Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm văn nghị luận lớp 11

docx 16 trang sk11 31/07/2024 1040
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm văn nghị luận lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm văn nghị luận lớp 11

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm văn nghị luận lớp 11
 BM 01– Bìa SPSKKN
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
 Đơn vị: Trường THCS và THPT Bàu Hàm
 Mã số: 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN LỚP 11
 Người thực hiện: BÙI THỊ THỦY
 Lĩnh vực nghiên cứu:
 - Quản lý giáo dục:
 - Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ Văn
 - Lĩnh vực khác:
Có đính kèm:
 Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
 NĂM HỌC : 2011 – 2012 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Theo thống kê kết quả kiểm tra, thi những năm gần đây bài kiểm tra môn Ngữ 
Văn đạt điểm cao rất ít, phần lớn dưới điểm trung bình, thậm chí điểm 0 cũng có. 
Trong đó nhiều bài làm của học sinh khiến người chấm chưa hài lòng vì những sai 
sót quá cơ bản như sai chính tả, sai kiến thức, lỗi diễn đạt, suy diễn theo cảm tính, 
viết mà không hiểu những gì mình đã viết, Đặc biệt khả năng lập luận trong văn 
nghị luận của học sinh hiện nay rất yếu, nhiều em tỏ ra rất lúng túng, thậm chí 
chưa xác định được một hệ thống luận điểm, luận cứ một cách rõ ràng và xác đáng. 
 Có một điều khá phổ biến của học sinh THPT hiện nay là khi làm văn xong 
không thể tự mình rút kinh nghiệm, tự mình đánh giá xem bài làm có chỗ nào 
được, chỗ nào chưa được. Và có nhiều học sinh chưa nắm vững được quy trình làm 
 một bài văn, chưa làm chủ được các thao tác lập luận, các công việc cần thiết của 
tiến trình xây dựng một văn bản, học sinh thường chỉ lo khâu bước vào bài và cảm 
thấy khó khăn ở bước nhập đề. Cứ nghĩ nhập đề xong thế là viết được bài. Ở đây, 
tôi không bàn đến cảm hứng sáng tạo mà chỉ nói đến ý thức trong đầu óc của người 
cầm bút về ý đồ thông báo, về nội dung thông báo, về cách thức thông báo, về cách 
dùng từ, diễn đạt. Chỗ yếu cơ bản này của học sinh phản ánh tình trạng mù mờ về 
lí thuyết mà giáo viên THPT chúng ta lâu nay thường mắc phải. Đa số học sinh 
THPT làm văn theo cảm tính, học sinh chưa có thói quen suy nghĩ về đề, về yêu 
cầu của đề, về cách tìm ý, sắp xếp các ý, về kết cấu văn bản sắp hình thành. Hiện 
tượng học sinh lạc đề, xa đề, viết lan man, kết cấu lộn xộn, trùng lặp, đứt mạch, 
mất cân đối, hoặc bài văn kết cấu không đầy đủ, không biết triển khai luận điểm ở 
từng phần hay không biết khai thác tư liệu, Đó là những thiếu sót phổ biến trong 
kĩ năng làm văn nghị luận của học sinh hiện nay. Có nhiều cách lí giải hiện tượng 
này, nhưng có một nguyên nhân chính, đó là sự non kém về ý thức làm văn của
học sinh hay nói đúng hơn là sự non kém về văn hóa làm văn.
 Hơn nữa, đối tượng mà tôi nghiên cứu trong chuyên đề này là học sinh lớp 11, 
cụ thể là học sinh lớp 11A4, 11A5, 11A6 của trường THCS và THPT Bàu Hàm - 
một ngôi trường vùng sâu vùng xa, mà phần lớn học sinh là người dân tộc, lực học 
rất yếu, đặc biệt là rất yếu khi làm văn.
 Điều đó đã phản ánh một thực tế: hiệu quả học và làm văn ngày càng sa sút và 
đang ở mức báo động đòi hỏi cần phải đưa ra những giải pháp thích hợp để đổi 
mới quy trình dạy và học môn Ngữ Văn hiện nay, đặc biệt phân môn làm văn, 
trong đó có bài văn nghị luận. Với suy nghĩ trên, tôi xin giới thiệu cùng các thầy cô 
giảng dạy môn Ngữ Văn lớp 11 chuyên đề: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận lớp
11. Mong rằng chuyên đề này sẽ góp một phần nhỏ vào quy trình đổi mới phương 
pháp dạy và học môn Ngữ Văn ở các trường trung học phổ thông vùng sâu, vùng 
xa trên địa bàn huyện Trảng Bom và các trường trung học phổ thông hiện nay.
II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận:
 Xuất phát từ phương châm “Học đi đôi với hành, lí luận phải gắn liền với thực 
tiễn”, do đó ngoài việc cung cấp kiến thức mới, giáo viên cần hướng dẫn học sinh 
áp dụng các kiến thức đã học vào làm văn ở các kiểu bài, các dạng đề có liên quan 
đến những kiến thức đã học, nhằm nâng cao kiến thức cũng như khả năng vận 
dụng các kiến thức vào thực tế cuộc sống. Có như vậy học sinh mới phát huy tư 
duy một cách toàn diện và sâu sắc nhất. Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe 
một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn vậy, người viết phải biết trình bày ý kiến 
của mình và đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, nghĩa là phải biết lập luận. 
 Ở chương trình Ngữ Văn lớp 11 trong phân môn làm văn, trong đó có kiểu bài 
văn nghị luận học sinh sẽ đi sâu vào hai dạng đề: nghị luận xã hội và nghị luận văn
học. Sau đây tôi xin lần lượt rèn kĩ năng làm văn nghị luận cho học sinh lớp 11:
2.1 Kĩ năng phân tích đề:
 Phân tích đề là công việc trước tiên trong quá trình làm một bài văn nghị luận 
nhưng lại là khâu mà phần lớn học sinh bỏ qua. Bởi theo các em nghĩ nếu phân tích 
đề sẽ mất thời gian làm bài. Thực tế cho thấy, một bài văn làm trong 45 – 90 phút, 
học sinh chỉ mất khoảng 5 – 10 phút phân tích đề.
 Khi phân tích đề cần đọc kĩ đề bài, chú ý những từ ngữ then chốt để xác định
yêu cầu về nội dung và hình thức nghị luận, phạm vị tư liệu cần sử dụng.
 Trước tiên, phương pháp tôi đã vận dụng để phân tích đề là phương pháp nêu 
vấn đề. Phương pháp này được tiến hành thông qua việc giáo viên (hoặc học sinh) 
đưa ra một tình huống có vấn đề nảy sinh trong bài học hoặc trong cuộc sống. Nó 
giúp học sinh biết cách giải quyết vấn đề và rèn kĩ năng tư duy.
 Mục tiêu của phương pháp này mà tôi áp dụng là rèn kĩ năng phát hiện, nhận 
biết và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập, đặc biệt khi làm văn và trong 
cuộc sống của học sinh.
 Sau đây là ví dụ về việc sử dụng tình huống nêu vấn đề khi phân tích đề văn
nghị luận xã hội và đề văn nghị luận văn học:
Đề 1:Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở 
nước ta hiện nay?
Đề 2: Cảm nhận của anh (chị) về tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự 
tình (bài II).
 Trước hết, giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ đề và dùng thước gạch chân
những từ ngữ then chốt:
VD: Đề 1: Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay. 
 Đề 2: Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình (bài II).
- Hoạt động 1: Học sinh đọc kĩ đề và cho biết đề nào có định hướng cụ thể, đề nào 
đòi hỏi người viết phải tự xác định hướng triển khai?
Dự kiến học sinh trả lời:
+ Đề 1 là “đề đóng” vì đây là dạng đề định hướng rõ nội dung nghị luận.
+ Đề 2: là “đề mở” yêu cầu bàn về tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài thơ Tự 
tình (bài II), nhưng chưa rõ, vì vậy đòi hỏi người viết phải tự xác định hướng triển 
khai.
- Hoạt động 2: Giáo viên đặt câu hỏi: Vấn đề nghị luận của mỗi đề là gì?
Dự kiến học sinh trả lời:
Đề 1: Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay. 
Đề 2: Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình (bài II).
 Nhưng học sinh chưa hiểu: Vấn đề nghị luận nêu ở đề 2: Tâm sự của Hồ Xuân 
Hương trong bài Tự tình (bài II) đó là tâm sự gì?
 Giáo viên tiếp tục sử dụng phương pháp gợi mở. Đây là phương pháp dẫn dắt
học sinh từng bước tìm hiểu vấn đề bằng những câu hỏi gợi mở:
 Đề 2: Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình (bài II) là tâm sự về vấn đề
gì? Tâm sự đó được bộc lộ qua diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài phạm vi và mức độ nghị luận,nhờ đó mà người viết không bỏ sót những ý quan 
trọng, đồng thời loại bỏ được những ý không cần thiết, hay tránh được tình trạng 
xa đề, lạc đề hoặc lặp ý. Hơn nữa, có dàn ý người viết sẽ phân phối thời gian làm 
bài hợp lí, không bị rơi vào tình trạng “đầu voi đuôi chuột” như đã thấy trong khá 
nhiều bài làm văn ở nhà trường.
 * Quy trình lập dàn ý bao gồm:
 - Xác lập luận điểm, luận cứ.
 - Sắp xếp luận điểm, luận cứ theo một trình tự logíc, chặt chẽ.
 * Dàn ý chi tiết: 
Cách 1:
MB: Giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề.
TB: Triển khai lần lượt các luận điểm, luận cứ và sắp xếp chúng theo một trình tự 
hợp lí, chặt chẽ.
KB: Khẳng định, nhấn mạnh hoặc mở rộng vấn đề.
 Để rèn kĩ năng lập dàn ý, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp thảo luận nhóm.
Phương pháp này được tiến hành như sau:
+ Trước tiên, giáo viên nêu vấn đề, xác định các yêu cầu, nhiệm vụ của mỗi nhóm. 
Cụ thể ở đây, giáo viên yêu cầu học sinh xác lập luận điểm, luận cứ và sắp xếp 
luận điểm, luận cứ theo trình tự hợp lí, logíc.
+ Giáo viên tổ chức chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:
Hoạt động 1: Hãy xác lập luận điểm, luận cứ cho đề 1.
+ Các nhóm tiến hành thảo luận trong 5 – 10 phút.
 Trong quá trình học sinh thảo luận, giáo viên theo dõi, quan sát và bao quát các 
nhóm để lắng nghe ý kiến thảo luận của học sinh, nhắc nhở những học sinh thiếu 
tập trung tham gia thảo luận nhóm,
- Phương pháp gợi mở: khi thấy học sinh chưa biết tìm ý, giáo viên có thể gợi ý
bằng một số câu hỏi gợi mở:
(1) Thực phẩm hiện nay có nhiều loại, phong phú và đa dạng như thế nào? Nhưng
tại sao vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang được toàn xã hội quan tâm?
(2) Như thế nào thì được coi là thực phẩm chất lượng, an toàn? Thực phẩm chất 
lượng, đảm bảo an toàn đem lại những lợi ích gì?
(3) Những thực phẩm không an toàn, kém chất lượng ảnh hưởng như thế nào đến
sức khỏe người sử dụng?
(4) Làm thế nào để vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm không còn là nỗi lo đối với 
người sử dụng?
 Như vậy khi học sinh trả lời được những câu hỏi trên tức là học sinh đã hiểu 
cần triển khai bài viết gồm những luận điểm nào và trong mỗi luận điểm đó có bao 
nhiêu luận cứ.
 - Đến đây giáo viên kết hợp sử dụng phương pháp thuyết trình. 
Mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm 
khác theo dõi, có thể chất vấn, trao đổi, nhận xét, bổ sung ý kiến.
 Tiếp đến, giáo viên tổng hợp các ý kiến của học sinh, liên kết các ý kiến khác
nhau lên bảng.
 Sau đó giáo viên sử dụng bảng phụ có viết sẵn luận điểm, luận cứ để học sinh đối 
chiếu với kết quả của nhóm mình. Đến đây giáo viên nhấn mạnh những luận điểm 
quan trọng, bổ sung những luận điểm, luận cứ cần thiết. Cách 2: Sơ đồ hóa dàn ý:
 MB: Luận điểm trung tâm
 Luận điểm 1 Luận điểm 2
 TB:
 Luận cứ 1 Luận cứ 2 Luận cứ 1 Luận cứ 2
 Dẫn chứng Dẫn chứng Dẫn chứng Dẫn chứng 
 minh họa minh họa minh họa minh họa
 Chốt ý Chốt ý
 KB Khẳng định, nhấn mạnh hoặc mở rộng vấn đề.
Cách thực hiện dàn ý trên cho một đề văn cụ thể:
 Cảm nghĩ của anh (chị) về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ 
chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác). 2.3 Kĩ năng viết đoạn văn:
 Để rèn kĩ năng viết đoạn văn, tôi đã triển khai tổ chức giờ làm văn viết và giờ 
làm văn miệng.
a. Giờ làm văn viết:
 Khi rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận, tôi không ôm đồm trong một tiết yêu 
cầu học sinh phải viết xong cả bài văn mà chủ yếu hướng các em tập viết tốt từng 
ý, từng đoạn, xong ý này, đoạn này tôi mới chuyển sang ý khác, đoạn khác. Hơn 
nữa, khi các em viết đoạn văn, tôi thường hướng dẫn các em viết đoạn văn theo 
nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp diễn dịch, quy nạp hay song 
hành để có những đoạn văn khác nhau cho cùng một luận điểm và cần chú ý 
những câu chuyển ý, liên kết đoạn để các ý, các đoạn trong bài viết không bị rời 
rạc.
Cụ thể:
Bước 1: Trước hết, giáo viên giới thiệu cho học sinh phương pháp diễn dịch, quy
nạp là gì?
 Diễn dịch là từ tiền đề chung, có tính phổ biến suy ra những kết luận về những
sự việc, hiện tượng riêng.
Có thể khái quát phương pháp này như sau:
 Câu chốt
 Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu n
 Quy nạp là từ cái riêng suy ra cái chung, từ những sự vật cá biệt suy ra nguyên 
lí phổ biến.
Có thể khái quát phương pháp này như sau:
 Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu n
 Chốt ý
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng đoạn văn theo hai phương pháp
trên.
Bước 3: Giáo viên giao một vấn đề (một luận điểm) yêu cầu học sinh thực hiện 
theo nhóm. Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm viết theo một phương 
pháp.
 Ví dụ giáo viên cho luận điểm: Thực trạng của vấn đề vệ sinh an toàn thực 
phẩm ở nước ta hiện nay.
Yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm, mỗi nhóm viết theo một phương pháp trên.
Giáo viên chuẩn bị sẵn đoạn văn cho từng phương pháp:
 - Đoạn văn diễn dịch:
 Vấn đề vệ sinh thực phẩm ở nước ta hiện nay còn nhiều tồn tại (1). Bởi các loại 
thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và ngoài nước nhập vào với nhiều chủng 
loại (2). Việc sử dụng chất phụ gia trong chế biến thực phẩm trở nên phổ biến (3). 
Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng (4). Những móm ăn chế biến 
sẵn như thịt, giò, chả,... được bày bán trên thị trường chưa qua kiểm dịch (5). 
Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, hóa chất kích 
thích tăng trưởng, thuốc bảo quản không theo đúng quy định vẫn còn tồn dư trong

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_lam_van_nghi_luan_lop_11.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm văn nghị luận lớp 11.pdf