Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực vận dụng kiến thức kỹ năng cho học sinh lớp 11 THPT qua các thí nghiệm thực tiễn trong chủ đề Sự điện ly

pdf 70 trang sk11 16/07/2024 570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực vận dụng kiến thức kỹ năng cho học sinh lớp 11 THPT qua các thí nghiệm thực tiễn trong chủ đề Sự điện ly", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực vận dụng kiến thức kỹ năng cho học sinh lớp 11 THPT qua các thí nghiệm thực tiễn trong chủ đề Sự điện ly

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực vận dụng kiến thức kỹ năng cho học sinh lớp 11 THPT qua các thí nghiệm thực tiễn trong chủ đề Sự điện ly
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 ----- ----- 
“PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC 
 KỸ NĂNG CHO HỌC SINH LỚP 11 THPT 
 QUA CÁC THÍ NGHIỆM THỰC TIỄN 
 TRONG CHỦ ĐỀ SỰ ĐIỆN LY ” 
 LĨNH VỰC: VẬT LÝ – HOÁ HỌC 
 MÔN: HÓA HỌC 
 NĂM HỌC: 2021 - 2022 MỤC LỤC 
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1 
 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................................... 1 
 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................................. 1 
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................................ 1 
 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................................... 2 
 5. Đóng góp mới của đề tài ....................................................................................................... 2 
 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................................ 2 
 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............................................................. 3 
 1.1. Lịch sử nghiên cứu xây dựng các thí nghiệm từ thực tiễn cuộc sống sử dụng trong dạy 
 và học hóa học........................................................................................................................... 3 
 1.1.1. Vai trò, tác dụng của việc sử dụng các thí nghiệm từ thực tiễn cuộc sống ..................... 3 
 1.1.2. Phân loại thí nghiệm từ thực tiễn cuộc sống sử dụng trong dạy và học hóa học ............ 3 
 1.2. Cách sử dụng thí nghiệm ................................................................................................. 4 
 1.3. Thực trạng việc xây dựng các thí nghiệm từ thực tiễn cuộc sống sử dụng trong dạy và 
 học hóa học ở một số trƣờng THPT trên Thành phố Vinh, Nghi Lộc và Thanh Chƣơng ...... 6 
 2. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC KỸ NĂNG ĐÃ HỌC CHO HỌC 
 SINH TỪ CÁC THÍ NGHIỆM THỰC TIỄN CHƢƠNG SỰ ĐIỆN LY LỚP 11 THPT ...... 12 
 2.1. Các thí nghiệm từ thực tiễn cuộc sống trong dạy học hóa học chƣơng điện li lớp 11.. 12 
 2.2. Vận dụng các thí nghiệm từ thực tiễn cuộc sống trong dạy học hóa học chƣơng điện li 
 lớp 11 trong dạy học. .............................................................................................................. 21 
 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .............................................................................................. 40 
 3.1. Mục đích thực nghiệm ..................................................................................................... 40 
 3.2. Đối tƣợng thực nghiệm .................................................................................................... 40 
 3.3. Nội dung thực nghiệm ...................................................................................................... 40 
 3.4. Phƣơng pháp xử lí kết quả thực nghiệm .......................................................................... 40 
 3.5. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................................ 42 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................................51 
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................52 
PHỤ LỤC .............................................................................................................................. 53 
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lí do chọn đề tài 
 Thế kỉ XXI là thế kỉ của nền kinh tế tri thức, thế kỉ mà tri thức và kĩ năng của con 
người được coi là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội. Nhằm đào tạo được những 
người lao động mới có khả năng vận dụng linh hoạt các kĩ năng và năng lực vào thực tiễn 
cuộc sống để giải quyết được những nhiệm vụ đất nước đặt ra. 
 Hóa học là một bộ môn khoa học tự nhiên gắn với thực nghiệm, những tri thức mà 
nó đem lại rất cần thiết trong đời sống, đồng thời góp phần phát triển năng lực toàn diện 
cho người học như: NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề, NL vận dụng kiến thức vào thực 
tiễnđồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn của học sinh. Sử 
dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học hóa học được coi là một phương pháp để thực 
hiện nhiệm vụ đó. Việc sử dụng TN nói chung và TN gắn với tình huống, bối cảnh thực 
tiễn nói riêng sẽ giúp học sinh nhận thấy được vai trò của hóa học đối với đời sống và sản 
xuất; từ đó tăng hứng thú, sự yêu thích say mê với hóa học. Do vậy việc tăng cường sử 
dụng TN từ thực tiễn cuộc sống trong dạy học hóa học sẽ góp phần thực hiện nguyên lí 
GD: “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với 
thực tiễn” 
 Tuy nhiên, việc sử dụng TN trong DHHH còn chưa được chú trọng đúng mức; 
trong sách giáo khoa, tài liệu tham khảo bộ môn Hóa học, trong các đề thi, nội dung các 
bài tập liên quan TN thực tiễn còn ít và chưa phong phú. Vì vậy, HS có thể giải thành 
thạo các bài tập hóa học định tính, định lượng truyền thống nhưng khi cần vận dụng kiến 
thức hóa học vào tình huống thực tiễn cụ thể lại lúng túng. 
 Từ những lý do trên, với mong muốn góp phần đổi mới phương pháp dạy và học 
của môn hóa học ở trường THPT, chúng tôi chọn đề tài: “Phát triển năng lực vận dụng 
kiến thức kỹ năng cho học sinh lớp 11 THPT qua các thí nghiệm thực tiễn trong chủ 
đề Sự điện ly ” 
2. Mục đích nghiên cứu 
 Nghiên cứu xây dựng các TN từ thực tiễn cuộc sống trong dạy học chương sự điện 
ly lớp 11 nhằm giúp học sinh (HS) hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức 
vào thực tiễn, góp phần đổi mới PPDH theo định hướng phát triển NL và nâng cao chất 
lượng dạy học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông (THPT). 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 
 Để đạt được mục đích nghiên cứu trên chúng tôi xác định các nhiệm vụ cần thực 
hiện như sau: 
 - Nghiên cứu tổng quan cơ sở lí luận về các TN từ thực tiễn cuộc sống sử dụng trong 
dạy học hóa học nói chung và chương sự điện ly lớp 11 nói riêng. 
 - Nghiên cứu định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường 
THPT theo định hướng phát triển năng lực. 
 - Điều tra thực trạng sự dụng các TN từ thực tiễn cuộc sống trong dạy học Hóa học 
ở một số trường THPT Thành phố Vinh, Nghi Lộc và Thanh Chương. 
 1 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 
1.1. Lịch sử nghiên cứu xây dựng các TN từ thực tiễn cuộc sống sử dụng trong dạy 
và học hóa học 
 Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, do đó TN có ý nghĩa to lớn và giữ vai trò rất 
quan trọng trong việc thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ dạy học Hóa học ở trường phổ 
thông. Bên cạnh đó, Hóa học có mối liên hệ mật thiết với các ngành khoa học liên quan 
như Vật lí, Sinh học,. . . và thực tiễn đời sống con người. 
1.1.1. Vai trò, tác dụng của việc sử dụng các TN từ thực tiễn cuộc sống 
- TN hóa học giúp HS hiểu bài sâu sắc. Nó giúp HS chuyển từ tư duy cụ thể sang trừu 
tượng và ngược lại. 
- TN giúp nâng cao lòng tin của HS vào khoa học, hình thành thế giới quan duy vật biện 
chứng. 
- TN giúp phát triển tư duy HS, hình thành thế giới quan duy vật biện chứng. 
- TN là phương tiện duy nhất giúp hình thành kĩ năng kĩ xảo thực hành và tư duy, đồng 
thời hình thành những đức tính cần thiết: cẩn thận, khoa học, kỉ luật. 
- TN làm nâng cao hứng thú học tập môn hóa học ở HS. 
1.1.2. Phân loại TN từ thực tiễn cuộc sống sử dụng trong dạy và học hóa học 
 Trong dạy học hóa học ở trường phổ thông, tùy theo hoạt động của GV và HS, người 
ta chia TN thành các dạng chính sau: 
1.1.2.1. TN biểu diễn của GV 
a. Khái niệm 
 TN biểu diễn của GV là do GV tự thực hiện trước HS. 
b. Ƣu điểm 
- Dụng cụ, hóa chất được chuẩn bị chu đáo, vừa đủ, ít tốn kém. 
- Có thể biểu diễn những TN phức tạp, sử dụng những hóa chất độc, gây nổ (nếu cần). 
- Thao tác TN chuẩn, chính xác giúp hình thành những kĩ năng thực hành đầu tiên cho 
HS. 
- Mức độ thành công của TN cao hơn. 
- GV chủ động thời gian: thường những TN do GV thực hiện sẽ nhanh, ít tốn thời gian 
hơn. 
1.2.2.2. TN của HS 
a. Khái niệm 
TN của HS là TN do HS trực tiếp làm trong quá trình học tập. 
b. Các loại TN của HS 
− TN khi HS học bài mới 
− TN khi ôn tập, luyện tập 
− TN trong kiểm tra, đánh giá 
− TN thực hành 
 3 1.2.2. TN của học sinh 
1.2.2.1. TN của học sinh khi học bài mới 
 Khi hướng dẫn HS làm TN trong bài mới, GV có thể dùng phương pháp nghiên cứu 
hoặc phương pháp minh họa. 
* Phƣơng pháp nghiên cứu 
− GV nêu đề tài nghiên cứu, giải thích rõ mục đích, yêu cầu cần đạt được. 
− GV hoặc HS dưới sự hướng dẫn của GV có thể đề ra giả thuyết, phương hướng và kế 
hoạch nghiên cứu, chỉ ra tài liệu cần tham khảo. 
− GV tổ chức cho HS tự lực nghiên cứu đề tài: lựa chọn dụng cụ, hóa chất, lắp ráp dụng 
cụ, thực hiện TN, quan sát, ghi chép. 
− Hệ thống vấn đề, rút ra kết luận từ việc quan sát ghi chép. 
− Vận dụng kiến thức đã thu được. 
* Phƣơng pháp minh họa. 
 Việc tiến hành TN của HS khi học bài mới có thể tiến hành theo phương pháp minh 
họa. Phương pháp này có bản chất như sau: 
− GV trình bày kiến thức mới trong bài học. 
− Những TN cần làm đã được chuẩn bị sẵn dụng cụ, hóa chất. 
− HS theo hướng dẫn của GV sẽ thực hiện TN để minh họa và xác nhận điều GV vừa 
trình bày. 
1.2.2.2. TN của HS khi ôn tập, luyện tập 
− Cách 1: GV mô tả lại cho HS về TN đã làm, đã được quan sát trước đó và những kết 
luận đã rút ra từ TN đó. Tiếp theo, GV trình bày TN mới, hướng dẫn HS quan sát, phân 
tích và rút ra kết luận. 
− Cách 2: Trong lúc hỏi đáp, GV yêu cầu HS nhớ lại về tính chất hóa học, kể lại các TN 
đã được quan sát giúp hoàn thiện kiến thức. Sau đó, GV làm một vài TN thích hợp để HS 
quan sát và khắc sâu những kết luận rút ra được. 
− Cách 3: Lặp lại một số TN biểu diễn một cách không đầy đủ. 
1.2.2.3. TN thực hành của học sinh 
* Những yêu cầu sƣ phạm 
− Chuẩn bị chu đáo 
− Đảm bảo an toàn 
− Phải tiết kiệm hóa chất khi làm TN 
− Đảm bảo trật tự 
− Đảm bảo vệ sinh 
− GV phải theo dõi sát công việc của HS, chú ý tới kĩ thuật TN và trật tự 
* Các hình thức tổ chức thực hành 
- Tổ chức đồng loạt 
 5 
 Hình 1.1. Biểu đồ về mức độ sử dụng các hình thức TN 
 Kết quả thực nghiệm cho thấy, tất cả các GV được khảo sát đều sử dụng các hình 
thức TN. Trong đó, TN biểu diễn của GV và TN thực hành của HS được các GV thường 
xuyên sử dụng. 
b. Mức độ sử dụng các phương pháp TN trong quá trình dạy học hóa học ở trường 
THPT. 
 Hình 1.2. Biểu đồ về mức độ sử dụng các phƣơng pháp TN 
 Kết quả thực nghiệm cho thấy, GV phần nhiều sử dụng TN minh họa, TN so sánh 
và đối chứng được sử dụng với mức độ tương đương. Tuy nhiên, phần lớn GV chưa thực 
sự quan tâm nhiều đến TN nghiên cứu. 
c. Loại phương tiện trực quan thường dùng. 
 Hình 1.3. Biểu đồ về các loại phƣơng tiện trực quan thƣờng dùng 
 7 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_van_dung_kien_thuc.pdf