Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải các dạng bài tập chương Đại cương về Hóa học hữu cơ

doc 39 trang sk11 11/08/2024 920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải các dạng bài tập chương Đại cương về Hóa học hữu cơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải các dạng bài tập chương Đại cương về Hóa học hữu cơ

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải các dạng bài tập chương Đại cương về Hóa học hữu cơ
 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2018 - 2019
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu.
 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (Nghị quyết 29/NQ-TW, ngày 
4/11/2013 của BCH TW Đảng) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã đề 
ra mục tiêu về đổi mới lần này là tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu 
quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và 
nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát 
huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; sống tốt và làm việc hiệu quả.
 Để góp phần thực hiện thành công Nghị quyết 29, mỗi GV cần đổi mới phương 
pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận 
dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi 
nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để 
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học 
chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, 
ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền 
thông trong dạy và học.
 Như vậy, mỗi GV phải có kĩ năng dạy học rất quan trọng là dạy HS cách học, dạy HS 
cách tư duy. Dạy cách học chủ yếu là dạy phương pháp tự học. Khuyến khích, hỗ trợ, bồi 
dưỡng năng lực tự học cho mỗi HS để HS chủ động nắm bắt kiến thức và vận dụng kiến thức 
đã học vào thực tiễn cuộc sống, từ đó phát huy cao nhất năng lực của bản thân phục vụ cộng 
đồng. Qúa trình đó lại làm cho HS càng hứng thú với việc học và nghiên cứu khoa học, càng 
thúc đẩy bản thân tự tìm tòi, nghiên cứu.
 Do đó, việc bồi dưỡng năng lực tự học cho HS là một yếu tố rất quan trọng và cần 
thiết, nó gần như mang tính quyết định cho sự thành công của cả một quá trình dạy học.
 Một trong những phương pháp bồi dưỡng năng lực tự học của HS môn Hóa học ở 
trường THPT là sử dụng HTBT phù hợp. BTHH đóng vai trò vừa là nội dung vừa là 
phương tiện để chuyển tải kiến thức, phát triển tư duy và kĩ năng thực hành bộ môn một 
cách hiệu quả nhất. BTHH không chỉ củng cố nâng cao kiến thức, vận dụng kiến thức mà 
còn là phương tiện để tìm tòi, hình thành kiến thức mới. Mặt khác, do thời gian dạy học 
môn Hoá học trên lớp còn hạn hẹp, thời gian ôn tập, hệ thống hoá lý thuyết và giải bài tập 
chưa được nhiều, không phải HS nào cũng đủ thời gian để thấu hiểu, ghi nhớ và vận dụng 
những kiến thức mà GV truyền thụ ở trên lớp. Vì vậy việc xây dựng tài liệu hướng dẫn, 
bồi dưỡng năng lực tự học cho HS là rất quan trọng và cần thiết. 
 Ngoài ra chương Đại cương Hóa hữu cơ (Hóa hữu cơ 11) được đánh giá là phần 
kiến thức mới, khó, rất quan trọng, có tính vận dụng cao trong thực tiễn sản xuất và đời 
sống. Nội dung này là nền tảng cho phần hữu cơ của cả lớp 11 và 12, cũng thường xuyên 
GV: Lê Thị Chinh Trường THPT Nguyễn Viết Xuân 
 1 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2018 - 2019
II. PHÂN LOẠI VÀ GỌI TÊN CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ
1. Phân loại
 - Hợp chất hữu cơ thường chia thành hai loại :
 + Hiđrocacbon : Là những hợp chất hữu cơ trong phân tử chỉ chứa hai nguyên tố 
C, H. Hiđrocacbon lại được chia thành các loại : Hiđrocacbon no (CH4, C2H6) ; 
hiđrocacbon không no (C2H4, C2H2) ; hiđrocacbon thơm (C6H6, C7H8).
 + Dẫn xuất của hiđrocacbon : Là những hợp chất hữu cơ mà trong phân tử ngoài 
các nguyên tố C, H thì còn có những nguyên tố khác như O, N, Cl, S. Dẫn xuất của 
hidđrocacbon lại được chia thành dẫn xuất halogen như CH3Cl, C6H5Br,; ancol như 
CH3OH, C2H5OH,; anđehit như HCHO, CH3CHO.
2. Nhóm chức 
 - Là những nhóm nguyên tử (-OH, -CHO, -COOH, -NH2) gây ra phản ứng đặc 
trưng của phân tử hợp chất hữu cơ. 
3. Danh pháp hữu cơ
a. Tên thông thường
 Tên thông thường của hợp chất hữu cơ thường hay được đặt theo nguồn gốc tìm ra 
chúng, đôi khi có thể có phần đuôi để chỉ rõ hợp chất thuộc loại nào. 
 Ví dụ : HCOOH: axit fomic ; CH3COOH: axit axetic ; C10H20O: mentol
 (formica : Kiến) (acetus : Giấm) (mentha piperita : Bạc hà)
b.Tên hệ thống theo danh pháp IUPAC
● Tên gốc - chức
 Tên gốc - chức Tên phần gốc Tên phần định 
 chức
 CH3CH2 - Cl CH3CH2 -O-COCH3 CH3 CH2 - O - CH3
 (etyl || clorua) (etyl || axetat ) (etyl metyl || ete) 
● Tên thay thế
 H H H H H H
 | | | | | |
 Vi dụ : H C H Cl C H H C C H Cl C C H
 | | | | | |
 H H H H H H
 Metan Clometan Etan Cloetan
Tên thay thế được viết liền (không viết cách như tên gốc - chức), có thể được phân làm 
ba phần như sau :
 H3C-CH3 H3C-CH2Cl H2C =CH2 HC CH 
 (et + an) (clo + et + an) (et + en) (et + in) 
 etan cloetan eten etin 
 OH
 11 2 3 4 1 2 3 4 1 2 | 3 4
 CH2=CH-CH2-CH3 CH3-CH=CH-CH3 CH3 CH CH CH2 
 but-1-en but-2-en but-3-en-2-ol
Để gọi tên hợp chất hữu cơ, cần thuộc tên các số đếm và tên mạch cacbon 
GV: Lê Thị Chinh Trường THPT Nguyễn Viết Xuân 
 3 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2018 - 2019
 m m m m
 x : y : z : t = n : n : n : n = C : H : O : N hoặc 
 C H O N 12 1 16 14
 %C %H %O %N
 x : y : z : t = : : :
 12 1 16 14
c. Công thức thực nghiệm (CTTN): CTTN = (CTĐGN)n (n : số nguyên dương).
3. Công thức phân tử
a. Định nghĩa
 - Công thức phân tử là công thức biểu thị số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố 
trong phân tử.
b. Cách thiết lập công thức phân tử
 - Có ba cách thiết lập công thức phân tử
 Cách 1 : Dựa vào thành phần % khối lượng các nguyên tố 
 - Cho CTPT CxHyOz: ta có tỉ lệ
 M 12.x 1.y 16.z
 = = =
 100 %C %H %O
 M.%C M.%H M.%O
 Từ đó ta có : x = ; y = ; z =
 12.100 1.100 16.100
 Cách 2 : Dựa vào công thức đơn giản nhất. 
 Cách 3 : Tính trực tiếp theo khối lượng sản phẩm cháy. 
V. CẤU TRÚC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ
1. Nội dung của thuyết cấu tạo hoá học 
a. Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị 
và theo một thứ tự nhất định. Thứ tự liên kết đó được gọi là cấu tạo hoá học. Sự thay 
đổi thứ tự liên kết đó, tức là thay đổi cấu tạo hoá học, sẽ tạo ra hợp chất khác. 
 Ví dụ : Công thức phân tử C2H6O có hai thứ tự liên kết (2 công thức cấu tạo) ứng với 
2 hợp chất sau :
 H3C-O-CH3 : đimetyl ete, chất khí, không tác dụng với Na.
 H3C-CH2-O-H : ancol etylic, chất lỏng, tác dụng với Na giải phóng hiđro.
b. Trong phân tử hợp chất hữu cơ, cacbon có hoá trị 4. Nguyên tử cacbon không 
những có thể liên kết với nguyên tử của các nguyên tố khác mà còn liên kết với nhau 
thành mạch cacbon. 
Ví dụ :
 CH3-CH2-CH2-CH3 ; CH3-CH-CH3 ; CH2-CH2 
 CH3 CH2-CH2
 (mạch không nhánh) (mạch có nhánh) (mạch vòng) 
c. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử (bản chất, số lượng các 
nguyên tử) và cấu tạo hoá học (thứ tự liên kết các nguyên tử). 
Ví dụ :
 - Phụ thuộc thành phần phân tử : CH 4 là chất khí dễ cháy, CCl4 là chất lỏng không 
cháy ; CH3Cl là chất khí không có tác dụng gây mê, còn CHCl 3 là chất lỏng có tác dụng 
gây mê.
GV: Lê Thị Chinh Trường THPT Nguyễn Viết Xuân 
 5 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2018 - 2019
 Nguyên tử C sử dụng obitan lai hoá để tạo liên kết  theo kiểu xen phủ trục (hình a, 
b) và dùng obitan p để tạo liên kết theo kiểu xen phủ bên (hình c).
b. Các loại công thức cấu tạo
 Công thức cấu tạo biểu diễn thứ tự và cách thức liên kết của các nguyên tử trong 
phân tử. Có cách viết khai triển, thu gọn và thu gọn nhất.
 Công thức cấu tạo khai triển : Viết tất cả các nguyên tử và các liên kết giữa chúng.
 Công thức cấu tạo thu gọn : Viết gộp nguyên tử cacbon và các nguyên tử khác liên 
kết với nó thành từng nhóm.
 Công thức cấu tạo thu gọn nhất : Chỉ viết các liên kết và nhóm chức, đầu mút của các 
liên kết chính là các nhóm CHx với x đảm bảo hoá trị 4 ở C. 
4. Đồng phân cấu tạo
a. Khái niệm đồng phân cấu tạo
 Những hợp chất có cùng công thức phân tử nhưng có cấu tạo hoá học khác nhau gọi 
là những đồng phân cấu tạo.
b. Phân loại đồng phân cấu tạo
 - Đồng phân cấu tạo chia làm ba loại : Đồng phân mạch cacbon ; đồng phân nhóm chức và 
đồng phân vị trí nhóm chức. 
 - Những đồng phân khác nhau về bản chất nhóm chức gọi là đồng phân nhóm chức. 
Những đồng phân khác nhau về sự phân nhánh mạch cacbon gọi là đồng phân mạch 
GV: Lê Thị Chinh Trường THPT Nguyễn Viết Xuân 
 7 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2018 - 2019
a. Phân cắt đồng li Trong sự phân cắt đồng li, đôi electron dùng 
 chung được chia đều cho hai nguyên tử liên kết 
 tạo ra các tiểu phân mang electron độc thân gọi 
 là gốc tự do.
 Gốc tự do mà electron độc thân ở nguyên tử 
b. Phân cắt dị li cacbon gọi là gốc cacbo tự do.
 Gốc tự do thường được hình thành nhờ ánh sáng 
 hoặc nhiệt và là những tiểu phân có khả năng 
 phản ứng cao.
Trong sự phân cắt dị li, nguyên tử có độ âm điện lớn hơn chiếm cả cặp electron dùng 
chung trở thành anion còn nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn bị mất một electron trở 
thành cation.
Cation mà điện tích dương ở nguyên tử cacbon được gọi là cacbocation. Cacbocation 
thường được hình thành do tác dụng của dung môi phân cực.
3. Đặc tính chung của gốc cacbo tự do và cacbocation
Gốc cacbo tự do (kí hiệu là Rg), cacbocation (kí hiệu là R+ ) đều rất không bền, thời gian 
tồn tại rất ngắn, khả năng phản ứng cao. Chúng được sinh ra trong hỗn hợp phản ứng và 
chuyển hoá ngay thành các phân tử bền hơn, nên được gọi là các tiểu phân trung gian. 
Người ta chỉ nhận ra chúng nhờ các phương pháp vật lí như các phương pháp phổ, mà 
thường không tách biệt và cô lập được chúng. Quan hệ giữa tiểu phân trung gian với chất 
đầu và sản phẩm phản ứng được thấy qua các ví dụ sau :
 Chất đầu Tiểu phân trung Sản phẩm
 gian
B. PHƯƠNG PHÁP LẬP CÔNG THỨC CỦA HỢP CHẤT HỮU CƠ
I. Lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ khi biết công thức đơn giản nhất
 Phương pháp giải
 *
 - Bước 1 : Đặt công thức phân tử của hợp chất hữu cơ là : (CTĐGN)n (với n N )
 - Bước 2 : Tính độ bất bão hòa ( ) của phân tử (chỉ áp dụng cho hợp chất có chứa 
liên kết cộng hóa trị, không áp dụng cho hợp chất có liên kết ion).
 + Đối với một phân tử thì 0 và N .
GV: Lê Thị Chinh Trường THPT Nguyễn Viết Xuân 
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giai_cac_dang_bai_tap_chuo.doc
  • docBảng chữ viết tắt Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải các dạng bài tập chương Đại cương về Hóa họ.doc
  • docBìa Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải các dạng bài tập chương Đại cương về Hóa học hữu cơ.doc
  • docĐơn đề nghị Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải các dạng bài tập chương Đại cương về Hóa học hữu.doc
  • docMục lục Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải các dạng bài tập chương Đại cương về Hóa học hữu cơ.doc
  • docTài liệu tham khảo Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải các dạng bài tập chương Đại cương về Hóa h.doc