Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong giờ học Lịch sử lớp 11

docx 19 trang sk11 08/06/2024 1380
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong giờ học Lịch sử lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong giờ học Lịch sử lớp 11

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong giờ học Lịch sử lớp 11
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG 
TRỰC QUAN TRONG GIỜ HỌC LỊCH SỬ 
 LỚP 11 2/ Nhiệm vụ nghiên cứu:
 Để thực hiện tốt các đề tài nghiên cứu thì bản thân đã thực hiện các nhiệm vụ
sau:
 Nghiên cứu các tài liệu về “Phương pháp dạy học lịch sử”: Thao giảng, dự giờ
đồng nghiệp có trao đổi, rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy.
 Nghiên cứu tài liệu, vẽ lược đồ, bản đồ, sưu tầm tranh ảnh, hiện vật, lập niên 
biểu,... gây hứng thú cho tiết dạy học lịch sử.
 Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập lịch sử; Khai thác 
kênh hình, sách chuẩn kiến thức kĩ năng, sách kiểm tra thường xuyên và định kì, các 
tư liệu lịch sử trên mạng Internet.
 Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh để từ đó có điều chỉnh và bổ sung hợp lí.
3/ Phạm vi nghiên cứu:
 Đề tài soay quanh việc nghiên cứu giảng dạy và học tập được kết hợp giữa 
phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học 
sinh. Với phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở bậc THPT, 
các tư liệu lịch sử trên mạng ở phạm vi lớp 11. Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng 
cho đề tài này là: “Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử lớp 
11” ở Trường THCS & THPT Khánh An.
4/ Tài liệu tham khảo:
 - Sách giáo khoa lịch sử 11 – Phan Ngọc Liên – Chủ biên – Nhà xuất bản giáo 
dục Viết Nam – 2011.
 - Sách giáo viên lịch sử 11 – Phan Ngọc Liên – Chủ biên – Nhà xuất bản giáo 
dục Việt Nam – 2010.
 - Thiết kế bài giảng lịch sử 11 - Nhà xuất bản Hà Nội – 2007.
 - Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức lịch sử 11 – Nguyễn Xuân Trường và Ngô 
Thị Hiền Thúy – chủ biên - Nhà xuất bản giáo dục Viết Nam – 2011.
 - Tài liệu hội nghị - Bộ giáo dục và đào tạo trung học phổ thông
 - Tài liệu hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK lịch sử 11 – Nhà xuất bản 
Hà Nội – 2007.
 - Tài liệu lịch sử trên mạng và các tài liệu tham khảo khác học sinh, giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những sự kiện, kiến thức 
 lịch sử. Nó là chiếc “cầu nối” giữa hiện thực với quá khứ, khách quan với đời sống 
 hiện tại.
2 - Cơ sở thực tiễn:
 Đã nhiều lần chúng ta bàn đến việc sử dụng các phương tiện trực quan trong 
dạy học lịch sử; coi đó là phương pháp trong dạy học, một phương pháp không thể 
thiếu được trong quá trình giảng dạy lịch sử ở Trường THCS & THPT Khánh An. 
Tuy nhiên sử dụng như thế nào để có hiệu quả dạy học, phát huy tính tích cực hoạt 
động độc lập của học sinh trong dạy học lịch sử thì không đơn giản chút nào. Bởi 
việc sử dụng các phương tiện trực quan trong dạy học lịch sử chưa có sự thống nhất, 
mỗi người sử dụng một phương pháp khác nhau. Tình trạng sử dụng các đồ dùng dạy 
học còn mang tính hình thức chưa phát huy hết tính tích cực, chủ động sáng tạo của 
học sinh. Trong bài viết này tôi không trình bày lại phương pháp sử dụng đồ dùng 
trực quan trong dạy học lịch sử nói chung mà chủ yếu đề xuất một số biện pháp sử 
dụng nhằm phát huy tính tích cực hoạt động độc lập có tính sáng tạo của học sinh.
 Trước tiên, hiệu quả của việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học 
lịch sử là do nhiều yếu tố quyết định như: Chất lượng đồ dùng trực quan, hiện vật, 
bản đồ, tranh ảnh lịch sử,. Phương pháp sử dụng, kỹ năng và năng lực sư phạm của 
người giáo viên, đặc biệt là trình độ nhận thức của học sinh. Vì đồ dùng trực quan 
được sử dụng tốt sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ kết hợp được 
hai hệ thống tín hiệu trong quá trình nhận thức: “Tai nghe – Mắt thấy” tạo điều kiện 
cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, gây được mối quan hệ thần kinh tạm thời khá phong 
phú; phát huy ở học sinh năng lực chú ý, quan sát, niềm say mê, hứng thú đặc biệt là 
tính tích cực hoạt động độc lập. Ngược lại, nếu không sử dụng đồ dùng trực quan 
đúng mức mà bị lạm dụng thì dễ làm cho học sinh phân tán tư tưởng, không tập trung 
vào các dấu hiệu, nội dung chính, thậm chí hạn chế sự phát triển năng lực tư duy trừu 
tượng của học sinh.
 Thực tế giảng dạy ở Trường THCS & THPT Khánh An cho thấy: Không ít 
giáo viên đã coi nhẹ việc sử dụng đồ dùng trực quan hoặc khi phải sử dụng thì chủ 
yếu là minh hoạ một cách tẻ nhạt, cho học sinh xem qua loa mang tính hình thức, chứ 
không dùng trong khi giảng dạy. Lý luận dạy học chỉ ra cho chúng ta thấy cần phải 
tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy và học tập. Để đáp ứng yêu 
cầu dạy và học lịch sử cũng như khắc phục tình trạng trước đây thì chúng ta cần phải 
biết kết hợp hài hoà giữa nội dung bài học và hình ảnh cụ thể qua đồ dùng trực quan. 
Tuy nhiên mỗi loại đồ dùng trực quan đều có những phương pháp sử dụng riêng, sao 
cho phù hợp với nội dung của bài học ở mỗi tiết dạy, gây được niềm say mê, hứng 
thú học tập, đặc biệt là tính tích cực hoạt động, tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, 
nhớ lâu. lại đặt ra những câu hỏi hơi khó mà không có hệ thống câu hỏi gợi mở nên học sinh 
 không trả lời được, nhiều khi giáo viên trả lời thay cho học sinh. Vấn đề này được thể 
 hiện rõ trong hoạt động quan sát tranh ảnh, thảo luận nhóm, giáo viên chỉ biết nêu ra 
 câu hỏi mà không gợi ý, không hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi như thế nào. Vì 
 không có câu hỏi gợi mở để giải quyết vấn đề nên học sinh không trả lời được,...
 * Về phía học sinh: Học sinh thường trả lời câu hỏi do giáo viên đặt ra thông 
qua việc nhìn SGK và nhắc lại, chưa có sự độc lập tư duy. Một số học sinh cón đọc 
nguyên xi SGK để trả lời câu hỏi, học sinh cá biệt còn lười học thậm chí không ghi 
bài, không chuẩn bị bài mới ở nhà, trên lớp không tập trung suy nghĩ cho nên việc ghi 
nhận các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử còn yếu. Bởi vậy học sinh chỉ trả lời 
được những câu hỏi dễ, còn một số câu hỏi tổng hợp, phân tích, so sánh, giải 
thích,thì học sinh trả lời còn lúng túng hoặc mang tính chất chung chung, không rõ 
ràng.
 * Qua điều tra cụ thể: Bản thân tôi được Ban lãnh đạo phân công dạy học môn 
lịch sử 11. Trong quá trình giảng dạy với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình 
học tập bộ môn của học sinh vừa tiến hành rút kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy.Việc 
điều tra hiện thực thông qua sử dụng đồ dung trực quan, thảo luận, hỏi đáp để phát 
triển tư duy học sinh ở trên lớp; kiểm tra miệng, 15 phút, kiểm tra 45 phútKết quả 
kiểm tra tôi nhận thấy đa số học sinh chỉ trả lời được những câu hỏi mang tính chất 
trình bày; còn những câu hỏi so sánh, giải thích, phân tích, đánh giá nhận thức thì các 
em còn rất lúng túng. Do vậy kết quả điều tra cũng không cao cụ thể là:
 Đầu năm học 2011 – 2012 tôi dạy 2 lớp sử 11: 11C + 11C 1 kết quả khảo sát như 
 sau:
 Lớp - SS Giỏi - TL Khá - TL TB – TL Yếu - TL Kém - TL
 11C - 33 2 – 6,1% 14 – 42,4% 13 – 39,4% 4 – 12,1% 0
 11C1 - 41 0 – 0 10 – 24,4% 21 – 51,2% 10 –24,4% 0
4 – Một số phương pháp thực tế trong việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy 
học lịch sử lớp 11:
a/ Phương pháp sử dụng hình vẽ, tranh ảnh trong SGK:
 Tranh ảnh trong sách giáo khoa là một phương tiện trực quan tạo hình có tác 
dụng rất lớn trong dạy học lịch sử, nó cung cấp cho học sinh hình ảnh về quá khứ một 
cách cụ thể, sinh động và khá xác thực
 Ví dụ: Bức ảnh của Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi 1911(hình 7) SGK lớp 
11 trang 15, Áp phích năm 1920 – “Bạn đã ghi tên tình nguyện chưa?” – kêu gọi 
thanh niên nhập ngũ bảo vệ đất nước năm 1917 – 1921 ở Liên Xô (hình 25) SGK lịch 
sử lớp 11, ảnh “Hồng quân Liên Xô cắm cờ chiến thắng trên nóc tòa nhà Quốc hội 
Đức” ngày 30/4/1945 (hình 48) SGK lịch sử 11 trang 100, hay bức ảnh về “Trương 
Định nhận phong soái” sau hiệp ước 1862 (hình 51) SGK lịch sử 11 trang 112, hình khai thác triệt để nội dung lịch sử được biểu hiện qua tranh ảnh, hình vẽ trong SGK, 
 đồng thời khi sử dụng cần kết hợp sử dụng câu hỏi, miêu tả hoặc tường thuật, phân 
 tích để nắm được kiến thức lịch sử biểu hiện trong đồ dùng trực quan. Sau khi quan 
 sát học sinh cần nêu lên suy nghĩ của mình để các bạn trong lớp nhận xét, bổ sung 
 cho hoàn thiện. Mỗi ý kiến, phát biểu của các em dù đúng, sai, nông cạn hay sâu sắc 
 đều là cơ sở để giáo viên đánh giá trình độ của học sinh và uốn nắn, hướng dẫn nhận 
 thức của các em. Trong những điều kiện có thể cần gợi ý, tạo ra các cuộc thảo luận 
 của các em khi quan sát một bức tranh hay một hình vẽ.
 Ví dụ: Khi dạy bài 23 “Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu 
thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)” SGK lịch sử 11 trang 140-145 
giáo viên cho học sinh xem hình 74 “Một số tướng lĩnh của nghĩa quân Yên Thế” – 
Giáo viên giới thiệu và phát vấn học sinh “Các em hãy quan sát bức tranh hình 74 và 
rút ra nhận xét?” Sau khi lớp trao đổi, giáo viên gợi ý và học sinh trả lời, giáo viên 
mới giải thích rõ hơn về bức tranh cho học sinh hiểu.
b/ Phương pháp sử dụng các tranh ảnh chân dung của các nhân vật lịch sử:
 Chân dung các nhân vật lịch sử có tác dụng tạo biểu tượng về đặc điểm các 
giai cấp, tầng lớp trong xã hội, của các nhà cách mạng v.vgiáo viên sử dụng để 
giảng dạy nhằm tăng cường, cụ thể hóa về hình ảnh cũng như đặc điểm, tính cách, tài 
đức của các nhân vật lịch sử. Khi sử dụng giáo viên không nên miêu tả quá nhiều về 
hình dáng bên ngoài của nhân vật mà chủ yếu là làm nổi bật những nét tính cách, tài 
đức, lập trường, quan điểm và nội tâm của nhân vật để cho học sinh hiểu nhân vật 
một cách trọn vẹn, sâu sắc. Chẳng hạn như khi dạy về “Cách mạng tháng Mười Nga 
1917” học sinh không thể không biết đến hình ảnh Lê-nin đã khởi thảo ra “Bản luận 
cương tháng 4” với khẩu hiệu “Tất cả chính quyền về tay Xô Viết” và hình ảnh Lênin 
trực tiếp lãnh đạo Hồng quân Liên Xô đánh chiếm “Cung điện mùa Đông” giành 
thắng lợi, giáo viên cần nêu thêm những nét tiêu biểu nhằm giúp HS có ấn tượng sâu 
sắc về nhà cách mạng nổi tiếng này. Tóm lại, việc sử dụng kênh hình đã in trong sách giáo khoa hoặc tranh ảnh trên 
máy trình chiếu có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao kiến thức của học sinh trong 
học tập bộ môn lịch sử. Bởi các hình ảnh rỏ ràng, cụ thể của kênh hình không chỉ 
giúp học sinh hiểu sâu sắc kiến thức mà còn nảy sinh những cảm xúc lịch sử trong 
tâm hồn các em. Đặc biệt là các ảnh chân dung còn tạo điều kiện giáo dục thẩm mĩ 
cho các em và điều chủ yếu nhất là với hình ảnh cụ thể đó sẽ nâng cao sự hấp dẫn của 
học sinh đối với bộ môn lịch sử, làm cho kiến thức của các em thêm phong phú, sinh 
động và sâu sắc.
c/ Phương pháp sử dụng bản đồ, niên biểu, lược đồ
 Bản đồ, niên biểu, lược đồ là những đồ dung trực quan quy ước không thể 
thiếu được trong dạy học lịch sử nói chung và dạy học lịch sử lớp 11 nói riêng. Nhờ 
có những đồ dùng trực quan này mà học sinh có biểu tượng đúng đắn về hình ảnh địa 
lý, địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử. Chúng ta cũng biết mỗi một sự kiện lịch sử bao 
giờ cũng gắn liền với mốc thời gian và không gian nhất định, nếu ta tách sự kiện lịch 
sử khỏi không gian và thời gian ta sẽ không hiểu được nội dung ý nghĩa của sự kiện 
đó. Nắm được địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử sẽ không chỉ là biết tên địa điểm xảy ra 
sự kiện mà quan trọng hơn gắn liền với mỗi địa điểm đó là các yếu tố, địa hình phạm 
vi không gian, thời gian cũng như đặc điểm điều kiện tự nhiên của địa điểm đó.
 Trong khi sử dụng bản đồ, lược đồ, giáo viên cần chú ý giúp học sinh phân tích 
nêu kết luận khái quát về sự kiện được phản ánh trên bản đồ chứ không nên cho học 
sinh tiếp thu một cách thụ động. Ví như: Khi giảng về “Phong trào yêu nước chống 
Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX” bài 21 SGK lịch sử 
lớp 11. Giáo viên sử dụng bản đồ hay Lược đồ khởi nghĩa Yên Thế mà giáo viên tự 
vẽ, in kê phóng to hoặc hướng dẫn cho học sinh về nhà vẽ phóng to vào giấy A 0 treo 
lên bảng và yêu cầu học sinh trình bày diễn biến của phong trào qua lược đồ. Sau khi 
đã chuẩn bị bản đồ, lược đồ trong tiến trình giảng dạy giáo viên thực hiện các bước 
sau: Phân tích rõ nguyên nhân, mục đích của “Phong trào yêu nước chống Pháp của 
nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX” Giáo viên treo bản đồ lên 
tường (Nơi mà học sinh có thể nhìn rõ) Để lần lượt trình bày quá trình hoạt động của 
phong trào, hậu quả v.v Kết hợp với lời giảng giáo viên chỉ rõ cho các em những vị 
trí, địa điểm của nghĩa quân hoạt động qua 4 giai đoạn,... sau đó yêu cầu các em nhận 
xét và rút ra kết luận khái quát.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_su_dung_do_dung_truc_quan.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong giờ học Lịch sử lớp 11.pdf