Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học môn Địa lí lớp 11 THPT

docx 96 trang sk11 27/06/2024 1090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học môn Địa lí lớp 11 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học môn Địa lí lớp 11 THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học môn Địa lí lớp 11 THPT
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 3
 ----------￿ ￿ ￿----------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO 
 HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN
 ĐỊA LÍ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
 MÔN: ĐỊA LÍ
 TG: Trần Thị Liên Thanh
 Tổ: KHOA HỌC XÃ HỘI
 Năm thực hiện: 2019- 2020
 SĐT: 0356008140 Địa lí là một môn học cung cấp cho học sinh nhiều thông tin, kiến thức và kĩ năng 
 gắn liền với thực tế. Nó giúp cho học sinh hoàn thiện thêm những tri thức về địa lí tự nhiên, 
 địa lí kinh tế - xã hội trên thế giới và Việt Nam. Địa lí là môn học gắn liền với thực tiễn 
 cuộc sống, giúp học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã có vào thực tiễn. Và quan trọng hơn 
 nữa là ngày càng có nhiều luồng thông tin khác nhau liên quan đến con người, tự nhiên và 
 kinh tế – xã hội diễn ra khắp mọi nơi trên thế giới. Điều quan trọng là học sinh phải biết 
 phân tích, lựa chọn thông tin phù hợp, đưa ra chính kiến của bản thân và có hành động phù 
 hợp trước một vấn đề mang tính thời sự. Trong phương pháp tư duy thế kỉ XXI, tư duy phản 
 biện là hướng tư duy được đề cao. Lời khuyên của Einstein dành cho nền giáo dục là: “giáo 
 dục không phải là học thuộc những điều hiển nhiên, giáo dục là huấn luyện khả năng tư 
 duy”, “điều quan trọng là đừng bao giờ ngừng đặt câu hỏi” . Với chương trình địa lí khối 
 11, các em sẽ có thêm nhiều cơ hội để hiểu biết về thiên nhiên, về con người và cuộc sống 
 của họ ở nhiều vùng, nhiều quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Chính vì những lí do nói trên 
 nên tôi đã chọn đề tài “phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học môn 
 địa lí lớp 11 THPT” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn.
 2.1 Mục tiêu
 Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn về tư duy phản biện, đề tài tập trung đánh giá vai 
trò của tư duy phản biện đối với học sinh, thực trạng rèn luyện và phát triển tư duy phản biện 
cho học sinh ở các trường phổ thông nói chung và trong môn địa lí nói riêng. Từ đó đưa ra 
các yêu cầu, quy trình, cách thức phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học 
môn địa lí 11 nói riêng và các môn học ở trường trung học phổ thông (THPT) nói chung. 
Đồng thời góp phần tạo ra môi trường học tập thoải mái, phát huy tính tích cực chủ động của 
học sinh trong qua trình lĩnh hội tri thức.
 2.2 Nhiệm vụ
 Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
 - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về tư duy phản biện.
 - Nghiên cứu để tìm ra một số tình huống/nội dung có thể phát triển tư duy phản biện cho 
 học sinh thông qua các bài học địa lí 11 THPT.
 - Đưa ra một số yêu cầu đối với việc phát triển tư duy phản biện học sinh trong dạy học Địa 
 lí 11 THPT.
 - Đưa ra quy trình phát triển tư duy phản biện cho học sinh ở trên lớp.
 - Các cách phát triển tư duy phản biện cho học sinh trong dạy học địa lí 11 THPT
 - Các ví dụ minh họa.
 - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm định tính hiệu quả của đề tài.
 2.3 Giới hạn.
- Về nội dung: Đề tài tập trung vào phân tích để đưa ra các yêu cầu, quy trình, cách thức phát 
triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học môn địa lí lớp 11 trung học phổ thông.
 2 Nghệ An, Hà Tĩnh và một số giảng viên giảng dạy tại các trường đại học sư phạm chuyên 
ngành phương pháp dạy học để thu thập thông tin, đưa ra các định hướng về nội dung 
nghiên cứu đề tài cũng như những vấn đề liên quan đến thực nghiệm sư phạm.
 3.2.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
 Phương pháp thực nghiệm được sử dụng để kiểm nghiệm kết quả của nghiên cứu và lấy 
đó làm cơ sở để kiểm nghiệm lí thuyết trên thực tế.
 Dựa trên cơ sở này, tiến hành tổ chức thực nghiệm các cách phát triển tư duy phản biện 
cho hóc sinh thông qua dạy học mônn địa lí lớp 11 ở một số trường THPT để kiểm chứng 
hiệu quả của đề tài.
 3.2.2.5 Phương pháp toán học thống kê
 Phương pháp này cho phép xử lí, phân tích các kết quả điều tra thực nghiệm thông qua việc 
sử dụng các phép toán thống kê để rút ra những kết luận cần thiết về thực trạng, hiệu quả 
các cách phát triển tư duy phản biện cho học sinh (HS) đã lựa chọn.
4. Các điểm mới và đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm
- Bổ sung, phát triển cơ sở lí luận về việc hình thành và phát triển tư duy phản biện (TDPB) 
cho học sinh (HS) theo định hướng phát triển năng lực và vận dụng có chọn lọc vào trường 
hợp cụ thể của môn Địa lí lớp 11 THPT.
- Đánh giá thực trạng việc hình thành và phát triển TDPB cho HS trong quá trình dạy học 
tại các trường THPT nói chung và trong môn Địa lí THPT nói riêng.
- Đưa ra quy trình hướng dẫn cách hình thành và phát triển TDPB cho HS thông qua việc 
GV tổ chức cho HS các nhiệm vụ học tập tại lớp.
- Một số cách thức hình thành và phát triển TDPB cho HS trong quá trình dạy học môn địa 
lí khối 11 THPT.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định, kết luận tính khả thi của kết quả nghiên 
cứu.
5. Cấu trúc đề tài
 Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm 
3 chương:
 Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về tư duy phản biện.
 Chương 2. Phát triển tư duy phản biện cho học sinh trong dạy học địa lí 11 THPT. 
 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
 4 gồm 3 hình thức: cảm giác, tri giác và biểu tượng. Với tư duy cảm tính, con người chúng ta 
nhanh chóng đưa ra các kết luận về sự vật hiện tượng sau khi cảm nhận chúng bằng các 
giác quan mà không cần suy nghĩ, thậm chí không cần cân nhắc lại xem ý kiến đó đúng hay 
sai.
 Tư duy lí tính hay nhận thức lí tính đây là giai đoạn con người xử lí thông tin của sự 
vật hiện tượng mà chính họ thu nhận được từ nhận thức cảm tính. Là hình thức cơ bản của 
tư duy trừu tượng, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật. Từ đây tìm ra một khái 
niệm, nói lên sự khái quát, đặc điểm, thuộc tính của sự vật, trở thành cơ sở cho luận lý, suy 
luận và phán đoán các hiện tượng, sự vật.
 Tư duy lí tính gồm 3 cấp độ: khái niệm, phán đoán, suy luận.
Có nghĩa là với tư duy lí tính, con người sẽ sẽ sắp xếp, phân loại, tổng hợp... các thông tin 
thu nhận được thành 1 lớp, 1 dãy... (khái niệm). Sau đó, là việc liên kết các khái niệm lại 
với nhau để khẳng định hoặc phủ định một vấn đề nào đó (phán đoán). Và cuối cùng là việc 
tạo ra các phán đoán mới từ các phán đoán cũ theo một trật tự logic nào đó (suy luận).
 Nhờ nhận thức lý tính, con người mới nhận ra những mối liên hệ, bản chất, yếu tính, 
thuộc tính của sự vật.
 Tuy nhận thức cảm tính và lý tính có sự khác biệt nhau, nhưng chúng không tách biệt 
nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Không có nhận thức cảm tính thì không có 
nhận thức lý tính, không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất, yếu tính 
thật sự của sự vật.
1.1.1.3 Tư duy phản biện
 Trước hết, chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn về “phản biện”. Phản biện là đưa ra 
những suy nghĩ, quan điểm và lý lẽ về một vấn đề để chứng minh vấn đề đó đúng hay sai.
 Tư duy phản biện:
 Có nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về tư duy phản biện. Hiện nay vẫn 
chưa có một định nghĩa chung và thống nhất nào về tư duy phản biện.
Tư duy phản biện tiếng Anh là Critical Thinking còn được gọi là tư duy phân tích hay tư 
duy phê phán, là một quá trình tư duy nhằm chất vấn các giả định hay giả thiết. Bạn biết 
cách phải suy nghĩ như thế nào khi đứng trước một điều gì đó.
 Khi nhìn vào một vấn đề, chúng ta đánh giá được nó là sai hay đúng. Nguồn gốc của 
khái niệm tư duy phản biện có thể tìm thấy trong tư tưởng của phương Tây đối với phương 
pháp tư duy theo lối Socrat của người Hy lạp cổ, còn ở phương Đông, là trong kinh Vệ đà 
của nhà Phật.
 Trong phạm vi bộ khung khái niệm triết học của lý thuyết phản biện xã hội, tư duy 
phản biện thường được hiểu là ước muốn kết hợp những quan điểm mới hay những quan 
điểm cũ đã biến cải vào cách tư duy và hành động của chúng ta, cũng như ước muốn thúc 
đẩy khả năng phản biện nơi người khác.
 Còn theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “tư duy phản biện hay là tư duy phân 
tích là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo
 6 riêng của bạn trong khi bạn đang suy nghĩ
 về những ý nghĩ của người khác.
 Mục tiêu Hình thành một quan điểm Áp dụng các tiêu chí trong việc hình thành 
 về những điều bạn đang một kết luận hoặc lượng giá về những điều 
 nghĩ. bạn đang suy nghĩ và cách thức bạn đã suy 
 nghĩ về nó.
1.1.2 Đặc điểm của tư duy phản biện:
 Tư duy phản biện (TDPB) thể hiện ở khả năng nhìn nhận, phân tích, đánh giá vấn đề 
của con người trong cuộc sống, học tập và công việc. Người có TDPB thường có các đặc 
điểm sau:
- Biết lắng nghe ý kiến, quan điểm của người khác.
- Biết tôn trọng ý kiến của mọi người xung quanh.
- Biết học hỏi, thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
- Biết nhìn nhận, phân tích các thông tin, dữ kiện mà bản thân thu thập được.
- Biết đánh giá khách quan về những tình huống mà mình đang gặp phải.
- Đưa ra được nhiều dẫn chứng thuyết phục để chia sẻ kinh nghiệm của cá nhân mình.
- Là những người có tinh thần học hỏi rất cao. Họ tự nảy ra câu hỏi và tự mình đi tìm câu 
trả lời cho những câu hỏi đó. Họ không thích học tập một cách thụ động từ người khác.
 * Người có tư duy phản biện thường có khả năng:
- Hiểu sự gắn kết logic giữa các quan điểm.
- Nhận dạng, phát triển và đánh giá các lập luận.
- Tìm ra những sự không nhất quán và lỗi sai phổ biến trong cách lập luận.
- Giải quyết vấn đề một cách có hệ thống.
- Nhận dạng sự liên quan và tầm quan trọng của các ý tưởng.
- Xem xét mọi vấn đề, mọi thông tin liên quan trước khi đưa ra quyết định. Xem xét cách 
lập luận và sự đúng đắn trong quan điểm, niềm tin của người khác.
 Chúng ta cần hiểu rằng, người có TDPB không chỉ là người có khả năng tích lũy 
thông tin. Người có trí nhớ tốt và biết nhiều kiến thức chưa chắc là người có TDPB tốt. 
Người có TDPB tốt có khả năng suy luận ra những hệ quả từ những gì họ biết và sử dụng 
thông tin để giải quyết vấn đề, đồng thời tìm kiếm những nguồn thông tin liên quan để tăng 
hiểu biết của mình về vấn đề đó. Họ tự đặt câu hỏi và tự mình đi tìm câu trả lời cho những 
câu hỏi đó. Họ không thích học tập một cách thụ động từ người khác
 Chúng ta không được nhầm lẫn giữa TDPB với việc thích tranh cãi hay chỉ trích 
người khác. Mặc dù các kỹ năng tư duy phản biện có thể được sử dụng để vạch trần những 
thiếu sót và sai lầm trong lập luận, nhưng kỹ năng này đóng vai trò quan trọng trong việc 
tạo ra những lập luận đúng đắn và mang tính xây dựng. Tư duy phản biện giúp chúng ta thu
 8 nhân viên an ninh, ký giả, luật sư, v.v người ta dạy một công thức hỏi giản dị–5W1H– 
what, where, when, who, why và how. Chuyện gì xảy ra, ở đâu, lúc nào, xảy ra với ai, tại 
sao xảy ra, xảy ra cách nào.
1.1.3.3 Kĩ năng suy luận
 Là từ những tri thức, những thông tin đã có/ đã biết về sự vật hiện tượng, người ta rút 
ra các phán đoán mới về đặc điểm, tác động của sự vật hiện tượng này lên sự vật hiện tượng 
khác, hoặc rút ra / dự báo sự biến đổi sự vật hiện tượng trong tương lai.
1.1.3.4 Kĩ năng đánh giá
 Là khả năng phán xét giá trị hoặc sử dụng thông tin theo các tiêu chí thích hợp. (Hỗ 
trợ đánh giá bằng lý do/lập luận). Kĩ năng đánh giá đòi hỏi chúng ta không chỉ là đưa ra ý 
kiến của bản thân mình mà còn đòi hỏi chúng ta biết so sánh, suy xét các ý kiến; đánh giá 
giá trị của các ý kiến; phải có khả năng giải thích tại sao sử dụng những lập luận trên để bảo 
vệ quan điểm của mình.
Những động từ sử dụng trong câu hỏi kiểm tra ở mức độ đánh giá là: phê bình, bào 
chữa/thanh minh, tranh luận, bổ trợ cho lý do/lập luận, kết luận, định lượng, xếp loại, đánh 
giá, lựa chọn, ước tính, phán xét, bảo vệ, định giá
1.1.4.5 Kĩ năng giải thích
 Là khả năng làm cho người khác hiểu rõ các thông tin, các đặc điểm của sự vật hiện 
tượng, nhằm năng cao sự hiểu biết của con người về sự vật hiện tượng đó. Để người khác 
hiểu rõ về vấn đề, người giải thích cần đưa ra các khái niệm, hiểu hiện, các đặc điểm của 
vấn đề/tình huống/sự vật hiện tượng; có so sánh với các sự vật hiện tượng khác, chỉ ra sự 
khác biệt, mặt tốt xấu, nguyên nhân, hậu quả, biện pháp khắc phục vấn đề 
1.1.3.6 Kĩ năng tri nhận tổng hợp.
 Là quá trình bản thân tự nhận thức, tự tổng hợp các thông tin, kiến thức liên quan 
đến các đối tượng, đến vấn đề và tự nhận thức về nó chứ không phải do các yếu tố bên 
ngoài chi phối, tác động. Kĩ năng tri nhận tổng hợp đề cao ý thức tự giác, chủ động tìm tòi 
kiến thức, tính ham học hỏi của cá nhân, của chính con người đó để tìm hiểu về các sự vật 
hiện tượng xung quanh mình. Đây là kĩ năng cao nhất của quá trình tư duy. Bởi con người 
tự ý thức, tự xuất hiện nhu cầu, tự tổng hợp thông tin, tự kiểm tra đánh giá thông tin và tự 
khẳng định lại sự hiểu biết/ ý kiến đánh giá của bản thân về đối tượng.
 Khi đạt được cấp độ nhận thức cao nhất này người học có khả năng tạo ra cái mới, xác lập 
thông tin, sự vật mới trên cơ sở những thông tin, sự vật đã có.
 Ngoài việc sở hữu kỹ năng tư duy phản biện mạnh mẽ, người ta phải được chuẩn bị 
để sẵn sàng gắn việc giải quyết những vấn đề ấy với việc sử dụng những kỹ năng này. Tư 
duy phản biện vận dụng không chỉ tri thức về logic mà còn những tiêu chí trí tuệ khác như 
sự rõ ràng, đáng tin cậy, sự xác đáng, sự sâu sắc, tính thiết thực, chiều sâu và tầm rộng, 
cũng như sự quan yếu và tính công bằng.
Như vậy, qua trình Tư duy phản biện đòi hỏi những khả năng sau:
￿ Nhận ra vấn đề, tìm ra được những phương tiện khả thi giải quyết những vấn đề đó.
 10

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_tu_duy_phan_bien_cho_hoc_si.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học môn Địa lí lớp 11 T.pdf