Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy một số nội dung khó trong chương trình Tin học 11

docx 27 trang sk11 19/07/2024 950
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy một số nội dung khó trong chương trình Tin học 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy một số nội dung khó trong chương trình Tin học 11

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy một số nội dung khó trong chương trình Tin học 11
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MỘT SỐ 
 NỘI DUNG KHÓ TRONG CHƯƠNG 
 TRÌNH TIN HỌC 11 ngữ lập trình bậc cao, qua đó giúp các em hình dung được sự ra đời, cấu tạo, hoạt 
động cũng như ích lợi của các chương trình hoạt động trong máy tính, các máy tự 
độngQuá đó giúp các em có thêm một định hướng, một niềm đam mê về tin học, 
về nghề nghiệp mà các em chọn sau này. Đồng thời Pascal là một ngôn ngữ có cấu 
trúc thể hiện trên 3 yếu tố: Cấu trúc về mặt dữ liệu, cấu trúc về mặt lệnh, cấu trúc 
về mặt chương trình.
 Ở một khía cạnh khác, trong chương trình tin học lớp 11, ngoài những nội 
dung đã được Bộ GD&ĐT đưa vào phần nội dung giảm tải. Vẫn còn một số nội 
dung mà những học sinh mới được tiếp xúc với môn học Pascal cảm thấy khó tiếp 
thu, khó hiểu và không làm được các bài tập áp dụng.
 Xuất phát từ cơ sở trên, tôi đã chọn đề tài “PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 
MỘT SỐ NỘI DUNG KHÓ TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIN HỌC 11”, nhằm
giúp các em biết cách tiếp cận với những nội dung đó ở một góc độ dễ hơn, trực 
quan hơn, từ đó hiểu rõ được ngữ nghĩa cũng như cách sử dụng các câu lệnh phù 
hợp để có thể tiếp thu tốt nội dung bài học và làm tốt các bài tập áp dụng, từ đó 
cảm thấy yêu thích hơn môn tin học nói chung và nội dung về ngôn ngữ lập trình 
nói riêng.
 II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
 1. Cơ sở lý luận
 1.1 Mục đích chọn đề tài
 Trong quá trình học một vấn đề mới thì học sinh cần phải có sự liên hệ với 
những nội dung đã được học từ những bài trước, phân biệt được sự khác nhau về 
kiểu dữ liệu, về cấu trúc và về câu lệnh. Từ đó mới hình thành được khả năng tư 
duy và tiếp thu được nội dung mới của bài học. Vấn đề này được thể hiện khá rõ 
khi học tới nội dung kiểu mảng một chiều (là dãy hữu hạn các phần tử có cùng kiểu 
dữ liệu), kiểu xâu (có thể xem như mảng một chiều mà mỗi phần tử là một kí tự).
 Một nội dung khác là “Chương trình con và phân loại ”. Học sinh cần hình 
dung được chương trình thường có những đoạn chương trình hay phép tính lặp lại 
nhiều lần. Nếu mỗi lần lặp lại, ta phải viết những đoạn lệnh như nhau thì chương 
trình trở nên dài dòng, rối rắm và mất thời gian vô ích. Để giải quyết những trường + Thủ tục (procedure) không trả lại kết quả thông qua tên của nó, do vậy, ta 
không thể viết các thủ tục trong biểu thức. Các lệnh Writeln, Readln trong chương 
trước được xem như các thủ tục chuẩn.
 * Đối tượng, kế hoạch và nội dung nghiên cứu
• Đối tượng: Học sinh lớp 11A1, 11A3, 11A4, 11A5 Trường THPT Ngô Sĩ Liên
• Kế hoạch nghiên cứu: Trực tiếp trong các bài dạy
• Nội dung nghiên cứu: Một số nội dung trong chương trình tin học 11
 1.3. Thực trạng về thuận lợi và khó khăn
 *. Thuận lợi
 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên nằm ở thị trấn Trảng bom nên đa số học sinh 
có hộ khẩu ở thị trấn và một số vùng lân cận, điều đó đã dẫn đến việc có đa số học 
sinh đã được tiếp xúc với máy vi tính và một số học sinh đã được học môn tin học 
Pascal trong chương trình THCS
 - Học sinh trong trường đa số có ý thức học tập tốt, ham học hỏi
 - Đội ngũ giáo viên môn tin học nhiệt tình, có trách nhiệm, ham học hỏi.
 - Nhà trường có 2 phòng thực hành tin học, mỗi phòng có hơn 30 máy vi 
tính và 3 phòng học có ứng dụng CNTT là điều kiện tốt để các em học sinh tiếp 
cận dễ dàng hơn với môn tin học nói chung và môn Pascal nói riêng
 *. Khó khăn
 - Học sinh được tuyển sinh vào lớp 10 với chất lượng đầu vào chưa thật sự 
cao dẫn đến tư duy của các em còn nhiều hạn chế đối với những môn học đòi hỏi 
tư duy cao.
 - Đội ngũ giáo viên môn tin học nhiệt tình có tránh nhiệm tuy nhiên còn trẻ 
nên kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều.
 - Đặc thù của môn tin học là một môn có kiến thức trừu tượng, đặc biệt là 
môn tin học lớp 11 với một số phần như kiểu mảng, kiểu xâu và chương trình con.
 - Một số giáo viên chưa tìm ra được phương pháp phù hợp để có thể truyền 
đạt kiến thức cũng như giúp học sinh tìm ra được những kiến thức mới qua các bài 
học của môn tin học 11, dẫn đến học sinh tiếp thu một cách thụ động, không có 
hứng thú với môn tin học vì cảm thấy khó. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
 2.1. Kiểu mảng
 Phương pháp giảng dạy khi bắt đầu cho học sinh làm quen với kiểu mảng 
một chiều.
 Bắt đầu từ kiểu dữ liệu có cấu trúc thì học sinh được tìm hiểu thêm một kiểu 
dữ liệu mới là kiểu mảng một chiều vì vậy giáo viên phải biết cách đặt vấn đề để 
học sinh hiểu rõ tại sao phải có kiểu dữ liệu đó, nếu không có dữ liệu đó mà chỉ cần 
những dữ liệu đã học thì có thể giải quyết được các bài toán hay không hay viết 
chương trình có tối ưu không.
 Trên cơ sở đó, giáo viên sẽ đặt câu hỏi để học sinh tự suy nghĩ, trả lời và 
thấy được việc cần thiết phải sử dụng một kiểu dữ liệu mới đó là kiểu dữ liệu có 
cấu trúc
Cách thức tiến hành giảng dạy có thể được thực hiện trong giáo án qua cụ thể một 
số mục đích yêu cầu sau:
 * HS biết ý nghĩa và khái niệm được kiểu mảng một chiều
 - Giáo viên có thể đặt vấn đề với học sinh thông qua giao tiếp cởi mở mà học 
sinh có thể hiểu được vì sao cần phải sử dụng đến kiểu mảng một chiều. Có thể mô 
tả về sự giao tiếp đó để bắt đầu vào nội dung bài học như sau:
 Các vấn đề mà giáo viên đặt ra Suy nghĩ và trả lời của học sinh
- Với các chương trình đã học em có - Số lượng biến sử dụng ít, chỉ 1, 2 hoặc 
nhận xét gì về số lượng biến sử dụng 3 biến.
trong chương trình?
- Mở rộng: giả sử cần nhập điểm trung - Bằng số lượng học sinh và biến có kiểu 
bình của các học sinh trong lớp thì phải thực
khai báo bao nhiêu biến và kiểu dữ liệu 
của mỗi biến là gì?
- Khi thực hiện câu lệnh trong chương - Phải viết nhiều câu lệnh lặp lại
trình thì sẽ gặp trở ngại gì? (Đối với học 
sinh toàn trường thì sao?) Trong đó:
 - Kiểu chỉ số có dạng: n 1 . . n2 (n1, n2 là những số nguyên hoặc biểu thức 
 nguyên và n1 ≤ n2)
 - Kiểu phần tử là kiểu dữ liệu của từng phần tử trong mảng.
Ví dụ: Type DiemTrungBinh = array [1..50] of real;
 Var DTB : DiemTrungBinh;
 Đây chính là cách thứ nhất để khai báo mảng. Tiếp theo đó giáo viên cho 
học sinh nhận xét về khai báo trên có đặc điểm giống như tính chất bắc cầu của các 
biểu thức. và cho học sinh tự viết ra một cách khác.
HS sẽ nhận xét được . : ;
 Mà = array [Kiểu chỉ số] of ; 
 Nên có thể thay thế câu lệnh trên bằng câu lệnh sau:
 Var : array[Kiểu chỉ số] of ;
 Đây chính là cách thứ 2 để khai báo:
 Như vậy với phương pháp giảng dạy như trên học sinh đã không cần phải phụ 
thuộc vào sách giáo khoa, mà chỉ cần nhớ kiến thức cũ và trải qua quá trình vấn đáp 
và suy nghĩ theo sự dẫn dắt của giáo viên các em cũng có thể hiểu rõ được vai trò 
của kiểu mảng một chiều, khái niệm được và khai báo được mảng một chiều một 
cách hoàn toàn tự nhiên. Học sinh sẽ cảm thấy hứng thú và nhớ bài ngay trên lớp.
 2.2. Kiểu xâu:
 Bản chất của kiểu xâu là kiểu mảng một chiều mà mỗi phần tử là một kí tự. 
Dựa vào điều này giáo viên cần gợi ý để học sinh nhận xét và thấy rõ được đặc 
điểm của kiểu xâu. Có thể dựa vào các mô phỏng sau và cho học sinh nhận xét.
 Dãy A: 1 4 2 8 5 9 3
 Dãy B: 2.5 6.1 5.0 4.3 7.2
 Dãy C: T I N H O C b. Biến cục bộ (local variable): Còn được gọi là biến riêng, là biến được 
khai báo ở đầu chương trình con, và nó chỉ được sử dụng bên trong thân chương 
trình con hoặc bên trong thân chương trình con khác nằm bên trong nó (các 
chương trình con lồng nhau). Biến cục bộ chỉ tồn tại khi chương trình con đang 
hoạt động, nghĩa là biến cục bộ sẽ được cấp phát bộ nhớ khi chương trình con được 
gọi để thi hành, và nó sẽ được giải phóng ngay sau khi chương trình con kết thúc.
 c. Tham số thực hay còn gọi là Tham trị (actual parameter) là một 
tham số mà nó có thể là một biến toàn cục, một biểu thức hoặc một giá trị số 
(cũng có thể biến cục bộ khi sử dụng chương trình con lồng nhau) mà ta dùng 
chúng khi truyền giá trị cho các tham số hình thức tương ứng của chương trình 
con.
 d. Tham số hình thức hay còn gọi là Tham biến (formal parameter) là 
các biến được khai báo ngay sau Tên chương trình con, nó dùng để nhận giá trị 
của các tham số thực truyền đến. Tham số hình thức cũng là một biến cục bộ, ta 
có thể xem nó như là các đối số của hàm toán học.
 2.3.2. Lời gọi chương trình con
 Để chương trình con được thi hành, ta phải có lời gọi đến chương trình con, 
lời gọi chương trình con thông qua tên chương trình con và danh sách các tham số 
tương ứng (nếu có). Các qui tắc của lời gọi chương trình con:
➢ Trong thân chương trình chính hoặc thân chương trình con, ta chỉ có thể gọi 
 tới các chương trình con trực thuộc nó.
➢ Trong chương trình con, ta có thể gọi các chương trình con ngang cấp đã được 
 thiết lập trước đó.
 2.3.3. Thủ tục (Procedure):
 Thủ tục là một đoạn cấu trúc chương trình được chứa bên trong chương 
trình Pascal như là một chương trình con. Thủ tục được đặt tên và có thể chứa 
danh sách tham số hình thức (formal parameters). Các tham số này phải được đặt 
trong dấu ngoặc đơn ( ). Ta có thể truy xuất thủ tục bằng cách gọi tên của thủ 
tục. Chương trình sẽ tự động truy xuất thủ tục đúng tên đã gọi và thực hiện các Ví dụ2 : nhập vào một mảng 1 chiều gồm n phần tử là các số nguyên tính và đưa 
ra màn hình tổng các số nguyên lớn hơn 0.
PROGRAM tong_mang; 
Uses crt;
Var a:array[1..100] of integer; n:integer;
PROCEDURE nhap;
Var i:integer;
Begin
 Write(‘nhap n=’);
 readln(n);
 For i:=1 to n do
 Begin
 Write(‘a[’,i,’]=’); 
 Readln(a[i]);
 End;
End;
Procedure tinhtong;
Var s,i:integer;
Begin
 S:=0;
 For i:=1 to n do 
 If a[i]>0 then
 s:=s+a[i];
End;
BEGIN
 Clrscr; 
 Nhap; 
 Tinhtong; 
 Readln;
END.
 Trong chương trình trên a là 1 kiểu mảng, n là 1 kiểu số nguyên, 2 biến đó
là 2 biến toàn cục. thủ tục nhap có vai trò nhập n phần tử từ bàn phím vào mảng a. 
Các biến i, s là các biến cục bộ. ở chương trình trên chúng ta thấy phần chương 
trình chính nhìn rất gọn gàng nhờ các lời gọi chương trình con. Những công việc 
chủ yếu đều đã được giải quyết ở các chương trình con. - Trong chương trình trên m là các tham số hình thức của thủ tục
 giaithua.
 - Khi gọi thủ tục giaithua(n) thì tham số thực n được truyền tương ứng 
 cho tham số hình thức m.
 2.3.4. Hàm (Function) :
 Hàm là một chương trình con cho ta 1 giá trị kiểu vô hướng. Hàm tương tự 
như thủ tục nhưng trả về một giá trị thông qua tên hàm và lời gọi hàm tham gia 
trong biểu thức.
 Cấu trúc một hàm tự đặt gồm:
FUNCTION () :<Kiểu kết 
quả> ;
 { các khai báo hằng, biến, kiểu cục bộ... }
BEGIN 
 { ... các câu lệnh trong nội bộ hàm ... }
END ;
Trong đó:
- Tên hàm là tên tự đặt cần tuân thủ theo nguyên tắc đặt tên trong Pascal.
- Kiểu kết quả là một kiểu vô hướng, biểu diễn kết quả giá trị của hàm.
- Một hàm có thể có 1 hay nhiều tham số hình thức, khi có nhiều tham số hình 
thức cùng một kiểu giá trị thì ta có thể viết chúng cách nhau bằng dấu phẩy (,).
Trường hợp các tham số hình thức khác kiểu thì ta viết chúng cách nhau bằng dấu 
chấm phẩy (;).
- Trong hàm có thể sử dụng các hằng, kiểu, biến đã được khai báo trong chương 
trình chính nhưng ta có thể khai báo thêm các hằng, kiểu, biến dùng riêng trong 
nội bộ hàm. Chú ý là phải có một biến trung gian có cùng kiểu kết quả của hàm 
để lưu kết quả của hàm trong quá trình tính toán để cuối cùng ta có 1 lệnh gán giá 
trị của biến trung gian cho tên hàm.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giang_day_mot_so_noi_dung.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy một số nội dung khó trong chương trình Tin học 11.pdf