Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực hợp tác nhóm thông qua việc tổ chức các trò chơi trong các tiết dạy chương “Dòng điện không đổi” Vật lí lớp 11 – THPT

pdf 76 trang sk11 22/05/2024 1200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực hợp tác nhóm thông qua việc tổ chức các trò chơi trong các tiết dạy chương “Dòng điện không đổi” Vật lí lớp 11 – THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực hợp tác nhóm thông qua việc tổ chức các trò chơi trong các tiết dạy chương “Dòng điện không đổi” Vật lí lớp 11 – THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực hợp tác nhóm thông qua việc tổ chức các trò chơi trong các tiết dạy chương “Dòng điện không đổi” Vật lí lớp 11 – THPT
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI 2 
 Đề tài: 
Phát triển năng lực hợp tác nhóm thông qua việc tổ chức các trò chơi 
 trong các tiết dạy chương “DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” 
 Vật lí lớp 11 – THPT 
 (Môn: Vật lí) 
 Họ và tên : Hồ Thị Đức 
 Tổ : Khoa học tự nhiên 
 Năm học : 2020 – 2021 
 Điện thoại : 0975149868 
 MỤC LỤC 
PHẦN MỞ ĐẦU  1 
1. Lí do chọn đề tài .. 1 
2. Mục đích nghiên cứu  2 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 
4. Phương pháp nghiên cứu .. 2 
5. Kế hoạch nghiên cứu. 2 
6. Đóng góp của đề tài... 3 
PHẦN NỘI DUNG ..4 
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ... 4 
1.1. Năng lực và sự phát triển năng lực HS . 4 
1.1.1. Năng lực . 4 
1.1.2. Sự phát triển năng lực HS ... 5 
1.2. Năng lực hợp tác nhóm . 5 
1.3. Dạy học chủ đề .. 5 
1.4. Trò chơi trong dạy học .. 6 
1.4.1. Trò chơi học tập . 6 
1.4.2. Ý nghĩa của trò chơi trong dạy học  6 
1.4.3. Cấu trúc chung của trò chơi dạy học . 6 
1.5. Dạy học phát triển năng lực hợp tác nhóm bằng tổ chức các trò chơi .. 7 
1.5.1. Nội dung dạy học phát triển năng lực hợp tác nhóm bằng tổ chức các trò 
chơi 7 
1.5.2. Lựa chọn nhóm trò chơi cho dạy học phát triển năng lực hợp tác nhóm ... 7 
1.5.3. Các bước dạy học phát triển năng lực hợp tác nhóm bằng tổ chức các trò 
chơi .. 7 
1.5.4. Tác dụng của việc tổ chức trò chơi dạy học để phát triển năng lực hợp tác 
nhóm của HS trong dạy học môn Vật lí .. 8 
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN .. 9 
2.1. Thực trạng sử dụng trò chơi trong dạy học ở trường THPT . 9 
2.2. Thực trạng phát triển năng lực hợp tác nhóm cho HS trường THPT... 10 
2.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng đề tài .....11 
3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ....12 
11 - THPT” với mong muốn giúp việc dạy và học môn Vật lí ở trường THPT 
Hoàng Mai 2 nói riêng, các trường THPT nói chung đạt hiệu quả cao hơn. 
 2. Mục đích nghiên cứu 
 Thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức các trò chơi 
nhằm tổ chức các trò chơi dạy học phát triển năng lực hợp tác nhóm của HS trong 
dạy học các tiết chương “DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” Vật lí lớp 11 – THPT để 
góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Vật lí cho học sinh THPT. 
 Nhằm đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Giúp cho GV 
có kĩ năng tốt nhất trong việc tổ chức các hoạt động trò chơi học tập để dạy HS 
trong môn Vật lí ở trường THPT cho phù hợp với nội dung. 
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 
 - Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài: Nghiên cứu chương trình, sách giáo 
khoa Vật lí 11 THPT hiện hành, nghiên cứu chương trình GDPT mới và nghiên 
cứu các tài liệu về tổ chức trò chơi dạy học phát triển năng lực. 
 - Nghiên cứu thực trạng sử dụng trò chơi trong dạy học ở trường THPT và 
thực trạng phát triển năng lực hợp tác nhóm cho HS trường THPT. 
 - Nghiên cứu nội dung các tiết chương “DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” Vật lí 
lớp 11 – THPT. Lựa chọn và sử dụng trò chơi dạy học trong các tiết chương 
“DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” Vật lí lớp 11 – THPT vào tiết dạy. 
 - Xây dựng hệ thống, tiến trình tổ chức các trò chơi dạy học theo nhóm trong 
dạy học chương “DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” Vật lí lớp 11 – THPT. 
 - Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm để kiểm tra, đánh giá tính khả thi và 
tính hiệu quả của các trò chơi dạy học đã xây dựng. 
 4. Phương pháp nghiên cứu 
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận của phương pháp dạy học sử dụng hình thức trò 
chơi trong nhà trường. 
 - Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo,...có liên quan. 
 - Khảo sát thực trạng ở trường phổ thông, các phương pháp hỗ trợ, thăm dò ý 
kiến giáo viên,... 
 - Thực nghiệm sư phạm. 
 - Phương pháp thống kê toán học, xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm. 
 5. Kế hoạch nghiên cứu 
 Thời 
 STT Nội dung công việc Sản phẩm 
 gian 
 1 Tháng - Tìm hiểu thực trạng và chọn - Bản đề cương chi tiết của 
 2 
 PHẦN NỘI DUNG 
 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
 1.1. Năng lực và sự phát triển năng lực HS 
 1.1.1. Năng lực 
 Năng lực (NL) là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối 
cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính 
cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí NL của cá nhân được đánh giá qua 
phương thức và khả năng hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của 
cuộc sống. 
 Theo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018, “năng lực” được 
định nghĩa “là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và 
quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, 
kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện 
thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều 
kiện cụ thể”. Và theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới này, giáo dục cần hình 
thành và phát triển cho HS 5 phẩm chất và 10 năng lực. 
 4 
chính mang tính định hướng vận động của đối tượng và mối liên hệ đa chiều của 
nó với các đối tượng khác trong tự nhiên. Có thể nói, dạy học theo chủ đề có bản 
chất dạy học tích hợp, đưa nhận thức con người gắ n với hiện thực khách quan. 
Trong dạy học, chủ đề là một đơn vị kiến thức tương đối trọn vẹn và khi kết thúc 
một chủ đề, HS có được kiến thức và kĩ năng giải quyết được các vấn đề thực tiễn 
liên quan hoặc giải quyết được các vấn đề trong bối cảnh mới”. Như vậy, mặc dù 
có các quan niệm khác nhau về “chủ đề”, nhưng những quan niệm này đều có điểm 
chung thống nhất là: bản thân chủ đề chứa đựng những tri thức lí luận và thực tiễn 
mang tính hệ thống, tích hợp, tức là mỗi chủ đề đều tồn tại như một hệ thống logic 
các đơn vị nội dung. Mỗi đơn vị nội dung đó có thể lại là một chủ đề nhỏ (tiểu chủ 
đề). Trong mỗi hệ thống (chủ đề), có một vài chủ đề có ý nghĩa trung tâm (chủ đề 
lớn) và những chủ đề có ý nghĩa bộ phận góp phần bổ sung, làm nổi bật chủ đề 
chính (chủ đề nhỏ) và mỗi chủ đề có ý nghĩa và giá trị khác nhau. 
 Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu: Dạy học theo chủ đề là quá 
trình tổ chức cho HS khám phá vấn đề học tập để lĩnh hội và vận dụng kĩ năng, 
kiến thức vào giải quyết tình huống nhận thức hay thực tiễn. Dạy học theo chủ đề 
là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại, ở đó GV không dạy 
học chỉ bằng tổ chức HS tiếp thu những kiến thức rời rạc mà chủ yếu là hướng dẫn 
họ tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức, kĩ năng ở phạm vi rộng vào giải 
quyết các nhiệm vụ thực tiễn. 
 1.4. Trò chơi trong dạy học 
 1.4.1. Trò chơi học tập 
 Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc 
tổ chức hoạt động cho HS. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS được hoạt động bằng 
cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài 
học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là 
phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá. 
 1.4.2. Ý nghĩa của trò chơi trong dạy học 
 Học trong quá trình vui chơi, là quá trình lĩnh hội tri thức một cách nhẹ 
nhàng, tự nhiên không gò bó phù hợp với đặc điểm tâm lí sinh học ở HS. Học tập 
bằng trò chơi sẽ khơi dậy hứng thú tự nguyện, làm giảm thiểu sự căng thẳng thần 
kinh ở các em. Trong lúc chơi tinh thần của HS thường rất thoải mái nên khả 
năng tiếp thu kiến thức trong lúc chơi sẽ tốt hơn, hoặc sau khi chơi cũng sẽ tốt 
hơn. Trò chơi dạy học giúp xua đi nỗi lo âu nặng nề của việc học cho HS, giúp 
gắn kết tình cảm giữa HS với HS và giữa HS với GV. 
 1.4.3. Cấu trúc chung của trò chơi dạy học 
 Trò chơi dạy học có mọi đặc điểm của trò chơi thông thường, nhưng về cấu 
trúc nó kết hợp các yếu tố chơi và các yếu tố sư phạm trong một tổ hợp hoạt động 
và quan hệ hiện thực. Đó là cấu trúc phức tạp, gồm những thành tố sau: 
 6 
 - GV bố trí chỗ ngồi hợp lí cho các đội chơi sao cho đảm bảo đủ vị trí, trao 
đổi trực diện, đồng thời việc di chuyển phải thuận tiện, không làm mất thời gian 
hoạt động của nhóm hay mất trật tự lớp học. 
 Bước 2: GV phổ biến luật chơi và hướng dẫn HS cách thức hoạt động nhóm. 
 - Mỗi trò chơi có cách thức tổ chức khác nhau, có luật chơi khác nhau. Việc 
tổ chức và điều khiển hoạt động của các nhóm như thế nào tùy thuộc vào sự sáng 
tạo của GV. 
 - GV cần cử thư kí cho mỗi nhóm để ghi và tổng kết điểm. 
 Bước 3: HS tham gia vào trò chơi học tập. 
 - Nội dung học tập là các câu hỏi, bài tập liên quan đến các vấn đề cần ôn tập. 
 - Các nhóm HS cùng nhau thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ theo luật chơi đã 
đề ra. 
 Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động nhóm. 
 - Kết quả hoạt động của nhóm được đánh giá bằng kết quả thi đua giữa các 
đội chơi, cuộc so tài nhỏ giữa các thành viên cùng số ở các nhóm. 
 - Sau khi kết thúc trò chơi, GV cần nhận xét, rút kinh nghiệm và chọn 2 đội 
có số điểm cao nhất để khen thưởng trước lớp nhằm khuyến khích HS học tập tốt 
hơn. 
 1.5.4. Tác dụng của việc tổ chức trò chơi dạy học để phát triển năng lực 
hợp tác nhóm của HS trong dạy học môn Vật lí 
 Trong quá trình dạy học môn Vật lí, các trò chơi nếu được sử dụng hợp lý sẽ 
thúc đẩy một cách tự nhiên tính năng động và tính tích cực tham gia học tập của 
HS. 
 Sử dụng trò chơi trong dạy học môn Vật lí sẽ tạo được môi trường, không khí 
học tập vui vẻ và cho chúng ta thấy học tập không khô khan, tẻ nhạt mà cũng khá 
lý thú. Học tập của HS không chỉ là quá trình tiếp thu kiến thức, nó liên quan đến 
thực hành, hợp tác, làm việc tập thể theo tổ nhóm hơn là ganh đua cá nhân. 
 Trò chơi được sử dụng hợp lý sẽ giúp cho HS lĩnh hội tri thức trong tất cả các 
khâu của quá trình dạy học, gây hứng thú học tập đối với môn Vật lí, làm cho 
những kiến thức HS tự chiếm lĩnh ngày càng sâu sắc hơn. Đặc biệt thông qua trò 
chơi HS có thể tự tìm tòi, nghiên cứu, rèn luyện tri thức trong quá trình học tập 
ngoài giờ lên lớp. Nếu nhóm học sinh nào đó quen với không khí trầm, các em có 
thể ít hào hứng, hoặc tỏ ra miễn cưỡng lúc đầu. Nhưng trò chơi bao giờ cũng mang 
bản chất lôi cuốn hấp dẫn với mọi đối tượng, nó khuyến khích mức độ tập trung 
công việc thực sự cũng như kích thích niềm ham mê đối với bài học. 
 Trò chơi có tác dụng hoà đồng sâu rộng và thu hút mức độ tập trung của HS. 
Hơn thế nữa, mối quan tâm và hoạt động của HS thể hiện qua các tiết học có trò 
 8 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_hop_tac_nhom_thong.pdf