Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng cho học sinh từ các thí nghiệm thực tiễn chương Sự điện ly lớp 11 THPT
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng cho học sinh từ các thí nghiệm thực tiễn chương Sự điện ly lớp 11 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng cho học sinh từ các thí nghiệm thực tiễn chương Sự điện ly lớp 11 THPT
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do lựa chọn đề tài Thế kỉ XXI là thế kỉ của nền kinh tế tri thức, thế kỉ mà tri thức và kĩ năng của con người được coi là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội. Nhằm đào tạo được những người lao động mới có khả năng vận dụng linh hoạt các kĩ năng và năng lực vào thực tiễn cuộc sống để giải quyết được những nhiệm vụ đất nước đặt ra. Luật giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của nước ta trong giai đoạn mới, trường phổ thông phải trang bị cho học sinh không chỉ những kiến thức cơ bản mà phải phát triển các năng lực toàn diện cho học sinh. Hóa học là một bộ môn khoa học tự nhiên gắn với thực nghiệm, những tri thức mà nó đem lại rất cần thiết trong đời sống, đồng thời góp phần phát triển năng lực (NL) toàn diện cho người học như: NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễnđồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn của học sinh. Sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học hóa học được coi là một phương pháp để thực hiện nhiệm vụ đó. Việc sử dụng thí nghiệm nói chung và thí nghiệm gắn với tình huống, bối cảnh thực tiễn nói riêng sẽ giúp học sinh nhận thấy được vai trò của hóa học đối với đời sống và sản xuất; từ đó tăng hứng thú, sự yêu thích say mê với hóa học. Do vậy việc tăng cường sử dụng thí nghiệm từ thực tiễn cuộc sống trong dạy học hóa học sẽ góp phần thực hiện nguyên lí giáo dục:“học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn” Tuy nhiên, việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học còn chưa được chú trọng đúng mức; trong sách giáo khoa, tài liệu tham khảo bộ môn Hóa học, trong các đề thi, nội dung các bài tập liên quan thí nghiệm thực tiễn còn ít và chưa phong phú. Vì vậy, HS có thể giải thành thạo các bài tập hóa học định tính, định lượng truyền thống nhưng khi cần vận dụng kiến thức hóa học vào tình huống thực tiễn cụ thể lại lúng túng. Hơn nữa trong chương trình sách giáo khoa mới 2018 đề cao và hướng đến những kiến thức liên quan đến thực tiễn cuộc sống. Từ những lý do trên, với mong muốn góp phần đổi mới phương pháp dạy và học của môn hóa học ở trường THPT, tôi chọn đề tài: “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng cho học sinh từ các thí nghiệm thực tiễn chương sự điện ly lớp 11 THPT” II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI. 1.1. Thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống Là thí nghiệm hóa học có sử dụngdụng cụ và hóa chất trong sinh hoạt hằng ngày của con người và thiết lập được mối liên hệ giữa kiến thức khoa học hóa học với thực tiễn cuộc sống. 1.2. Vai trò của thực hành thí nghiệm 1.2.1. Tính hiệu quả của thực hành thí nghiệm thể hiện các nội dung - Hình thành khái niệm, lí thuyết mới - Nghiên cứu hoặc kiểm chứng tính chất hoá học của chất cụ thể - Ôn tập, củng cố, kiểm tra kiến thức thông qua thí nghiệm hoá học -Rèn luyện kĩ năng thực hành hoá học như: Lấy các chất, cân, đong hoá chất, lắp ráp dụng cụ, hoà tan chất, đun nóng chất, - Thông qua thực hành thực hiện các thí nghiệm kiểm chứng tính chất đã học. 1.2.2. Đặc trưng của phương pháp thực hành thí nghiệm - Học sinh suy nghĩ và làm việc nhiều hơn (phát triển năng lực tư duy). - Học sinh cùng nhau thảo luận theo định hướng của giáo viên (phát triển năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,) - Thông qua thí nghiệm, học sinh chủ động tìm tòi, phát hiện giải quyết nhiệm vụ nhận thức và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức kĩ năng (phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề..). - Dựa vào các tình huống thực tế khi làm thí nghiệm, học sinh dần biết cách xử lí tình huống khi gặp sự cố một cách bình tĩnh nhưng cũng quyết đoán và nhanh chóng. 1.2.3. Vai trò của giáo viên trong thực hành thí nghiệm - Giáo viên lựa chọn các thí nghiệm thực hành phù hợp với đối tượng học sinh, bài học để tổ chức các hoạt động dạy học có hiệu quả. - Giáo viên tổ chức, định hướng cho học sinh sử dụng thí nghiệm thực hành trong quá trình dạy học sẽ từng bước giảm tỉ lệ học sinh yếu kém, nâng cao chất lượng đại trà. - Thí nghiệm thực hành rất phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh. Sử dụng thí nghiệm giúp học sinh có sự hăng say, hứng thú hơn với môn học, các em thích tham gia các hoạt động tìm tòi, khám phá đồng thời giúp học sinh rèn luyện tính cẩn thận cần cù, kiên trì, tiết kiệm, từ đó giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách. 3 1.4. Các bước lựa chọn phương pháp sử dụng thí nghiệm - Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học và nội dung thí nghiệm được sử dụng. Dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu dạy học. Lưu ý mục tiêu dạy học phải được diễn đạt bằng các động từ hành động có thể lượng hóa, đánh giá được mức độ lĩnh hội kiến thức, kĩ năng của học sinh, nghĩa là cần chỉ rõ các kiến thức, kĩ năng học sinh cần lĩnh hội ở các mức độ biết, hiểu, vận dụng,.... Mục tiêu được diễn đạt càng chi tiết, cụ thể sẽ định hướng các hoạt động dạy học. - Bước 2: Xác định được các kiến thức, kĩ năng liên quan mà học sinh đã có. Giáo viên cần xác định ở các lớp trước, các bài trước học sinh đã được học kiến thức cần lĩnh hội chưa (có thể được học rồi nhưng chỉ ở mức độ biết hoặc được giới thiệu) hay đã được học các kiến thức tương tự chưa, cách tiến hành thí nghiệm có tương tự thí nghiệm nào mà học sinh đã biết không, hay đã được học lí thuyết chung nào liên quan đến kiến thức cần lĩnh hội, - Bước 3: Lựa chọn phương pháp sử dụng thí nghiệm phù hợp Trên cơ sở xác định mục tiêu, nội dung thí nghiệm và kiến thức, kĩ năng đã có của học sinh, so với bản chất, nét đặc trưng của mỗi phương pháp sử dụng thí nghiệm ở trên mà giáo viên có sự lựa chọn phù hợp. 1.5. Nội dung thực hành gắn với thực tiễn - Giáo viên có thể khai thác các thí nghiệm học sinh đã từng trải nghiệm trong thực tiễn, từ đó liên hệ với kiến thức đang học. Ví dụ hiện tượng xảy ra khi vắt chanh vào nước rau muống. Tại sao khi bị ong đốt thường bôi vôi? Hiện tượng xảy ra với các ấm nước hoặc phích nước để lâu. Cách khử mùi tanh của cá, nước chảy đá mòn - Ngoài các thí nghiệm học sinh đã từng trải nghiệm, giáo viên có thể giao các thí nghiệm liên quan đến đời sống về nhà cho các nhóm tiến hành để củng cố lí thuyết. Các thí nghiệm này sẽ làm các em thích thú vì do chính tay mình làm, từ đó củng cố thêm niềm say mê khoa học cho các em. - Từ các thí nghiệm thực tiễn trên các em hãy nghiên cứu và áp dụng chúng vào phục vụ cuộc sống hàng ngày. - Ngoài ra các câu lạc bộ Hóa học ở các trường có thể định hướng cho những em học sinh có niềm say mê với bộ môn, để trong thời gian rảnh rỗi các em có thể thảo luận, đề xuất và tiến hành các thí nghiệm các em mong muốn (có thể không nằm trong sách vở) dưới sự giám sát và giúp đỡ của giáo viên. Từ đó hình thành niềm say mê nghiên cứu khoa học cho các em, để cho việc học không còn là thụ động tiếp thu kiến thức từ sách vở, mà là chủ động lĩnh hội, rèn thêm tính tự tin, năng động cho các em. - Học sinh sẽ thấy hứng thú và dễ ghi nhớ bài hơn nếu trong quá trình dạy và học giáo viên luôn có định hướng liên hệ giữa các kiến thức sách giáo khoa với 5 hoặc kiến thức cần tìm quan hệ giữa kiến hiểu với vấn đề thực thức đã học hoặc tiễn. kiến thức cần tìm - Đề xuất được giả hiểu với vấn đề thực thuyết khoa học. tiễn Tìm tòi, khám - Đề xuất được một số Đề xuất được một Đề xuất được phá kiến thức phương án tìm tòi, khám số phương án tìm một phương án liên quan đến phá kiến thức chứng tòi, khám phá kiến tìm tòi, khám thực tiễn minh giả thuyết. thức chứng minh giả phá kiến thức - Lựa chọn phương án tối thuyết. chứng minh giả ưu và thiết kế kế hoạch thuyết. thực hiện nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực địa, làm thí nghiệm...để chứng minh giả thuyết. Thực hiện giải Thực hiện nghiên cứu, Thực hiện nghiên Bước đầu thực quyết vấn đề điều tra, khảo sát thực cứu, điều tra, khảo hiện nghiên thực tiễn và có địa, làm thí nghiệm...để sát thực địa, làm thí cứu, điều tra, thể đề xuất vấn chứng minh giả thuyết. nghiệm...để chứng khảo sát thực đề mới Đề xuất ý tưởng mới về minh giả thuyết. địa, làm thí vấn đề thực tiễn đặt ra nghiệm... để hoặc các vấn đề thực chứng minh tiễn liên quan. giả thuyết. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. 2.1. Về thực trạng dạy và học sử dụng thí nghiệm gắn với thực tiễn cuộc sống Để tìm hiểu tình hình sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học ở trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai tôi đã tiến hành khảo sát 30 giáo viên hóa học và 124 học sinh ở 4 trường THPT trên địa bàn đầu năm học 2020 – 2021. Kết quả thu được như sau: 2.1.1. Khảo sát giáo viên Nội dung khảo sát Kết quả 1. Mức độ sử dụng các hình thức - Thí nghiệm biểu diễn của GV (25) thí nghiệm trong quá trình dạy học - Thí nghiệm biểu diễn của HS (22) hóa học ở trường THPT. - Thí nghiệm thực hành của HS (24) - Thí nghiệm ngoại khóa, ở nhà (9) Kết quả thực nghiệm cho thấy, thí nghiệm biểu diễn của GV và thí nghiệm thực hành của HS được các GV thường xuyên sử dụng. 7 cao nhất trong việc giúp HS khắc sâu kiến thức, nhớ bài lâu và giúp các em tin tưởng vào kiến thức được học. 5. Trong năm học, thông thường, thầy - Dưới 20% (0) (cô) làm được khoảng bao nhiêu % số thí - 20 – 40% (13) nghiệm trong chương trình yêu cầu? - 40–60% (28) - 60 – 80% ( 28) - Trên 80% (21) GV thực hiện khoảng 57.8 % số thí nghiệm trong chương trình. Tỉ lệ thực hiện các thí nghiệm chỉ ở mức độ trung bình. Tỉ lệ này vẫn chưa cao so với yêu cầu đổi mới của chương trình học đi đôi với hành. 6. Những khó khăn thầy (cô) gặp phải - Dụng cụ, hóa chất còn thiếu (20) khi sử dụng thí nghiệm trong quá trình - Trường học không có phòng thí dạy học nghiệm thực hành bộ môn (3) - Không có cán bộ chuyên trách phòng thí nghiệm hóa học (2) - Việc chuẩn bị thí nghiệm mất nhiều thời gian (25) - Không đủ thời gian tiến hành thí nghiệm trong giảng dạy (25) - Có nhiều thí nghiệm độc hại, nguy hiểm (27) - Thiếu tài liệu tham khảo về thí nghiệm (20) - Trong kiểm tra, thi, số câu hỏi, bài tập liên quan đến thí nghiệm còn ít (26) Những khó khăn trên chủ yếu xuất phát từ việc GV phải mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị, dạy nhiều tiết với nhiều khối trong 1 buổi nên GV không thể tiến hành nhiều, đủ theo số thí nghiệm trong chương trình hóa học THPT. 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_van_dung_kien_thuc.pdf