Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp “Adapting” nhiệm vụ - Nhằm tạo động lực cho học sinh trong giờ học kĩ năng đọc hiểu” - Sách thí điểm Tiếng Anh 11

doc 40 trang sk11 04/07/2024 1080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp “Adapting” nhiệm vụ - Nhằm tạo động lực cho học sinh trong giờ học kĩ năng đọc hiểu” - Sách thí điểm Tiếng Anh 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp “Adapting” nhiệm vụ - Nhằm tạo động lực cho học sinh trong giờ học kĩ năng đọc hiểu” - Sách thí điểm Tiếng Anh 11

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp “Adapting” nhiệm vụ - Nhằm tạo động lực cho học sinh trong giờ học kĩ năng đọc hiểu” - Sách thí điểm Tiếng Anh 11
 SKKN: “Phương pháp “Adapting” nhiệm vụ - nhằm tạo động lực cho học sinh trong 
 giờ học kĩ năng đọc hiểu”- Sách thí điểm Tiếng Anh 11.
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ
 ----------
 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 CẤP: Nghành
 Tên sáng kiến
 “Phương pháp “Adapting” nhiệm vụ 
 - nhằm tạo động lực cho học sinh trong giờ học kĩ năng đọc hiểu”- 
 Sách thí điểm Tiếng Anh 11.
 Tác giả sáng kiến: TÔ THỊ CẨM LY
 TỔ: VĂN-TIẾNG ANH
 Điện thoại: 0834179755
 Email: lytocam@gmail.com
 Mã sáng kiến: 12.64.
 Lập Thạch, tháng 2 năm 2020
 0
G/V: Tô Thị Cẩm Ly THPT NGÔ GIA TỰ SKKN: “Phương pháp “Adapting” nhiệm vụ - nhằm tạo động lực cho học sinh trong 
 giờ học kĩ năng đọc hiểu”- Sách thí điểm Tiếng Anh 11.
 3. Trình bày và đánh giá sản phẩm 13
 3.1. Chuẩn bị của g/v và h/s 13
 3.2. Sản phẩm của h/s 17
 3.3. Đánh giá sản phẩm 17
 3.4. Thảo luận 18
 3.5. Một số hình ảnh và sản phẩm đã thực hiện Appendix
 IV. Kết quả đối chứng 18
 1. Kết quả tại lớp có thực hiện SKKN 18
 2. Kết quả tại lớp không thực hiện SKKN 18
 V. Bài học kinh nghiệm 19
 1. Ưu điểm 19
 2. Nhược điểm 19
 C. KẾT LUẬN 19
 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
 2
G/V: Tô Thị Cẩm Ly THPT NGÔ GIA TỰ SKKN: “Phương pháp “Adapting” nhiệm vụ - nhằm tạo động lực cho học sinh trong 
 giờ học kĩ năng đọc hiểu”- Sách thí điểm Tiếng Anh 11.
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. Lý do chọn ý tưởng
 Không biết từ lúc nào, các nhà xuất bản cùng với sự hỗ trợ của các tay viết cừ 
khôi đã xuất bản ra những cuốn sách mang tên “Để học tốt “ cộng với sự hỗ trợ tuyệt 
vời của công nghệ 4.0, ngoài ra còn có “hỗ trợ” từ những cuốn sách “xin” lại từ các 
anh chị khóa trước, những học sinh nhạy bén với thời cuộc nhưng lại lười suy nghĩ đã 
quá quen với việc ứng dụng cac công cụ hỗ trợ này trên lớp, đa số là để chống đối với 
việc phải làm bài tập hoặc phải động não cho những bài học trong sách giáo khoa. Các 
bài tập trong sách giáo khoa, đặc biệt là môn Tiếng Anh, đã có sẵn lời giải chi tiết, vậy 
cần gì phải nghe thầy cô giải thích làm chi, nhất là mấy cái bài đọc môn Tiếng Anh 
cũng đã có lời dịch sang Tiếng Việt rồi, cô hỏi đến chỗ nào trả lời vanh vách chỗ đó, 
chả cần đọc làm gì. Bên cạnh sách “Để học tốt”, học sinh ngày nay cũng biết “thương 
bố mẹ vất vả, nghèo khó” nên tiết kiệm lắm, năm nào cũng một là xin hai là mua lại 
sách cũ của các anh chị lớp trên để dùng. Thay vì phải tra từ điển tìm nghĩa các từ mới, 
các em chỉ cần soi kĩ các ghi chú mà các anh chị đã ghi sẵn cả trong sách rồi thế là ổn, 
cô giáo có hỏi là có câu trả lời ngay thôi.
 22 năm trong nghề dạy học với 2 lần thay đổi sách giáo khoa và chương trình 
dạy học là 22 năm tôi xoay xỏa với cái gọi là “Sáng kiến kinh nghiệm”. Mặc dù trên 
giấy trắng mực đen thì tôi chưa từng được công nhận là đã có đến 22 cái sáng kiến, thế 
nhưng trên thực tế, mỗi bài dạy, mỗi lớp dạy tôi đều phải tự sáng tạo một cách nào đó 
để giải quyết tình trạng học sinh lười động não, lười làm bài tập do hệ lụy của việc học 
sinh không biết cách sử dụng đúng cách cuốn “Để học tốt”. Và trong hàng trăm kiểu 
thiên biến vạn hóa vừa là để vô hiệu hóa việc học sinh dùng sách “Để học tốt” sai mục 
đích, vừa là giúp các em hứng thú hơn với mỗi bài học, mỗi tiết học, đặc biệt là đối với 
kĩ năng đọc hiểu trong sách giáo khoa Tiếng Anh, tôi thường ứng dụng một trong hai 
giải pháp sau:
 1. Trong quá trình chuẩn bị cho tiết học Reading trong với mỗi đơn vị bài học 
trong sách, tôi thường nghiên cứu kĩ nội dung của bài và các Tasks có sẵn trong sách 
giáo khoa, sau đó tự biên soạn ít nhất 1 hoặc 2 tasks khác với trong sách. Ví dụ: sách 
 4
G/V: Tô Thị Cẩm Ly THPT NGÔ GIA TỰ SKKN: “Phương pháp “Adapting” nhiệm vụ - nhằm tạo động lực cho học sinh trong 
 giờ học kĩ năng đọc hiểu”- Sách thí điểm Tiếng Anh 11.
 2. Nhiệm vụ 
 Khi thực hiện học đọc theo ý tưởng này, học sinh sẽ phải tự đọc hiểu chi tiết các 
đoạn văn trong phần Reading của mỗi đơn vị bài học trong SGK Tiếng Anh 11- Thí 
điểm, nghiên cứu kĩ nội dung của bài và các Tasks có sẵn trong sách giáo khoa, sau đó 
tự biên soạn ít nhất 1 hoặc 2 tasks khác với trong sách, sau đó trong giờ Project sẽ trình 
bày phần nhiệm vụ của nhóm mình và giải đáp câu trả lời cho nhóm khác.
 Thông qua thực hiện ý tưởng, cả học sinh và giáo viên đều đặt mình vào hoạt 
động nhóm, phát huy năng lực cá nhân, nâng cao chất lượng dạy và học.
 Học dự án này, học sinh có cơ hội được vận dụng kiến thức đã học trong nhà 
trường vào cuộc sống thực tế. Được rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, hoạt động xã 
hội, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin sao cho có hiệu quả, và kĩ năng đọc hiểu đoạn 
văn vốn lâu nay đang bị coi nhẹ do sự phát triển quá nhanh của công nghệ thông tin và 
đặc biệt là có sự hỗ trợ của sách “Để học tốt” và “Chị Google”. 
Học sinh học được cách thiết kế và tổ chức học theo nhóm. Giáo viên hiểu được học 
theo nhóm có ý nghĩa rất lớn góp phần vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học ở 
Việt Nam hiện nay.
 3. Đối tượng 
 - Ý tưởng được thực hiện với sự cộng tác của học sinh lớp 11A5 trường THPT 
 Ngô Gia Tự- Lập Thạch.
 - Sau khi hoàn thành, kết quả của 11A5 được tổng hợp và so sánh với kết quả tổng 
 hợp của các lớp không tiến hành thực hiện ý tưởng (11C, 11I- THPT Bình Sơn).
 4. Phạm vi 
 - Chủ đề đọc hiểu trong chương trình Tiếng Anh 11 (thí điểm). 
 - Giới hạn phạm vi: học sinh được chọn 1 trong 10 Unit và 3 phần Review 
 trong SGK Tiếng Anh 11- thí điểm.
 - Các Tasks phải bao gồm tối thiểu là 5 câu hỏi và tối đa là 10 câu hỏi
 5. Phương pháp tiến hành 
 - Giới thiệu ý tưởng
 - Phân nhóm
 - H/s lựa chọn Unit
 6
G/V: Tô Thị Cẩm Ly THPT NGÔ GIA TỰ SKKN: “Phương pháp “Adapting” nhiệm vụ - nhằm tạo động lực cho học sinh trong 
 giờ học kĩ năng đọc hiểu”- Sách thí điểm Tiếng Anh 11.
 1.2 Tìm kiếm trong bài đọc đoạn liên quan đến câu hỏi:
 • Chiến lược rất đơn giản, đầu tiên là xác định đích đến, sau đó là tìm đường nhanh 
 nhất tới đích.
 • Với chiến lược này thì dù bạn không hiểu rõ câu hỏi, bạn vẫn có thể tìm ra câu 
 trả lời bằng cách xác định phần bài đọc liên quan. (ví dụ: dựa vào những từ khoá 
 trong câu hỏi để dò tìm trong bài)
 1.3 Dựa vào bố cục của bài đọc:
Thông thường các bài viết học thuật sẽ tuân thủ chặt chẽ cách trình bày với bố cục rõ 
ràng, logic. Bố cục thông thường sẽ gồm 3 phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài. Phần mở 
bài nêu ra chủ đề, hoàn cảnh và gợi mở các ý chính sẽ trình bày trong thân bài. Thân bài 
có nhiệm vụ giải thích, làm rõ, giải quyết vấn đề mở bài nêu ra. Thân bài gồm nhiều 
đoạn nhỏ, mỗi đoạn thể hiện 1 và chỉ 1 ý chính duy nhất.
 • Đầu tiên, bạn nên chú ý đến tên bài đọc hay tiêu đề, vì nó thể hiện một cách ngắn 
 gọn và dễ hiểu nhất về nội dung bài viết.
 • Tiếp theo là mở bài. Mở bài thường sẽ đưa ra chủ đề cụ thể và cả các ý chính sẽ 
 được làm rõ trong thân bài, qua đó, bạn sẽ dự đoán được cách triển khai ý hay bố 
 cục từng phần của bài viết.
 1.4 Mỗi đoạn ở thân bài chỉ đọc một vài câu đầu và câu cuối:
Thông thường, câu đầu tiên hoặc một vài câu đầu mỗi đoạn sẽ đưa ra Topic Sentence 
(câu chủ đề) – mang nội dung chính của cả đoạn. Các câu sau đó sẽ chỉ giải thích, làm 
rõ cho câu chủ đề mà thôi. Còn trong những câu kết đoạn sẽ tổng kết lại nội dung trong 
đoạn. Vì thế nhờ đọc câu đầu và câu kết mỗi đoạn, bạn đã có thể nắm được nội dung 
tổng quát nhất của mỗi đoạn, còn những câu khác bạn chỉ đọc lướt qua mà thôi. Đây 
chính là kỹ thuật Skimming.
 8
G/V: Tô Thị Cẩm Ly THPT NGÔ GIA TỰ SKKN: “Phương pháp “Adapting” nhiệm vụ - nhằm tạo động lực cho học sinh trong 
 giờ học kĩ năng đọc hiểu”- Sách thí điểm Tiếng Anh 11.
 1.7 Đoán nghĩa dựa vào ngữ cảnh:
 • Thật ra kể cả với những người có nền tảng từ vựng tốt vẫn không thể nào hiểu 
 hết tất cả các từ vựng trong bài, thậm chí với người bản xứ. Vì các bài viết Đọc-
 Hiểu thông thường mang tính chất học thuật cao với nhiều từ ngữ chuyên ngành. 
 Vì thế kỹ năng đoán nghĩa dựa vào ngữ cảnh được nêu ra là vô cùng cần thiết.
 • Nhờ hiểu ý chính của cả đoạn hay câu, bạn có thể vận dụng tư duy logic để phán 
 đoán ý nghĩa của một số câu, từ nếu cần thiết.
2. Kĩ năng xây dựng câu hỏi
- Cần tập trung vào nội dung chính của từng đoạn để dặt vấn đề cho đoạn đó
- Đặt câu hỏi sao cho câu trả lời có bao gồm từ khóa của đoạn
- Đặt câu hỏi theo 2 dạng: + Yes/ No questions (phải luôn bao gồm why or why not)
 + Wh- questions
- Đặt statements theo đúng nội dung hoặc lệch nội dung của bài để yêu cầu người đọc 
 nhận diện thông tin đúng hoặc sai.
- Chú ý vào các trạng từ chỉ thời gian và nơi chốn.
- Khi tạo bài tập điền từ thì nên lược bỏ các từ khóa có chứa nội dung quan trọng của 
 bài để yêu cầu người đọc phải tìm hiểu chi tiết nội dung.
- Lấy các tasks của các Unit khác nhau để làm theo mẫu, tránh đưa ra các nhiệm vụ 
 trùng lặp trong cùng một Unit.
3. Kĩ năng rà soát nội dung
 Sau khi hoàn thành các câu hỏi, mỗi cá nhân trong nhóm sẽ đọc, rà soát nội dung 
và thông báo cho nhóm trưởng ý kiến đóng góp của mình, nhóm trưởng thu thập ý kiến 
sau đó đưa ra thảo luận để đi đến thống nhất về nội dung, cấu trúc, chính tả, hình thức.
 10
G/V: Tô Thị Cẩm Ly THPT NGÔ GIA TỰ SKKN: “Phương pháp “Adapting” nhiệm vụ - nhằm tạo động lực cho học sinh trong 
 giờ học kĩ năng đọc hiểu”- Sách thí điểm Tiếng Anh 11.
 Các bước Thời 
 Mô tả bước thực hiện
 chính gian
 phẩm Mỗi tiết giá Task của h/s
 Reading Hoạt động của học sinh: Trình bày Tasks, hoàn thiện đáp án
 trình bày 
 15’
2. Các bước tiến hành thực hiện kế hoạch
2.1 Bước chuẩn bị thực hiện ý tưởng: 
 Học sinh các nhóm ở lớp 11A5 phải trao đổi thảo luận để phân công nhiệm vụ cho phù 
 hợp với sở thích và năng lực của các thành viên. Thống nhất kế hoạch thực hiện và dự 
 kiến thời gian hoàn thành của nhóm. Công cụ hỗ trợ là Power point, Website, gmail...
2.2 Bước thực hiện nhiệm vụ: 
 Học sinh ở các nhóm chia nhau mỗi em 1 nhiệm vụ như: nhóm 1 có 3 em: h/s 1 nghiên 
 cứu bài đọc và thông tin lại nội dung chính cho h/s 2, h/s 2 tạo task, h/s 3 làm đáp án 
 cho task. Sau khi hoàn thành task, các thành viên trong nhóm thảo luận với nhau sau 
 đó email cho giáo viên và chờ phản hồi, sau khi có nhận xét từ giáo viên thì cả nhóm 
 cùng thảo luận và hoàn thiện, chỉnh sửa nếu cần. Trong giờ Looking back, mỗi nhóm 
 sẽ cử h/s 2 lên trình bày bài tập và h/s 3 sẽ là người nhận xét đánh giá câu trả lời của 
 nhóm bạn. Giáo viên sẽ cho điểm cho cả 2 nhóm. Công cụ sử dụng là Power point, 
 Website, gmail, posters...
 2.3 Các hoạt động về ứng dụng CNTT cho hợp tác trong việc thực hiện nhiệm vụ
 Đối tượng Có cần 
 Công cụ hỗ Dùng để Sản phẩm
 TT Công việc Học Giáo đào tạo 
 trợ làm gì tạo ra
 sinh viên không
 Words,
 Kế hoạch Bản phân công
 1 Power Point x Word
 hoạt động Trình chiếu
 Trao đổi trực 
 Xin ý kiến Mail
 2 x tiếp x
 tư vấn Google
 Chia sẻ
 12
G/V: Tô Thị Cẩm Ly THPT NGÔ GIA TỰ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_adapting_nhiem_vu_nham_tao.doc