Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hình thức lồng ghép các trò chơi trong dạy học Lịch sử lớp 11 ở trường trung học phổ thông
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hình thức lồng ghép các trò chơi trong dạy học Lịch sử lớp 11 ở trường trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hình thức lồng ghép các trò chơi trong dạy học Lịch sử lớp 11 ở trường trung học phổ thông
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------ Tri Tôn, ngày 10 tháng 2 năm 2020 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng I- Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ và tên: CHÂU THỊ THANH TRÚC Nam, nữ: nữ - Ngày tháng năm sinh: 04/09/1988 - Nơi thường trú: Khóm II, Thị Trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang - Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Trung Trực - Chức vụ hiện nay: Phó Bí Thư Đoàn Trường. - Lĩnh vực công tác: Giáo viên giảng dạy lịch sử và phụ trách công tác Đoàn. II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: 1. Những thuận lợi và khó khăn: a. Thuận lợi: - Được sự quan tâm sâu sát của Ban giám Hiệu nhà Trường cũng như tổ chuyên môn. - Cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ việc giảng dạy theo phương pháp mới và ứng dụng công nghệ thông tin. - Phần lớn các em học sinh có ý thức học tập và chấp hành nề nếp khá tốt. - Tổ chuyên môn luôn tạo điều kiện để trao đổi kinh nghiệm giúp nâng cao về chuyên môn giữa các thành viên trong tổ. b. Khó khăn: - Một bộ phận học sinh chưa có ý thức trong học tập, chưa nhận thấy tầm quan trọng của việc học lịch sử ở trường THPT. - Đặc thù ở địa phương là huyện miền núi nên số lượng học sinh dân tộc Khmer ở Trường khá nhiều. Các em gặp khó khăn trong việc giao tiếp, ghi chép tiếng Việt nên đôi khi đạt kết quả chưa cao trong học tập. - Đa phần các em học sinh nhà ở xa trường , hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ngoài giờ học các em phải phụ giúp gia đình. Do đó, việc học tập, tìm hiểu thêm các kiến thức ngoài giờ học trên lớp còn hạn chế. - Một số học sinh và phụ huynh chưa quan tâm đến môn lịch sử, xem đây là môn phụ chỉ học để đối phó. 1 Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ phụ huynh học sinh cũng chưa nhận thấy tầm quan trọng của môn học này nên không khuyến khích con em mình đầu tư cho môn học này. Điều này gây tâm lí chán nản cho người học lẫn người dạy dẫn đến tình trạng: “ Thầy cố gắng truyền đạt hết kiến thức cho kịp chương trình, trò cắm cúi ghi chép rồi về học thuộc lòng để lấy điểm”. Thực trạng này là bài toán khó cho những người yêu thích môn lịch sử và giảng dạy lịch sử ở trường THPT nói riêng và các cấp học nói chung. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến: Không thể phũ nhận vai trò và tác dụng của lịch sử trong việc giáo dục lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay nói riêng và với tất cả công dân Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, thực trạng đáng buồn hiện nay là có không ít cá nhân chưa nhận thấy được tầm quan trọng của môn học này. Quan niệm môn lịch sử chỉ là môn phụ, không giúp ích cho việc định hướng nghề nghiệp sau này. Nhiều học sinh khi học sử vẫn đặt câu hỏi “ Học lịch sử để làm gì?”, “ Lịch sử chỉ là môn phụ, chỉ cần học thuộc lòng là được” Vì những quan niệm đó nên các em chỉ cần học để không bị “ điểm liệt” chứ chưa thật sự hứng thú với môn học này. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ phụ huynh học sinh chỉ khuyến khích con em học những môn khoa học tự nhiên để “ dễ xin việc làm, lương cao”... Bản thân tôi cũng nhiều lần nhận được câu hỏi “ Vì sao lại dạy lịch sử? Sao không dạy các môn khác?” Vấn đề được đặt ra là : “ Có phải môn lịch sử đã hết chỗ đứng trong nhà trường?”, “ Liệu rằng xã hội đang xem nhẹ môn học này?” Tuy nhiên, qua tìm hiểu của cá nhân tôi, không hẳn học sinh chán môn lịch sử, xã hội vẫn đang dành sự quan tâm đến môn học này. Bằng chứng vẫn có không ít học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi liên quan đến lịch sử. Hàng năm có rất nhiều chương trình tìm hiểu về lịch sử được phát động thu hút sự tham gia đông đảo của học sinh, sinh viên và các tầng lớp khác trong xã hội. Như vậy, học sinh không phải chán học lịch sử, theo nhận định chủ quan của tôi, việc giảng dạy lịch sử ở trường THPT chưa đạt kết quả như ý là do một số nguyên nhân sau: - Thứ nhất, như các em đã tâm sự, chương trình lịch sử ở trường THPT khá dài nên cả thầy và trò phải tiếp thu lượng kiến thức khá nhiều trong một tiết học. Giáo viên để dạy kịp chương trình đòi hỏi phải truyền đạt cho học sinh hết mức có thể nên việc sáng tạo bị hạn chế. Học sinh để có đủ bài học thì phải cắm cúi ghi chép nên cũng chẳng còn hứng thú để học tập. Điều này có thể xác thực bằng việc hỏi lại nội dung đã học của học sinh sau khi phát bài kiểm tra đa phần các em ( kể cả học sinh kiểm tra được điểm cao) đã quên hầu hết các nội dung sau một đến hai tuần làm bài kiểm tra. - Thứ hai, tâm lí xem đây là môn phụ vẫn còn tồn tại ở một bộ phận học sinh. Các em chỉ đầu tư cho các môn chuyên ngành, nên chủ yếu học sử để không bị “ điểm liệt”, do đó việc thiếu đầu tư với môn học này là điều tất yếu. - Thứ ba, hình thức dạy truyền thống thầy hướng dẫn, trò ghi bài. Qua đó, học sinh chỉ tiếp thu kiến thức một cách thụ động, máy móc chứ chưa phát huy được vai trò là người chủ động giải quyết nội dung bài học. Do đó, học xong tiết học, số lượng kiến thức học sinh nhớ được trên lớp khá hạn chế. - Thứ 4, vì chưa yêu thích môn học nên đôi khi học sinh còn khá thụ động trong giờ học, có khi các em xung phong phát biểu cũng chỉ cầm sách giáo khoa và đọc như trong sách 3 - Rèn luyện kĩ năng phát biểu trước đám đông cho học sinh. d. Tiến trình thực hiện: Giáo viên cần xác định các nội dung sau * Mục đích: Xác định chính xác mục đích của việc áp dụng trò chơi là giúp học sinh ghi nhớ các sự kiện, các nhân vật lịch sử trong mỗi bài học. Khơi gợi khả năng hoạt động nhóm, kĩ năng phát biểu trước đám đông. Tạo sự hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em nhớ bài lâu hơn. * Thời điểm: Thực hiện đầu tiết học ( khởi động), giữa tiết học hoặc cuối tiết ( vận dụng). * Yêu cầu: Để việc áp dụng trò chơi vào tiết dạy hiệu quả, người dạy và người học cần thực hiện các yêu cầu sau: - Thứ nhất, giáo viên phải trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn vững vàng bên cạnh đó cũng cần bổ sung các kiến thức có liên quan ( VD: kiến thức xã hội, các thông tin thời sự hiện nay,). - Thứ hai, chuẩn bị đồ dùng dạy học cần thiết phục vụ việc tổ chức trò chơi: + Tranh ảnh, tư liệu, bài hát, bản đồ, + Các loại máy móc hỗ trợ ( máy chiếu, tivi, laptop). + Các đồ dùng khác như giấy cứng, nam châm, bút lông, bảng phụ + Quà phát thưởng cho đội chiến thắng ( bánh, kẹo, bút bi) - Thứ ba, muốn đạt được hiệu quả cao trong việc tổ chức trò chơi đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị thật chu đáo giáo án giảng dạy trước khi lên lớp,giáo án phải thể hiện việc lồng ghép trò chơi ở đầu tiết, giữa tiết hay gần cuối tiết học để phù hợp. Khi thực hiện lồng ghép phải định hướng rõ mục đích, đối tượng ( ví dụ như hoạt động theo nhóm hay hoạt động cá nhân), hình thức tổ chức, cách thức chơi trò chơi như thế nào... Ngoài ra, giáo viên phải dự tính các tình huống có thể xảy ra trong lúc tổ chức trò chơi để có biện pháp giải quyết thích hợp ( Ví dụ: lớp quá ồn hoặc học sinh chưa chuẩn bị kĩ kiến thức để có thể chơi trò chơi) nhằm tổ chức trò chơi có hiệu quả cũng như tránh làm ảnh hưởng đến các lớp khác ( Ví dụ: nếu đội nào cố tình gây ồn ào có thể trừ điểm đội đó hoặc dừng trò chơi vì không kiểm soát được các hoạt động thì hiệu quả đạt được không cao). - Thứ tư, việc lồng ghép trò chơi vào tiết học phải phù hợp, không tốn quá nhiều thời gian nhưng phải bám vào nội dung bài dạy để học sinh có thể ghi nhớ kiến thức thông qua trò chơi cũng như phát huy được tính tích cực cho các em. - Thứ năm, giáo viên đánh giá công bằng, khách quan trong lúc diễn ra trò chơi mặt khác phải khơi gợi tính tự giác tham gia trò chơi cho học sinh. - Thứ sáu, về phía học sinh cần chuẩn bị bài trước ở nhà và có ý thức trong giờ học cũng như khi tham gia trò chơi. * Cách thức chơi: Giáo viên cần hướng dẫn thật kĩ, rõ ràng cách thức tổ chức trò chơi để học sinh thực hiện đúng yêu cầu, đạt hiểu quả. * Đối tượng: áp dụng cho tất cả học sinh trong lớp học * Hình thức: 5 công của họ từ đó hình thành lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước. Ví dụ: Sơ kết Lịch sử Việt Nam ( 1858 – 1918). a. Nhận vật Trương Định “Đám lá tối trời” ông Trương đánh Tây Giặc khiếp sợ oai sử vàng còn ghi Đất nước nghiêng mình ngàn đời con cháu biết ơn Để ta nghe hồn sông núi dâng trào. Nhớ ngời xưa trung dũng Thương sông Vàm Cỏ bao đời vẫn xanh trong Noi gương anh hùng tiền nhân dân ta giữ nước Ơi tấm lòng trung hiếu người Gò Công. (Bài hát Thương nhớ Gò Công – ST Nguyễn Tiến Nghĩa) b. Nhân vật Nguyễn Trung Trực Đất Kiên Giang phá tan tành giặc Pháp gian tham. Vào thời dân chống Pháp, khắp quê hương lan tràn sương khói. Người vì dân đứng lên dùng đức tâm không ngừng kêu gọi "Này anh hùng dân Nam khắp nơi! Vì quê nhà ta đi đấu tranh". Xóa tan nhanh đám xâm lăng, lũ Việt gian tàn phá non sông. Nhưng tiếc thương vô cùng người anh hùng cứu quốc Đã hy sinh liệt oanh, ngâm dòng thơ bất diệt, trước khi ra pháp trường. ( Bài hát Nguyễn Trung Trực – ST Ngô Nguyễn Trần – Tâm Thơ) c. Nhân vật Hoàng Diệu “ Nhất cử thành danh, tự cổ anh hùng vô sở nguyện Bình sanh trung nghĩa, đương niên đại cuộc khởi vô tâm” Vùng đất Quảng Nam xuất hiện trang anh hùng dân tộc. Từng vẫy vùng hiên ngang quyết vùng lên diệt thực dân Pháp Kiên cường đấu tranh giữ Hà thành đến phút cuối cùng. Muôn dân đồng tâm đã theo ông chung lòng chống Pháp. ( Bài hát Hoàng Diệu – ST Ngô Nguyễn Trần – Tâm Thơ) * Trò chơi “ Ai là người chiến thắng”: - Mục đích: Giúp học sinh củng cố bài học, ghi nhớ các nội dung quan trọng của bài đã được học trên lớp. Hình thức này có cải tiến hơn so với cách củng cố bài trước kia, giúp 7 6 Tính chất của cuộc Duy Tân Minh Trị? Cách mạng tư sản - Bài 3. Trung Quốc STT Câu hỏi Đáp án đúng 1 Người khởi xướng cuộc vận động Duy Tân ở Khang Hữu Vi, Lương Khải Trung Quốc? Siêu 2 Cha đẻ của học thuyết Tam dân? Tôn Trung Sơn 3 Nội dung học thuyết Tam dân? Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc 4 Thời gian diễn ra cách mạng Tân Hợi? 1911 5 Tổng thống đầu tiên của Trung Hoa dân quốc? Tôn Trung Sơn 6 Tính chất của cách mạng Tân Hợi? Cách mạng tư sản 7 Chính Đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc? Trung Quốc Đồng minh hội Hoặc STT Câu hỏi Đáp án đúng 1 Chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh Quốc hữu 9/5/1911 hóa đường sắt thời gian nào? 2 Sự kiện 10/10/1911 là gì? Khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương 3 Sự kiện ngày 29/12/1911 là gì? Quốc Dân đại hội họp ở Nam Kinh 4 Tôn Trung Sơn từ chức đại Tổng thống thời gian 2/1912 nào? 5 Sự kiện ngày 6/3/1911 là gì? Viên Thế Khải nhậm chức Đại tổng thống, cách mạng kết thúc. - Bài 19. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược ( từ năm 1858 đến trước năm 1873) STT Câu hỏi Đáp án đúng 1 Giữa TK XIX, Trước khi bị thực dân Pháp xâm Phong kiến độc lập, có chủ lược, Việt Nam là quốc gia như thế nào? quyền 2 Tư bản Pháp làm gì để chuẩn bị xâm lược nước Truyền bá Thiên chúa giáo ta? 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_hoc_sinh_th.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hình thức lồng ghép các trò chơi.pdf