Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội cho học sinh thông qua giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 11

docx 58 trang sk11 13/06/2024 1010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội cho học sinh thông qua giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội cho học sinh thông qua giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 11

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội cho học sinh thông qua giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 11
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài:
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU VÀ THAM GIA CÁC 
 HOẠT ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI CHO HỌC SINH 
 THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN GDCD LỚP 11.
 LĨNH VỰC: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
 Năm học 2021- 2022 MỤC LỤC
 NỘI DUNG Trang
 Phần một: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
 Phần hai: NỘI DUNG 3
1. Lý luận chung về phát triển năng lực; năng lực tìm hiểu và tham gia 3
các hoạt động kinh tế xã hội.
1.1. Lý luận chung về dạy học phát triển năng lực 3
1.1.1. Năng lực 3
1.1.2. Chương trình giáo dục định hướng năng lực 5
1.1.3. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực 6
1.2. Định hướng phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động 7
kinh tế xã hội cho học sinh trong môn GDCD
2. Cơ sở thực tiễn cho dạy học phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia
các hoạt động kinh tế xã hội cho học sinh thông qua giảng dạy môn 7
GDCD 11
2.1. Vai trò của môn GDCD hiện nay 7
2.2. Thực trạng phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh
tế xã hội cho học sinh thông qua giảng dạy môn GDCD 11 tại các trường 7
THPT hiện nay
2.2.1. Khó khăn 7
2.2.2. Thuận lợi 8
3. Kinh nghiệm về dạy học phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các
hoạt động kinh tế xã hội cho học sinh thông qua giảng dạy môn GDCD 10
11
3.1. Nắm vững những yêu cầu, nội dung, chương trình GDCD 11 trong
 10
dạy học phát triển năng lực
3.2. Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để phát triển năng lực tìm
hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội cho học sinh. 10
3.2.1. Phương pháp dự án 11
3.2.2. Phương pháp đóng vai 14
3.2.3. Phương pháp giải quyết vấn đề 15 DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
 GDCD: Giáo dục công dân 
 THPT: Trung học phổ thông 
 GV: Giáo viên
 HS: Học sinh Góp phần tạo hứng thú môn học, khắc sâu kiến thức, phát huy tính tự giác, độc 
lập và sáng tạo của học sinh.
 Hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã 
hội cho học sinh
 3. Tính mới của đề tài
 Đây là đề tài lần đầu tiên được áp dụng thực hiện tại trường THPT Nguyễn Sỹ 
Sách nói riêng và các trường THPT trên địa bàn Huyện Thanh Chương nói chung. Đề 
tài đã khai thác, trang bị cho học sinh những phương pháp, kỹ năng có tính hệ thống 
trong việc tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội . Tên đề tài có thể là 
không mới hoặc đã có những tác giả khai thác nhưng nội dung của đề tài hoàn toàn 
là những kinh nghiệm, những tâm huyết mà bản thân tôi đã đúc kết lại trong quá trình 
giảng dạy của mình và đã được kiểm định qua thực tế. Đề tài đã góp phần nâng cao 
tính hứng thú, hấp dẫn và hiệu quả cho các giờ học. Đồng thời phát huy tối đa khả 
năng tính tích cực, chủ động độc lập sáng tạo, tự giác trong quá trình học tập của học 
sinh.
 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 - Nghiên cứu ở môn Giáo dục công dân 11 - cấp trung học phổ thông
 - Thực nghiệm tại trường THPT Nguyễn Sỹ Sách – Thanh Chương.
 - Thời gian thực hiện: Từ đầu năm học 2021- 2022 đến nay.
 5. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp thử nghiệm.
 - Phương pháp thu thập số liệu: Kiểm tra đánh giá học sinh
 - Phương pháp xử lí số liệu: nhập và xử lí số liệu
 - Nghiên cứu năng lực, kết quả học tập của học sinh các lớp trong sự đối sánh 
với nhau.
 - Báo cáo trước tổ, nhóm, hội đồng khoa học nhà trường nhận được những đóng 
góp, ý kiến của các thành viên.
 - Thông qua kinh nghiệm thực hiện giảng dạy đối với Chương trình đổi mới 
SGK bậc THPT.
 2 - Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất
nước.
 - Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.
 1.1.2. Chương trình giáo dục định hướng năng lực
 Chương trình định hướng nội dung chúng ta muốn học sinh cần biết cái gì? 
Chương trình định hướng năng lực chúng ta muốn học sinh biết và có thể làm được 
những gì?
 Sự khác nhau giữa chương trình định hướng nội dung và chương trình định 
hướng năng lực:
 Chương trình định Chương trình định hướng phát 
 hướng nội dung triển năng lực
 Nội dung giáo Việc lựa chọn nội dung Lựa chọn nội dung nhằm đạt được 
 dục dựa vào các khoa học kết quả đầu ra đã quy định, gắn với 
 chuyên môn, không gắn các tình huống thực tiễn. Chương 
 với các tình huống thực trình chỉ quy định nội dung chính 
 tiễn. Nội dung được quy không quy định chi tiết.
 định chi tiết trong chương 
 trình.
 Mục tiêu giáo Mục tiêu dạy học được Kết quả học tập cần đạt được mô tả 
 dục mô tả không chi tiết và chi tiết và có thể quan sát, đánh giá 
 không nhất thiết phải được; thể hiện mức độ của học sinh 
 quan sát đánh giá được. một cách liên tục.
 Hình thức dạy Chủ yếu dạy học lí thuyết Tổ chức hình thức học tập đa dạng; 
 học trên lớp học chú ý các hoạt động xã hội, ngoại 
 khóa, nghiên cứu khoa học, trải 
 nghiệm sáng tạo, đẩy mạnh ứng 
 dụng công nghệ thông tin và truyền 
 thông trong dạy và học.
 Điều kiện dạy Chủ yếu khai thác điều Sử dụng các điều kiện cơ sở vật chất 
 học kiện dạy học trong phạm trong trường như: phòng máy chiếu, 
 vi nhà trường. thư viện, phòng thí nghiệm...
 Khai thác các điều kiện bên ngoài 
 như: cơ sở văn hóa, di tích lịch sử, 
 internet, cơ sở nghiên cứu...
 4 tình huống trong thực tiễn. Phương pháp dạy học định hướng hoạt động thực hành, 
hình thức học tập đa dạng. Tăng cường dạy học vận dụng giải quyết các vấn đề thực 
tiễn.
 1.2. Định hướng phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động 
kinh tế xã hội cho học sinh thông qua giảng dạy môn gdcd lớp 11.
 Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội:
 + Hiểu được các kiến thức khoa học và một số vấn đề cơ bản về đường lối của 
Đảng, chính sách của Nhà nước về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; 
Hiến pháp, pháp luật, hệ thống chính trị của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt 
Nam; quyền và nghĩa vụ công dân; trách nhiệm của thanh niên với tư cách công dân.
 + Giải thích được một cách đơn giản một số hiện tượng, vấn đề kinh tế, pháp 
luật và đạo đức đang diễn ra ở Việt Nam và thế giới.
 + Vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các hiện 
tượng, vấn đề, tình huống trong thực tiễn cuộc sống; có khả năng tham gia thảo luận, 
tranh luận về một số vấn đề trong đời sống xã hội đương đại liên quan đến đạo đức, 
pháp luật và kinh tế.
 + Có khả năng tham gia một số hoạt động phù hợp với lứa tuổi để thực hiện 
quyền, nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và trong các hoạt 
động kinh tế.
 + Bước đầu đưa ra được quyết định hợp lí và tham gia giải quyết được một số 
vấn đề của cá nhân, gia đình và cộng đồng bằng các hành vi, việc làm phù hợp với 
chuẩn mực đạo đức, pháp luật và lứa tuổi.
 +Tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội, các 
hoạt động phục vụ cộng đồng, các hoạt động tuyên truyền và thực hiện đường lối, chủ 
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp với lứa tuổi do nhà 
trường, địa phương tổ chức.
 Môn Giáo dục công dân là một môn học tích hợp khá nhiều kiến thức của các 
môn học khác. Chính vì thế, giáo viên giảng dạy môn này phải chịu khó mày mò, tìm 
hiểu và tích lũy kiến thức để có được những bài giảng hay và sâu.
 Phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia 
các hoạt động kinh tế xã hội không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh về hoạt động trí 
tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với tình huống cuộc sống, 
đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc 
học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên học sinh theo hướng cộng tác, nhằm 
phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội cho học sinh.
 6 xét rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành để loại bỏ những 
thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp. Nội 
dung của phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh 
cũng yêu cầu giáo viên cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học trong chương trình hiện 
hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo 
viên có cảm giác ngại thay đổi.
 - Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin, truyền thông) phục vụ cho việc 
dạy học trong nhà trường còn nhiều hạn chế nhất là các trường ở nông thôn.
 -Ở một số trường nông thôn, một bộ phận học sinh còn khá nhút nhát nên việc 
định hướng phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội cho 
học sinh còn gặp nhiều khó khăn.
 Mặt khác, môn GDCD vốn là “môn phụ” nên học sinh cũng không mấy mặn mà, 
chính vì thế mà việc hợp tác giữa giáo viên và học sinh gặp rất nhiều khó khăn.
 Qua câu hỏi khảo sát như: Em thấy môn GDCD có quan trọng không? Giáo viên 
đã thu được kết quả như sau:
 Kết quả được tiến hành khảo sát ở 4 lớp 11C1,11C3,11C4,11C8 tại trường 
THPT Nguyễn Sỹ Sách – huyện Thanh Chương.
 Câu trả lời Rất Quan trọng Bình thường Không 
 Lớp quan trọng quan trọng
 11C1 (47 HS) 7 – 14,9 % 10 - 21,3% 30 - 63,8% 0
 11C3 (42 HS) 5 – 11,9 % 12 – 28,6 % 25 – 59,5 % 0
 11C4 (43 HS) 2 – 4,6 % 15 – 34,9 % 26 – 60,5 % 0
 11C8 (40 HS) 0 3 - 7,5 % 32 – 80 % 5 – 12,5 %
 Với số liệu trên, chúng ta có thể thấy rằng, trong mắt người học, môn GDCD vẫn 
là một môn phụ, dường như chưa thật sự được quan tâm. Chính điều này đã gây khó 
khăn cho giáo viên trong công tác đổi mới phương pháp dạy học.
 + Đối với học sinh:
 - Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh là cả một quá trình 
từ tiểu học đến THPT nên giai đoạn đầu này, đặc biệt là thế hệ học sinh hiện tại đang 
quen với lối mòn cũ nên khi đổi mới học sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp.
 - Do xu thế chọn nghành nghề theo thực tế xã hội nước ta hiện nay và việc quy 
định các môn thi trong các kỳ thi tuyển sinh nên đa số các học sinh và phụ huynh kém 
mặn mà với các môn không thi, ít thi.
 2.2.2. Thuận lợi
 + Đối với giáo viên:
 8 suy nghĩ này giúp cho giáo viên có động lực để thực hiện những đổi mới trong quá 
trình dạy học.
 - Mặc dù, dạy học theo định hướng phát triển năng lực đã được vận dụng vào 
giảng dạy bộ môn giáo dục công dân, song hiệu quả đạt được chưa cao. Do đó phần 
lớn học sinh hiện nay có thái độ bình thường, chưa phát huy được tính tích cực trong 
học tập.
 Vì vậy với nội dung đề tài này, bản thân tôi chỉ muốn đưa ra một số kinh 
nghiệm về dạy học phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã 
hội thông qua giảng dạy môn GDCD 11.
 3. Kinh nghiệm về dạy học phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các 
hoạt động kinh tế xã hội cho học sinh thông qua giảng dạy môn gdcd lớp 11.
 3.1. Nắm vững những yêu cầu, nội dung, chương trình GDCD 11 trong dạy 
học phát triển năng lực
 - Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và 
 phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông 
 tin,...).
 - Sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy học và đảm bảo nguyên 
tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của 
giáoviên”.
 - Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình 
thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp...
 - Coi trọng thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
 - Sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học môn học, tích cực vận dụng công nghệ 
thông tin trong dạy học.
 3.2. Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để phát triển năng lực tìm 
hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội cho học sinh.
 Trong những năm qua, nhận thức được việc đổi mới phương pháp dạy học theo 
định hướng phát triển năng lực cho học sinh là vấn đề quan trọng. Đặc biệt môn 
GDCD, với vị trí đặc thù của mình là giữ vai trò chủ chốt trong việc giáo dục cho học 
sinh ý thức, hành vi của người công dân góp phần hình thành và phát triển ở các em 
phẩm chất, năng lực cần thiết của người công dân. Môn GDCD có vai trò quan trọng 
đặc biệt trong trong việc phát triển nhân cách học sinh, góp phần nâng cao nguồn 
nhân lực, đào tạo học sinh thành người lao động mới đáp ứng yêu cầu đòi hỏi quá 
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phương pháp dạy học môn GDCD phải 
theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng
 10

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_tim_hieu_va_tham_g.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội cho học.pdf