Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong giảng dạy chương I Vẽ kĩ thuật cơ sở môn Công nghệ 11
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong giảng dạy chương I Vẽ kĩ thuật cơ sở môn Công nghệ 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong giảng dạy chương I Vẽ kĩ thuật cơ sở môn Công nghệ 11
Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong giảng dạy chương I: Vẽ kĩ thuật cơ sở Môn Công nghệ 11 Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong giảng dạy chương I: Vẽ kĩ thuật cơ sở Môn Công nghệ 11 Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Thuận- Trường THPT Ân Thi 1 Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong giảng dạy chương I: Vẽ kĩ thuật cơ sở Môn Công nghệ 11 2. Địa điểm nghiên cứu. - Trường Trung học phổ thông Ân Thi- Huyện Ân Thi- Tỉnh Hưng Yên. 3. Đối tượng nghiên cứu. - Hoạt động giảng dạy và học tập môn Công nghệ- Chương I: Vẽ kĩ thuật cơ sở tại lớp 11 A4; 11 A7. + Lớp thực nghiệm: 11A4. + Lớp đối chứng: 11 A7. Hai lớp có số học sinh như nhau (45 học sinh), lực học môn Công nghệ năm lớp 10 tương đương nhau. B- NỘI DUNG: I- PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 1- Phương pháp đàm thoại (vấn đáp) trong dạy học: Đàm thoại thực chất là phương pháp giáo viên đặt câu hỏi học sinh trả lời, đồng thời có thể trao đổi qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm giúp học sinh nắm kiến thức một cách chủ động, tích cực. Trong thực tế, nhiều khi ta quan niệm rằng cứ đặt câu hỏi rồi học sinh trả lời là có đàm thoại. Như vậy, ta đã hiểu chưa đúng về đàm thoại. Theo tôi, đàm thoại có nhiều mục đích: Có thể đàm thoại để nắm lại, kiểm tra kiến thức cũ, đàm thoại để phát triển tư duy tìm kiến thức mới, đàm thoại để chứng minh, giải thích một vấn đề, nội dung kiến thức ... Với bài dạy kỹ thuật khi kiểm tra kiến thức cũ, kiến thức có liên quan đến bài dạy mới, giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức cũ đã học không cần suy luận. Câu hỏi loại này dễ thực hiện, dễ ra câu hỏi, song cần rõ ràng. Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Thuận- Trường THPT Ân Thi 3 Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong giảng dạy chương I: Vẽ kĩ thuật cơ sở Môn Công nghệ 11 Cũng có thể giáo viên hỏi tập trung vào một học sinh hoặc hỏi nhiều học sinh để không khí lớp sôi nổi hơn. Điều đáng lưu ý là giáo viên phải nắm vững khả năng của học sinh nếu không sẽ mất nhiều thời gian. Một kiểu đàm thoại khác kích thích cao tư duy của học sinh. Đặc điểm của đàm thoại loại này là xây dựng, một hệ thống câu hỏi - trả lời theo dáng dấp nêu vấn đề. Cách đàm thoại này có thể dùng để kiểm tra, khắc sâu kiến thức cũ hoặc dạy bài mới. Các câu hỏi đặt ra không có ngay trong nội dung của bài mà đòi hỏi các em phải suy nghĩ, dựa vào kiến thức cũ mới có thể trả lời được. Sau khi trả lời được các em sẽ nắm rất chắc kiến thức đã tiếp thu được. Một số ví dụ: Khi dạy bài 2. Hình chiếu vuông góc. Để xây dựng được hình chiếu vuông góc phải dựa vào phép chiếu xuyên tâm( đã học ở lớp 8), vật thể chiếu được tạo thành từ các khối hình học( học sinh đã học ở lớp 8). Vì vậy khi dạy bài này học sinh phải nắm chắc kiến thức Công nghệ lớp 8, có thể đưa ra câu hỏi: - Hình chiếu vuông góc dựa trên cơ sở của phép chiếu nào? Nội dung của phép chiếu đó như thế nào? -Vật thể do các khối hình học nào tạo thành? Sau khi trả lời được các em sẽ nắm rất chắc kiến thức đã tiếp thu được. Phương pháp đàm thoại có nhiều ưu điểm, song cũng có nhiều hạn chế. Trong một bài dạy ta không nên lạm dụng dễ gây nhàm chán mất thời gian. Điều đáng lưu ý ở đây là để đàm thoại cho tốt giáo viên phải xác định rõ mục đích đàm thoại để xây dựng, củng cố đơn vị kiến thức nào. Câu hỏi đặt ra phải được chọn lọc sao cho dễ hiểu, dễ trả lời và phù hợp với trình độ học sinh. Cao hơn, câu hỏi phải mang tính "gợi mở", "dẫn dắt" học sinh đi tìm kiến thức. Chính vì yêu cầu trên mà giáo viên khi sử dụng đàm thoại phải tốn nhiều công sức để chuẩn bị câu hỏi. Yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của phương pháp này là nội dung và kỹ thuật đặt câu hỏi. Một số yêu cầu khi đặt ra câu hỏi: - Xác định rõ mục đích, yêu cầu nội dung cần hỏi. - Dự kiến câu trả lời của học sinh (tuỳ theo trình độ học sinh) dự kiến câu hỏi, gợi ý bổ sung. - Đặt câu hỏi phải rõ ràng, chính xác, dễ hiểu và phù hợp với trình độ của học sinh. Phương pháp đàm thoại cần kết hợp tốt với các phương pháp khác (nhất là phương pháp trực quan) bài giảng mới đạt kết quả cao. Có thể áp dụng phương pháp đàm thoại cho toàn bài, thông thường ta nên áp dụng ở những nội dung cần thiết và có thể "đàm thoại". 2- Dạy học nêu vấn đề trong bài dạy. Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Thuận- Trường THPT Ân Thi 5 Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong giảng dạy chương I: Vẽ kĩ thuật cơ sở Môn Công nghệ 11 pháp này cho toàn bài mà có thể áp dụng từng phần nội dung và kết hợp với các phương pháp khác. Để bài giảng được thành công tốt cần lưu ý giai đoạn tạo ra tình huống có vấn đề mới chỉ là bước đầu làm nảy sinh điều muốn biết với học sinh kích thích tư duy cho học sinh. Bước quan trọng hơn khi đã nảy sinh tình huống có vấn đề giáo viên phải hướng để học sinh nghiên cứu và giải quyết vấn đề, củng cố và vận dụng tri thức. Đây mới là bước cốt yếu quan trọng giúp học sinh nắm chắc tri thức. b. Tình huống thể hiện mâu thuẫn kiến thức đã học với yêu cầu nảy sinh trong việc tiếp thu kiến thức mới. 3. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học. - Là kĩ thuật dạy học nhằm tổ chức và phát triển tư duy, giúp người học truyền tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não một cách dễ dàng, đồng thời là phương tiện ghi chép sáng tạo và hiệu quả: + Mở rộng, đào sâu và kết nối các ý tưởng. + Bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng. - Cách tiến hành: + Từ một chủ đề lớn, tìm ra các chủ đề nhỏ liên quan. + Từ mỗi chủ đề nhỏ lại tìm ra những yếu tố/ nội dung liên quan. Sự phân nhánh cứ tiếp tục và các yếu tố/ nội dung luôn được kết nối với nhau. Sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về chủ đề lớn một cách đầy đủ và rõ ràng. Ví dụ 1: Khi dạy bài 3. Thực hành: Vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản, và bài 6. Thực hành: Biểu diễn vật thể tôi đã sử dụng sơ đồ tư duy để trình bày các bước tiến hành: Ví dụ 2: Khi dạy bài 4. Mặt cắt và hình cắt, tôi đã sử dụng sơ đồ tư duy để củng cố, khắc sâu nội dung bài học. 4. Sử dụng phiếu học tập trong dạy học. Việc sử dụng phiếu học tập là một phương tiện để phát triển tích cực hoạt động của học sinh. Phiếu học tập giúp học sinh làm quen với một cách kiểm tra trỡnh độ kiểu mới. Các câu hỏi thường không phức tạp, không khó nhưng đũi hỏi học sinh phải cú phản xạ nhanh, hiểu ý nhanh và lựa chọn ngay cỏch trả lời thớch hợp nhất. Muốn vậy thiết kế phiếu học tập theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học nói chung và môn công nghệ 11 nói riêng là hợp lí và khoa học nhất. Bởi vỡ: Phiếu học tập là một trong những cụng cụ cho phép cá nhân hoạt động học tập, tiết kiệm thời gian trong việc tổ chức các hoạt động học tập. Đồng thời là công cụ hữu hiệu trong việc thu thập và xử lí thông tin ngược. Phiếu học tập gồm những tờ giấy rời, in sẵn những công việc độc Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Thuận- Trường THPT Ân Thi 7 Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong giảng dạy chương I: Vẽ kĩ thuật cơ sở Môn Công nghệ 11 Ví dụ: Khi dạy bài 5. Hình chiếu trục đo, tôi đã sử dụng phiếu học tập để củng cố kiến thức sau khi học xong bài. - Mỗi học sinh làm một phiếu. - Thời gian 8 phỳt. - Giáo viên thu phiếu học tập để theo dừi học sinh, nhận xét kịp thời để học sinh rút kinh nghiệm. - Giáo viên đưa ra đáp án đúng để học sinh tự chấm kết quả. PHIẾU HỌC TẬP HèNH CHIẾU TRỤC ĐO Họ và tờn học sinh:. Lớp:. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện các nội dung sau: 1. Hỡnh chiếu trục đo là hỡnh biểu diễn ba chiều của vật thể được xây dựng bằng phép chiếu . 2. Các trục O’X’, O’Y’, O’Z’ được gọi là 3. Góc giữa các trục đo: X'O'Z', Y'O'Z', X'O'Z' gọi là. 4. Hệ số biến dạng theo trục O’X’ là 5. Hệ số biến dạng theo trục O’Y’ là 6. Hệ số biến dạng theo trục O’Z’ là 7. Hỡnh chiếu trục đo vuông góc đều có các góc trục đo bằng nhau và bằng.. 8. Hỡnh chiếu trục đo vuông góc đều cú hệ số biến dạng là ... 9. Hỡnh chiếu trục đo xiên góc cân có các góc trục đo là ... 8. Hỡnh chiếu trục đo xiên góc cân có hệ số biến dạng là .. phẳng song 10. Trong hỡnh chiếu trục đo vuông góc đều, những hỡnh trũn nằm trong cỏc mặt song với các mặt phẳng toạ độ biến dạng thành hỡnh . Dạng 3. PHIẾU HỌC TẬP CÓ CÁC BÀI TẬP DẠNG TRẮC NGHIỆM GHÉP ĐÔI. Ví dụ: Khi dạy bài 1. Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật, tôi đã sử dụng phiếu học tập sau khi học xong bài để củng cố kiến thức. - Thời gian hoàn thành 5 phỳt. - Mỗi học sinh một phiếu. Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Thuận- Trường THPT Ân Thi 9 Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong giảng dạy chương I: Vẽ kĩ thuật cơ sở Môn Công nghệ 11 A B 1 Đường kích thước a Được vẽ bằng nét liền mảnh, thường kẻ vuông góc và vượt quá với đường kích thước khoảng 2 4 mm. 2 Đường gióng kích thước b Chỉ trị số kích thước thực, không phụ thuộc vào tỉ lệ bản vẽ. 3 Chữ số kích thước c Được vẽ bằng nét liền mảnh, song song với phần tử được ghi kích thước, đầu mút có vẽ mũi tên. 5. Dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ. - Bản chất của học tập theo nhóm là lớp học được chia thành nhóm nhỏ; trao đổi, thảo luận những vấn đề đặt ra sau đó cử đại diện trình bày trước lớp để cả lớp thảo luận. - Các nhóm được phân chia một cách ngẫu nhiên hoặc có chủ ý, ổn định trong cả tiết học hay thay đổi trong từng phần của tiết học. - Các nhóm có thể được giao cùng một nhiệm vụ hoặc những nhiệm vụ khác nhau. - Mỗi thành viên trong nhóm được phân công hoàn thành một phần việc. Mọi người phải làm việc tích cực không ỷ lại vào một vài người có hiểu biết rộng và năng động hơn. - Kết quả làm việc của mỗi nhóm đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. - Đây là phương pháp dạy học giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề đã nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Ví dụ 1: Khi dạy bài 4. Mặt cắt và hình cắt, tôi đã chia học sinh làm 2 nhóm để tìm hiểu mục II. Mặt cắt và mục III. Hình cắt. Ví dụ 2: Khi dạy bài 1. Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật, tôi đã chia học sinh làm 3 nhóm để tìm hiểu mục I. Khổ giấy, mục II. Tỉ lệ và mục III. Nét vẽ. Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Thuận- Trường THPT Ân Thi 11 Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong giảng dạy chương I: Vẽ kĩ thuật cơ sở Môn Công nghệ 11 giản, tôi đã thiết kế vẽ các đề bài trên phần mềm powpoint để học sinh dễ quan sát, đặc biệt là kích thước của vật thể. Ví dụ 3: Khi dạy bài 4. Mặt cắt và hình cắt, tôi đã thiết kế bài giảng trên phần mềm powpoint, kết hợp với vật thật, giúp học sinh nắm bài nhanh hơn, giáo viên đỡ vất vả hơn. Ví dụ 4: Khi dạy bài 5. Hình chiếu trục đo, tôi đã thiết kế bài giảng trên phần mềm powpoint, để dạy phần phương pháp xây dựng hình chiếu trục đo, và mô tả được hình chiếu trục đo vuông góc đều của cái ke góc, hình chiếu trục đo xiên góc cân của tấm đệm, giúp học sinh nắm bài nhanh hơn, giáo viên đỡ vất vả hơn. Ví dụ 5: Khi dạy bài 7. Hình chiếu phối cảnh, tôi cũng đã thiết kế bài giảng trên phần mềm powpoint để dạy, giúp học sinh nắm bài nhanh hơn, nhất là phần hệ thống xây dựng hình chiếu phối cảnh 2. Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học. - Kiến thức chương I. Vẽ kĩ thuật cơ sở đòi hỏi học sinh phải tư duy cao, nắm chắc kiến thức hình học và phải dựa vào tranh vẽ mới có thể giảng dạy được, trong khi đó tranh vẽ của Bộ giáo dục lại không có phần này, hơn nữa không phải giờ lên lớp nào cũng sử dụng công nghệ thông tin để giảng dạy được. Vì vậy, trong tất cả các bài giảng chương Vẽ kĩ thuật cơ sở tôi đều vẽ tất cả các hình trong sách giáo khoa lên giấy khổ A 1 để làm giáo cụ trực quan. Hơn thế nữa, khi dạy dạy bài 2. Hình chiếu vuông góc và bài 3. Thực hành: Vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản hay bài 4. Mặt cắt và hình cắt tôi còn cắt xốp thành các mô hình vật thể, giúp học sinh dễ hình dung hơn và bài học đạt hiệu quả cao hơn. Riêng đối với bài 2. Hình chiếu vuông góc, tôi còn sử dụng bìa cứng làm hệ thống 3 mặt phẳng vuông góc để dạy học sinh xoay các mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh một cách cụ thể hơn. Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Thuận- Trường THPT Ân Thi 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich_cuc_hoc_tap_cua_hoc.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong giảng dạy chương I Vẽ kĩ thu.pdf