Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho học sinh qua dạy học dự án phần Hóa học vô cơ lớp 11 THPT

pdf 61 trang sk11 16/04/2024 2801
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho học sinh qua dạy học dự án phần Hóa học vô cơ lớp 11 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho học sinh qua dạy học dự án phần Hóa học vô cơ lớp 11 THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho học sinh qua dạy học dự án phần Hóa học vô cơ lớp 11 THPT
 Đề tài: 
 “ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
SÁNG TẠO CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC DỰ ÁN 
 PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 11 – THPT” 
 (Môn Hóa học) 
 Phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho học sinh qua dạy học dự án 
 phần Hóa học vô cơ lớp 11 – THPT 
 DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT 
 GV Giáo viên 
 HS Học sinh 
 CNTT Công nghệ thông tin 
 THPT Trung học phổ thông 
 PPDH Phương pháp dạy học 
 GDPT Giáo dục phổ thông 
 DHDA Dạy học dự án 
 PPDHDA Phương pháp dạy học dự án 
 NL Năng lực 
 NLGQVĐ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 
 GQVĐ Giải quyết vấn đề 
 NCKH Nghiên cứu khoa học 
 NTHH Nguyên tố hóa học 
 SGK Sách giáo khoa 
 TNSP Thực nghiệm sư phạm 
 TN Thực nghiệm 
 PPCT Phân phối chương trình 
 Phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho học sinh qua dạy học dự án 
 phần Hóa học vô cơ lớp 11 – THPT 
3.2. Vận dụng dạy học dự án trong dạy học phần Hóa học vô cơ lớp 11 THPT
 ................................................................................................................................. 18 
 3.2.1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung bài học để dạy học dự án .................... 18 
 3.2.2. Quy trình tổ chức thực hiện các dự án môn Hóa học lớp 11 THPT ... 18 
 3.2.3. Những nội dung có thể tiến hành DHDA trong môn Hóa lớp 11 
 THPT. ................................................................................................................. 19 
 3.2.4.1. Dự án 1: Phân bón hóa học – Bạn của nhà nông .............................. 20 
 3.2.4.2. Dự án 2: Cacbon – Nguyên tố gắn liền với sự sống........................... 34 
4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................................... 47 
4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ................................................................... 47 
4.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm .................................................................... 47 
4.3. Đối tượng thực nghiệm .................................................................................. 47 
4.4. Tiến hành thực nghiệm .................................................................................. 47 
4.5. Kết quả thực nghiệm ...................................................................................... 48 
PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...................................................................... 50 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
 2 Phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho học sinh qua dạy học dự án 
 phần Hóa học vô cơ lớp 11 – THPT 
dạy học dự án nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học lớp 11, 
đặc biệt ở trường THPT Hoàng Mai 2 nói riêng và chất lượng dạy học Hóa học ở 
trường phổ thông nói chung. 
 2. Mục đích nghiên cứu 
 Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án để giảng dạy các chủ đề Hóa học 
vô cơ trong chương trình Hóa học 11 THPT nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hóa 
học và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 11 trường THPT. 
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài: 
 + Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa hóa học lớp 11 THPT hiện hành, 
nghiên cứu chương trình GDPT mới (ban hành ngày 26/12/2018). 
 + Tìm hiểu về các năng lực chung và chuyên biệt trong dạy học môn Hóa học. 
 - Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng dạy học dự án và khả năng phát triển 
năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho HS ở trường THPT hiện nay. 
 - Nghiên cứu và xây dựng các dự án học tập phần Hóa học vô cơ lớp 11 
THPT. 
 - Thiết kế giáo án thực nghiệm giảng dạy kiểm chứng tính khả thi của đề tài. 
 - Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm để kiểm tra, đánh giá tính khả thi và 
tính hiệu quả của các dự án học tập đã xây dựng. 
 4. Phương pháp nghiên cứu 
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận của phương pháp dạy học dự án trong nhà trường. 
 - Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo, có liên quan. 
 - Khảo sát thực trạng ở trường phổ thông, các phương pháp hỗ trợ, thăm dò ý 
kiến giáo viên, 
 - Thực nghiệm sư phạm. 
 - Phương pháp thống kê toán học, xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm. 
 5. Kế hoạch nghiên cứu 
STT Thời Nội dung công việc Sản phẩm 
 Phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho học sinh qua dạy học dự án 
 phần Hóa học vô cơ lớp 11 – THPT 
 PHẦN NỘI DUNG 
 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
 1.1. Năng lực và năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo 
 1.1.1. Năng lực 
 Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất 
định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân 
khác như động cơ, thái độ, hứng thú, niềm tin, ý chí,... 
 Năng lực của cá nhân được hình thành qua hoạt động và được đánh giá qua 
phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của 
cuộc sống. 
 Theo CTGDPT mới, giáo dục cần hình thành và phát triển cho HS 5 phẩm 
chất và 10 năng lực. 
 Năng lực có thể chia thành hai loại: 
 + Năng lực chung: là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi làm nền 
tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. 
Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên sự di truyền của con 
 Phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho học sinh qua dạy học dự án 
 phần Hóa học vô cơ lớp 11 – THPT 
 Những chủ đề dạy học Hoá vô cơ có nội dung gắn với thực tiễn thường tạo 
cho giáo viên (GV) nhiều cơ hội để khai thác phát triển NLGQVĐ&ST cho HS vì 
qua những chủ đề này, HS không chỉ có điều kiện vận dụng các kiến thức Hoá học 
một cách linh hoạt mà còn vận dụng cả kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân vào 
việc GQVĐ và qua đó thể hiện những nét sáng tạo riêng của mỗi cá nhân. 
 Bảng 1. Cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo [1] 
 1.2. Phương pháp dạy học dự án 
 1.2.1. Khái niệm 
 Dạy học theo dự án tạo điều kiện cho HS tự quyết trong tất cả các giai đoạn 
học tập, giúp HS tạo ra được một hay nhiều sản phẩm hoạt động nhất định. Vì vậy, 
dạy học theo dự án được coi là PPDH mà ở đó GV và HS cùng nhau giải quyết các 
vấn đề cả về mặt lý thuyết lẫn về mặt thực tiễn. Trong PPDH này, HS được cung 
cấp các điều kiện (tài liệu, hoá chất, phần mềm, dụng cụ nghiên cứu, ...) đảm bảo 
và các chỉ dẫn, hướng dẫn để áp dụng trong các tình huống cụ thể, qua đó HS tích 
lũy được kiến thức và có khả năng giải quyết vấn đề. 
 Phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho học sinh qua dạy học dự án 
 phần Hóa học vô cơ lớp 11 – THPT 
 - DHDA rèn luyện cho HS nhiều kĩ năng khác như tổ chức kiến thức, kĩ năng 
sống, kĩ năng làm việc nhóm, giao tiếp,  
 - DHDA cho phép HS làm việc một cách độc lập để hình thành kiến thức và 
cho ra những kết quả thực tế. 
 - DHDA giúp HS nâng cao kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình 
học tập và tạo ra sản phẩm. 
 Thường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của dự án, người học không chỉ 
cần hiểu biết kiến thức Hóa học, mà người học còn phải biểu biết một số kiến thức 
cả các ngành khoa học có liên quan (Toán học, Vật lý học, Sinh học) và một số 
kỹ năng cần thiết (kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng viết báo cáo khoa 
học, kỹ năng xử lý số liệu bằng bảng thống kê, bằng biểu đồ và đồ thị, kỹ năng sử 
dụng thiết bị hiện đại). Chính vì vậy, dạy học theo dự án tạo cơ hội cho người 
học tự đánh giá mình, tự khẳng định mình thông qua việc thực hiện dự án. 
 1.2.3. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp 
 * Những ưu điểm của dạy học theo dự án 
 DHDA là PPDH hiện đại, có nhiều ưu điểm nổi trội: 
 - DHDA gắn lý thuyết với thực hành, tư duy với hành động, nhà trường với 
xã hội, từ đó làm cho nội dung học tập trở nên có ý nghĩa hơn. 
 - DHDA phát huy được tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người 
học 
 - DHDA tạo ra môi trường thuận lợi cho người học rèn luyện và phát triển. 
 - DHDA giúp người học phát triển khả năng giao tiếp, năng lực đánh giá, vận 
dụng kiến thức 
 - DHDA giúp HS rèn luyện năng lực cộng tác làm việc, năng lực giải quyết 
những vấn đề phức hợp. 
 * Những hạn chế của dạy học theo dự án 
 Bên cạnh các ưu điểm đã nêu ở trên, DHDA cũng có những hạn chế cần khắc 
phục như sau: 
 - DHDA không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lí thuyết mang tính trừu 
tượng, hệ thống, cũng như rèn luyện hệ thống kĩ năng cơ bản. 
 - DHDA phải đòi hỏi nhiều thời gian. Vì vậy, DHDA không thay thế cho các 
PPDH khác mà là hình thức bổ sung cần thiết cho PPDH truyền thống. 
 - DHDA đòi hỏi phương tiện, cơ sở vật chất và tài chính phù hợp. 
 Phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho học sinh qua dạy học dự án 
 phần Hóa học vô cơ lớp 11 – THPT 
 Bước 2: Lập kế hoạch dự án 
 - GV hướng dẫn HS xác định mục đích, nhiệm vụ, cách tiến hành, kế hoạch 
thực hiện dự án; xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, 
kinh phí 
 - Xác định mục tiêu học tập cụ thể bằng cách dựa vào chuẩn kiến thức và kĩ 
năng của bài học/chương trình, những kĩ năng tư duy bậc cao cần đạt được. Đặc 
biệt, đưa ra được bộ câu hỏi dẫn dắt gồm: câu hỏi khái quát, câu hỏi nội dung, câu 
hỏi bài học. 
 - Việc lập kế hoạch cho một dự án là công việc hết sức quan trọng vì nó mang 
tính định hướng hành động cho cả quá trình thực hiện, thu thập kết quả và đánh giá 
dự án. 
 Bước 3: Thực hiện dự án 
 - Các nhóm phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên 
 - Các thành viên trong nhóm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Khi thực hiện dự 
án, các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực hành, thực tiễn xen kẽ và chúng tác 
động qua lại lẫn nhau, kết quả là tạo ra sản phẩm của dự án. 
 - Học sinh thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau rồi tổng hợp, phân tích 
và tích lũy kiến thức thu được qua quá trình làm việc. Như vậy, các kiến thức mà 
người học tích lũy sẽ được thực nghiệm qua thực tiễn. 
 Bước 4: Thu thập kết quả, báo cáo sản phẩm 
 - Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng ấn phẩm (bản tin, báo 
cáo, áp phích, thu hoạch, ) và có thể trình bày trên PowerPoint hoặc thiết kế 
thành trang Web,  
 - Các học sinh cần được tạo điều kiện để trình bày kết quả cùng với kiến thức 
mới mà họ đã tích lũy được thông qua dự án (theo nhóm hoặc cá nhân). 
 - Sản phẩm của dự án có thể được trình bày giữa các nhóm người học, giới 
thiệu trong lớp, trong trường hoặc ngoài xã hội như: báo cáo, thiết kế xây dựng, bài 
tiểu luận, bản thiết kế, trình bày nghệ thuật, ấn phẩm, bài trình diễn đa phương 
tiện,  
 Bước 5: Đánh giá dự án, rút kinh nghiệm 
 - Giáo viên và HS đánh giá quá trình thực hiện dự án, kết quả của dự án dựa 
trên những sản phẩm thu được, đánh giá đồng đẳng để đưa ra điểm đánh giá đồng 
đẳng, sau đó tính điểm cho từng thành viên. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_giai_quyet_van_de.pdf