Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 11

doc 61 trang sk11 02/06/2024 1760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 11

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 11
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
 TRƯỜNG THPT MỸ LỘC
 ---------------
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 DỰ THI CẤP TỈNH
 ĐỀ TÀI:
 RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI TẬP 
ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 11 
 Tác giả: Mai Thị Thu Hà
 Trình độ chuyên môn: Đại học
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THPT Mỹ Lộc – Nam Định
 Nam Định, tháng 1 năm 2016 Trường THPT Mỹ Lộc
 PHẦN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
 1. Cơ sở lí luận.
 Từ sau Nghị quyết 29 của Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XI), 
vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo Việt Nam đã thực sự đi vào 
đời sống. Bộ môn ngữ văn của chúng tôi không nằm ngoài quỹ đạo ấy. Cùng với việc 
đổi mới sách giáo khoa, việc dạy học ngữ văn đã chuyển từ phương pháp giảng văn 
sang phương pháp đọc hiểu văn bản. Dạy văn thực chất là dạy cho học sinh cách thức 
khám phá, giải mã văn bản. Từ đó hình thành cho học sinh năng lực tự học, tự đọc, tự 
tiếp nhận văn bản nói chung cũng như các năng lực phẩm chất khác. Hơn nữa việc dạy 
và học ngữ văn trong xu thế mới vừa phải quan tâm mục tiêu giáo dục theo yêu cầu 
của xã hội; vừa phải quan tâm đến nhu cầu, sở thích của cá nhân người học.
 Trước đây chương trình Ngữ văn đã nêu ba mục tiêu cơ bản của việc dạy học 
ngữ văn: Một là cung cấp cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính 
hệ thống về ngôn ngữ (trọng tâm là tiếng Việt) và văn học (trong tâm là văn học Việt 
Nam), phù hợp với trình độ phát triển của lưa tuổi và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực 
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Hai là hình thành và phát triển 
năng lực sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mĩ Ba là bồi dưỡng 
tinh thần, tinh cảm như tình yêu tiếng Việt, yêu thiên nhiên, gia đình, lòng tự hào dân 
tộc
 Từ sau khi đổi mới, mục tiêu dạy học môn Ngữ văn, đã điều chỉnh theo hướng: 
Đề cao mục tiêu hình thành và phát triển năng lực ngữ văn, mà trước hết là năng giao 
tiếp với việc sử dụng thành thạo bốn kỹ năng cơ bản: đọc, viết, nghe, nói Thông qua 
mục tiêu trực tiếp này tiếp tục hình thành các kỹ năng, năng lực khác; đồng thời giáo 
dục tư tưởng, tình cảm, giáo dục nhân cách cao đẹp cho học sinh.
 2.Cơ sở thực tiễn
 Thực tế, chương trình Ngữ văn THPT đã được xây dựng trên nguyên tắc tích hợp 
cả 3 phân môn: Đọc văn, Tiếng Việt và Làm văn. Trong phân môn Đọc văn, chúng ta 
sử dụng khái niệm đọc hiểu và coi đó như một phương pháp dạy học tích cực hướng 
tới chủ thể trung tâm là người đọc; nhất là khi yêu cầu đổi mới hiện nay chú trọng đặc 
biệt đến kĩ năng đọc hiểu văn bản của học sinh, thể hiện qua các đề bài kiểm tra đánh 
giá, các bài thi trong những năm gần đây.
Sáng kiến kinh nghiệm 2 Mai Thị Thu Hà Trường THPT Mỹ Lộc
 Xuất phát từ thực trạng đó, tôi thấy việc hướng dẫn cho học sinh thực sự có kĩ 
năng và thuần thục kĩ năng đọc hiểu văn bản là vô cùng cần thiết để các em có thể dễ 
dàng thực hiện tốt các bài tập đọc hiểu; cũng như tự tin, chủ động tiếp cận cận các văn 
bản trong và ngoài chương trình học. Vì thế ngay từ khi Bộ Giáo dục & Đào tạo có 
chủ chương đưa câu hỏi đọc hiểu vào đề kiểm tra, đề thi tôi đã hình thành đề tài “rèn 
kĩ năng làm bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 11.”
 PHẦN II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
 A. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN
 Cùng với chương trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa, Bộ Giáo dục & 
Đào tạo đã quan tâm đến đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá. 
Điều này đã được cả người dạy và người học hào hứng hưởng ứng, và thực tế đã giúp 
cho giờ học ngữ văn bớt căng thẳng, nặng nề bởi nó phát huy được vai trò tích cực chủ 
động của học sinh.
 Song đó chỉ là trong giờ học với sự giúp đỡ của giáo viên qua một hệ thống những câu 
hỏi định hướng, gợi mở có tầng bậc. Còn thực tế khi gặp những đề kiểm tra dưới dạng câu hỏi 
đọc hiểu thì học sinh thường lúng túng không tự giải quyết được vấn đề: làm không đúng, 
không xác định được nội dung trả lời cho đúng trọng tâm, viết dài nên mất điểm. Bằng thực tế 
giảng dạy tôi thấy có một số nguyên nhân cơ bản sau:
 * Về phía giáo viên: Đây là một dạng bài tập kiểu mới vì vậy nhiều giáo viên 
vẫn còn lúng túng trong việc ra câu hỏi, lựa chọn ngữ liệu đọc hiểu: ra câu hỏi và 
hướng dẫn chấm theo hướng chủ quan cảm tính, dạy thế nào ra hướng dẫn chấm như 
vậy, khiến học sinh không có phương pháp làm bài rất dễ mất điểm. Khi rèn kĩ năng 
đọc hiểu văn bản cho học sinh, giáo viên thường bắt đầu bằng việc hướng dẫn học sinh 
đọc hiểu từng văn bản một. Cách làm này rất mất thời gian, bởi vì những văn bản dùng 
làm ngữ liệu đọc hiểu văn bản rất phong phú đa dạng giáo viên không thể dạy hết cho 
học sinh được.
 * Về phía học sinh: 
 - Học sinh chưa nắm chắc kiến thức cơ bản của các phân môn, vì vậy còn làm 
bài sai, thiếu chính xác.
 Có thể là bởi chương trình dàn trải kiến thức từ bậc Tiểu học, qua Trung học cơ 
sở, đến Trung học phổ thông; lại vẫn nặng về phần cung cấp kiến thức, chứ chưa thực 
chú trọng vận dụng thực hành nên các em chưa nắm chắc, thậm chí còn lơ mơ về được 
Sáng kiến kinh nghiệm 4 Mai Thị Thu Hà Trường THPT Mỹ Lộc
 VD: nhà, cửa, bàn, ghế, xe
* Từ phức: là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên.
Từ phức được chia ra làm hai loại là Từ ghép và Từ láy:
- Từ ghép: là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với 
nhau về mặt nghĩa.
+ Tác dụng: dùng định danh sự vật, hiện tượng hoặc dùng để nêu đặc điểm tính chất 
trạng thái của sự vật
+ Căn cứ vào quan hệ về mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép, người ta chia làm hai 
loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
 VD: Anh em, bố mẹ, nhà cửa, bàn ghế, quần áo (từ ghép đẳng lập)
 Xe đạp, lốp xe, cây cối, đường xá (từ ghép chính phụ)
- Từ láy: là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với 
nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại 
tiếng gốc.
 Phân loại từ láy: Láy bộ phận (láy âm và láy vần) và láy toàn bộ; láy đôi, láy ba, 
láy bốn.
VD: lúng la lúng liếng, sạch sành sanh, long lanh, 
 Tác dụng: tạo nên những từ tượng thanh, tượng hình trong miêu tả, thơ ca... có 
tác dụng gợi hình gợi cảm. 
 b. Từ xét về nguồn gốc
- Từ mượn: gồm từ Hán Việt và từ mượn các nước khác 
VD: + Từ Hán Việt: hoàng hôn, nhân dân, quốc kì, quốc lộ
 + Từ mượn các nước khác: gác ba ga, ba đờ xuy, ra đi ô, facebook, email
- Từ địa phương (phương ngữ): là từ dùng ở một địa phương nào đó (có từ toàn dân 
tương ứng).
 VD: Tía, mế, mô, rứa, mần răng, ni, nớ
- Biệt ngữ xã hội: là từ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
 VD: Cớm, chõm, dân hai ngón, 
c. Từ xét về nghĩa
* Khái niệm: 
- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ..) mà từ biểu thị.
Sáng kiến kinh nghiệm 6 Mai Thị Thu Hà Trường THPT Mỹ Lộc
* Thành phần phụ:
- Trạng ngữ: là thành phần nhằm xác định thêm thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục 
đích, cách thức... diễn ra sự việc nêu trong câu.
- Thành phần biệt lập: là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc 
của câu (tình thái, cảm thán, gọi - đáp, phụ chú), bao gồm:
+ Phần phụ tình thái: dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được 
nói đến trong câu
+ Phần phụ cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, 
giận...).
+ Thành phần phụ chú:được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của 
câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai 
dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần 
phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.
+ Thành phần gọi đáp: được dùng để tọa lập hoặc duy trì mối quan hệ giao tiếp.
+ Khởi ngữ: là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến 
trong câu.
b. Các thành phần nghĩa của câu: 
* Nghĩa sự việc:
- Câu biểu thị hành động.
- Câu biểu thị tư thế.
- Câu biểu thị sự tồn tại.
- Câu biểu thị trạng thái, tính chất, đặc điểm.
- Câu biểu thị quá trình.
- Câu biểu thị quan hệ.
* Nghĩa tình thái.
- Tình cảm thái độ, sự đánh giá của người nói với sự việc được nói đến trong câu.
- Tình cảm thái độ của người nói với người nghe.
c. Phân loại câu
* Câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp: Câu đặc biệt, câu đơn, câu phức, câu ghép.
- Câu đặc biệt: là câu không xác định được thành phần chủ ngữ - vị ngữ của câu.
VD: Mưa. Nắng. Gió. Sương.
- Câu đơn: là câu được cấu tạo bởi một cụm chủ ngữ vị ngữ.
Sáng kiến kinh nghiệm 8 Mai Thị Thu Hà Trường THPT Mỹ Lộc
 Trong cách nói hằng ngày người Việt Nam thường dùng so sánh ví von : Đẹp 
như tiên giáng trần, hôi như cú, vui như tết, xấu như ma  Khiến lời nói vừa có hình 
ảnh vừa thấm thía. 
 Còn trong văn bản nghệ thuật, so sánh được dùng như một biện pháp tu từ với 
thế mạnh đặc biệt khi gợi hình, gợi cảm. Đôi khi có những so sánh rất bất ngờ, thú vị, 
góp phần cụ thể hóa được những gì hết sức trừu tượng, khó cân đo, đong đếm. * Các 
kiểu so sánh: Dựa vào mục đích và các từ so sánh người ta chia phép so sánh thành hai 
kiểu:
- So sánh ngang bằng (còn gọi là so sánh tương đồng): thường được thể hiện bởi các từ 
như là, như, y như, tựa như, giống như hoặc cặp đại từ bao nhiêubấy nhiêu.
- So sánh hơn – kém (còn gọi là so sánh tương phản): thường sử dụng các từ như hơn, 
hơn là, kém, kém gì
a.2. Nhân hóa: là cách gọi tả con vật cây cối đồ vật ... bằng những từ ngữ vốn được 
dùng để gọi hoặc tả con người.
* Tác dụng: Nhân hóa khiến sự vật trở nên sống động, gần với đời sống con người. 
Cách diễn đạt nhân hóa đem lại cho lời thơ, văn có tính biểu cảm cao. 
* Phân loại: Nhân hoá được chia thành các kiểu sau đây:
- Gọi sự vật bằng những từ vốn gọi người:
- Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động, tính 
chất của đối tượng không phải là người. 
- Coi đối tượng không phải là người như con người để tâm tình trò chuyện. 
Ví dụ: Khăn thương nhớ ai
 Khăn rơi xuống đất?
 Khăn thương nhớ ai
 Khăn vắt trên vai (Ca dao)
- Ngoài ra còn có biện pháp vật hoá. Ðó là cách dùng các từ ngữ chỉ thuộc tính, hoạt 
động của loài vật, đồ vật sang chỉ những thuộc tính và hoạt động của con người. Biện 
pháp này thường được dùng trong khẩu ngữ và trong văn thơ châm biếm. 
a.3. Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác vì giữa 
chúng có điểm tương đồng với nhau.
* Tác dụng: Dùng ẩn dụ nhằm tăng thêm tính gợi hình gợi cảm, sự hàm súc, lôi cuốn 
cho cách diễn đạt. 
Sáng kiến kinh nghiệm 10 Mai Thị Thu Hà Trường THPT Mỹ Lộc
a.6. Nói giảm, nói tránh: là cách nói giảm nhẹ mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, 
sự việc, hiện tượng hoặc dùng cách diễn đạt khác với tên gọi vốn có của sự vật, sự 
việc, hiện tượng.
* Tác dụng:
- Tạo nên cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển; tăng sức biểu cảm cho lời thơ, văn.
- Giảm bớt mức độ tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề trong những 
trường hợp cần phải lảng tránh do những nguyên nhân của tình cảm.
- Thể hiện thái độ lịch sự, nhã nhặn của người nói, sự quan tâm, tôn trọng của người 
nói đói với người nghe, góp phần tạo phong cách nói năng đúng mực của con người có 
giáp dục, có văn hoá.
Ví dụ: Rải rác biên cương mồ viễn xứ
 Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
 Áo bào thay chiếu anh về đất
 Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Quang Dũng)
a.7. Liệt kê: là cách sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại trong một câu 
hoặc một đoạn. 
* Tác dụng: nhằm diễn tả cụ thể, toàn điện hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác 
nhau của thực tế, tư tưởng tình cảm.
VD: Của ong bướm này đây tuần tháng mật
 Này đây hoa cuả đồng nội xanh rì
 Này đây lá của cành tơ phơ phất
 Của yến anh này đây khúc tình si
 Và này đây ánh sáng chớp hàng mi... (Xuân Diệu)
* Phân loại: Dựa vào hình thức cấu tạo và đặc điểm ý nghĩa, có thể chia phép liệt kê 
thành những loại: 
- Theo cấu tạo: liệt kê từng cặp và liệt kê không từng cặp.
- Theo ý nghĩa: liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến.
a.8. Điệp ngữ: là biện pháp lặp đi lặp lại nhiều lần một từ, một ngữ hoặc cả câu một 
cách có nghệ thuật.
* Tác dụng: dùng điệp ngữ vừa nhấn mạnh nhằm làm nổi bật ý; vừa tạo âm hưởng 
nhịp điệu cho câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ (tha thiết, nhịp nhàng, hoặc hào 
hùng mạnh mẽ); vừa gợi cảm xúc mạnh trong lòng người đọc. 
Sáng kiến kinh nghiệm 12 Mai Thị Thu Hà

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_lam_bai_tap_doc_hieu_cho_h.doc