủ động trong việc tìm kiếm thông tin, tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và có thể tự rút ra được những bài học cho riêng mình. * Vai trò của hoạt động tự học Trong quá trình học tập của người học, hoạt động tự học có những vai trò sau: - Nâng cao kiến thức và hiệu quả học tập: trong quá trình tự học, học sinh cần vận dụng các năng lực trí tuệ để giải quyết vấn đề. Điều này đòi hỏi học sinh phải là chủ thể của quá trình nhận thức, biết cách tự tìm tòi, đào sâu suy nghĩ, phê phán,... để hiểu kiến thức sâu sắc hơn. - Giúp người học có khả năng tự giải quyết các vấn đề học tập, biết vận dụng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn: trong hoạt động tự học, kiến thức mà người học chiếm lĩnh được thông qua các hoạt động tư duy của bản thân. Người có khả năng tự học có thể thu thập và xử lí thông tin, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn và tự kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của mình. - Hình thành các kĩ năng, phương pháp học tập khoa học: khi tự học, các thao tác tư duy lặp đi lặp lại nhiều lần, góp phần hình thành cho người học các kĩ năng, phương pháp học tập. Do vậy, tự học là cốt lõi của cách học, như Bác Hồ đã từng nói: “về cách học phải lấy tự học làm cốt”. 7 - Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học riêng của bản thân; tìm kiếm và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; ghi chép thông tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ; sử dụng, bổ sung khi cần thiết. - Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập; biết rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác nhau, biết tự điều chỉnh lại cách học. - Biết thường xuyên tu dưỡng theo mục tiêu phấn đấu của cá nhân. - Biết rèn luyện, khắc phục những hạn chế của bản thân. Để có thể đáp ứng được những yêu cầu trên, GV ở các trường phổ thông cần vận dụng phương pháp dạy học phù hợp để phát huy tối đa năng lực tự học của HS. Một số biện pháp phát triển năng lực tự học của HS khi dạy các bài học văn bản văn học: - Chuẩn bị bài ở nhà: HS chủ động tìm hiểu và nắm vững các thông tin ngoài văn bản có liên quan về tác giả, hoàn cảnh, bối cảnh đã được nêu ngắn gọn ở phần Tiểu dẫn - SGK. Ngoài ra, HS cần tìm hiểu thêm các thông tin mở rộng khác và có cách trình bày tóm tắt cho dễ hiểu, dễ nhớ, dễ chia sẻ với bạn một cách hấp dẫn bằng video, tranh ảnh Đối với văn bản truyện Chữ người tử tù, HS có thể xem video về Nguyễn Tuân, đọc kĩ để nắm được phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân tài hoa, uyên bác thường tiếp cận sự vật từ phương diện văn hoá thẩm mĩ, tiếp cận con người từ phương diện tài hoa Từ đây, HS mới tự khai thác và thấy được sự liên quan giữa thời đại, con người nhà văn với tác phẩm. Nếu bài học phù hợp, GV nên hướng dẫn HS chuẩn bị bài dưới hình thức giao dự án để HS coi trọng và nghiêm túc khi chuẩn bị, nhờ đó mà chú tâm hiệu quả hơn. GV có thể đặt tên thật hay cho các dự án để HS thấy hứng thú: Ví dụ: Nguyễn Tuân và chúng ta, Nguyễn Tuân – một thời và mãi mãi - Chủ động đọc trọn vẹn tác phẩm: HS phải đọc toàn bộ tác phẩm, đọc kĩ các chi tiết trước khi lên lớp, đọc những chi tiết, tình huống theo sự định hướng của GV. GV không chỉ hướng dẫn đọc mà còn chỉ dẫn nguồn tài liệu để HS mở rộng việc đọc của mình. Ngoài việc đọc kĩ, đọc nhiều lần, có ghi chú, ghi nhớ, HS cũng nên có thói quen ghi Nhật kí đọc sách để tăng cường tư duy, giúp việc đọc khoa học và hiệu quả hơn. 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_nang_luc_tu_hoc_cua_hoc_sinh.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy năng lực tự học của học sinh qua tổ chức các hoạt động dạy học truyện.pdf