Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành và phát triển tư duy kinh tế cho học sinh trong dạy học chương Sự điện li lớp 11 ở trường trung học phổ thông
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành và phát triển tư duy kinh tế cho học sinh trong dạy học chương Sự điện li lớp 11 ở trường trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành và phát triển tư duy kinh tế cho học sinh trong dạy học chương Sự điện li lớp 11 ở trường trung học phổ thông
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRI ỂN TƯ DUY KINH TẾ CHO HỌC SINH TRONG D ẠY HỌC CHƯƠNG SỰ ĐIỆN LI – HÓA HỌC LỚP 11 Ở TRƯỜNG TRUNG H ỌC PHỔ THÔNG Lĩnh vực: Hóa học Năm học 2020 - 2021 MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...................................................................................................... 1 2. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................................ 2 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................ 2 PHẦN II:NỘI DUNG ...................................................................................................... 3 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CỞ SỞ THỰC TIỄN ...................................................................... 3 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN............................................................................................................. 3 1.1.1. Tư duy kinh tế ............................................................................................................. 3 1.1.2. Các biểu hiện tư duy kinh tế của học sinh phổ thông .................................................... 3 1.1.3. Các đặc trưng tư duy kinh tế của học sinh phổ thông ................................................... 4 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ........................................................................................................ 4 1.2.1. Cơ sở về chương trình, nội dung chương Sự điện li trong SGK Hóa học 11 .................. 4 1.2.2. Thực trạng dạy học chương sự điện li chương trình Hóa học 11 hiện nay ở trường THPH .................................................................................................................................. 6 1.2.2.1. Thực trạng về họat động dạy của giáo viên .................................................................. 6 1.2.2.2. Thực trạng về hoặt động học của học sinh ................................................................ 10 1.2.2.3. Đánh giá, phân tích thực trạng ................................................................................. 13 1.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY KINH TẾ CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG ....................................................................... Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Các giải pháp chung ............................................................................................................. 13 1.2.2. Các giải pháp cụ thể để hình thành và phát triển tư duy kinh tế cho học sinh thông qua dạy học môn hóa học ................................................................................................................... 14 1.2.2.1. Trong dạy học cần phải xem xét tinh khả thi của vấn đề cần giải quyết ......................... 14 1.2.2.2. Trong dạy học cần khai thác nhiều phương án giải quyết vấn đề từ đó lựa chọn phương án tối ưu nhằm đạt được hiệu quả cao ........................................................................................ 14 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đào tạo những người lao động phát triển toàn diện, có tư duy sáng tạo, có năng lực thực hành giỏi, có khả năng đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với phát triển nền kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hoá là nhiệm vụ cấp bách đối với ngành giáo dục nước ta hiện nay. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, sự nghiệp giáo dục cần phải được đổi mới. Cùng với những thay đổi về nội dung, cần có những đổi mới căn bản về tư duy giáo dục và phương pháp dạy học, trong đó phương pháp dạy học môn Hóa học là một yếu tố quan trọng. Hiện nay, nước ta mỗi năm có hàng vạn thanh niên sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông đã trực tiếp lao động sản xuất ở các ngành nghề và cơ sở kinh tế khác nhau. Một bộ phận khác được học lên ở các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học để rồi trực tiếp hay gián tiếp lao động hoặc tham gia quản lí kinh tế. Họ là những người phải đối đầu với nền kinh tế thị trường nhiều thành phần và sự phát triển như vũ bão của khoa học, kĩ thuật và công nghệ. Họ luôn phải giải quyết các bài toán kinh tế khác nhau do thực tiễn sản xuất yêu cầu. Vì vậy, việc giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ xây dựng niềm tin, khả năng tư duy, nhất là tư duy kinh tế là yêu cầu khách quan của cuộc sống mà bất cứ môn học nào trong nhà trường phổ thông cũng phải có trách nhiệm thực hiện tốt. Hóa học là một môn khoa học thực tiễn, có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học, công nghệ, sản xuất và đời sống xã hội hiện đại, nó thúc đẩy mạnh mẽ quá trình sản xuất, được coi là chìa khoá của sự phát triển. Tuy nhiên, theo điều tra của tác giả (mục 1.2.2.2), có 25,9% học môn Hóa học vì bắt buộc. 52,4% vì mục đích thi cử, chỉ khoảng 20% học sinh yêu thích môn Hóa học. Mặc dù môn Hóa học có nhiều ứng dụng vào cuộc sống nhưng thực tế môn Hóa học ngày càng “thất sủng”, số lượng học sinh theo học môn Hóa ngày càng ít, điều này có lẽ do trong chương trình Hóa học phổ thông hiên nay, đã có một số phần kiến thức gắn liền với thực tế sản xuất tuy nhiên dung lượng chưa nhiều và còn mang nặng tính hàn lâm, học sinh rất khó vận dụng kiến thức đã học vào đời sống sản xuất. Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học là một vấn đề cấp thiết. Chương Sự điện li thuộc chương trình Hóa học lớp 11 là một nội dung kiến thức rất quan trọng, có nhiều phần kiến thức như pH, phản ứng trao đổi ioncó thể được áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất, tuy nhiên trong sách giáo khoa, phần kiến thức liên hệ thực tế hầu như chưa có. Ở nước ta, cho đến nay, trong lĩnh vực dạy học Hóa học, đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển năng lực tư duy cho học sinh, như phát triển năng lực tư duy sáng tạo, tư duy giải quyết vấn đề .Nhưng chưa có những công trình nghiên cứu nào về phát triển tư duy kinh tế cho học sinh. Vì những lí do đã trình bày ở trên, tôi chọn đề tài: “Hình thành và phát triển tư duy kinh tế cho học sinh trong dạy học chương sự điện li lớp 11 ở trường trung học phổ thông” để thực hiện trong sáng kiến kinh nghiệm này. 1 PHẦN II:NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CỞ SỞ THỰC TIỄN 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.1 Tư duy kinh tế Cụm từ “Tư duy kinh tế” đã được nhắc đến rất nhiều, tuy nhiên hầu như chưa thấy tài liệu đưa ra định nghĩa tường minh về loại hình tư duy này cũng như nghiên cứu về cấu trúc và thành phần của nó. Tuỳ theo từng vấn đề, nội dung cụ thể mà người ta đưa ra cách hiểu về tư duy kinh tế khác nhau. Chẳng hạn, trong triết lý kinh doanh, tư duy kinh tế là quan trọng nhất. Trong đó tư duy kinh tế phải luôn lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu cuối cùng, phải biết nắm bắt cơ vận hội, phải mang tính tổng hợp liên ngành và bị ràng buộc bởi nhiều mối liên hệ. Cuối cùng, tư duy kinh tế không chỉ phản ánh bản chất các quan hệ kinh tế trong trong ý thức của chủ thể kinh tế mà còn là phương thức thực hiện. Cụ thể, tư duy kinh tế của nhà kinh doanh được biểu hiện bằng lao động trí tuệ của họ thông qua các nhiệm vụ sau: - Đề ra và lựa chọn chiến lược kinh doanh tối ưu trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa - Quyết định quản trị - Tổ chức hành động thực hiện quyết định điều hành doanh nghiệp - Kiểm tra thực hiện quyết định quản trị. Một số quan điểm lại cho rằng tư duy kinh tế là sự phản ánh vào ý thức con người các hiện tượng, quá trình và quy luật của nền sản xuất xã hội dưới dạng một hệ thống khái niệm. Cùng với những quy luật phổ biến của tư duy nói chung, tư duy kinh tế có những quy luật vận động đặc thù. Nó ra đời và phát triển trong quá trình hoạt động thực tiễn sản xuất xã hội của con người, để nhằm giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn đặt ra. Mỗi cơ chế quản lí đều dựa trên cơ sở tư duy kinh tế nhất định, do vậy tư duy kinh tế có nhiệm vụ nhận thức và cải biến nền sản xuất xã hội. Đối tượng phản ánh của tư duy kinh tế ở nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tư duy kinh tế phục vụ cho những nhiệm vụ kinh tế trên các hạch toán và kinh doanh, từ tổ chức sản xuất, chế biến sản phẩm thành hàng hoá, bảo quản và tiêu thụ,... 1.1.2. Các biểu hiện tư duy kinh tế của học sinh phổ thông Đối với học sinh THPT, tư duy kinh tế có thể được biểu hiện qua các yếu tố sau: - Tư duy quản trị: Thể hiện qua sự phân công, sắp xếp công việc - Tư duy chiến lược: Thể hiện qua các việc dự kiến các phương án thực hiện, dự kiến kinh phí, nhân lực, các phương tiện cần thiết, lựa chọn được phương án tối ưu phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện sẵn có. 3 hóa học, do vậy cần giáo dục học sinh lòng biết ơn đối với các nhà khoa học. Học sinh cũng học tập được tinh thần hợp tác khoa học của nhiều thế hệ các nhà khoa học - Những kiến thức mà học sinh học được trong chương này đều thiết thực và gần gũi với sản xuất và đời sống hàng ngày, điều đó càng khuyến kích các em chăm học để có tài năng thực sự giúp ích cho xã hội d. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực -Năng lực chung: + Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác thông qua hoạt động nhóm. + Năng lực tự học phần luyện tập. + Năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực thực hành hoá học + Năng lực tính toán, xử lí số liệu. + Năng lực giải quyết vấn đề + Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống + Năng lực quản trị, năng lực tổ chức hành động (tư duy kinh tế) - Phẩm chất: - Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; - Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và môi trường tự nhiên: Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, sử dụng hóa chất đúng quy định, đúng mục đích, an toàn cho con người và cho thiên nhiên. 1.2.1.2. Nội dung dạy học chương Sự điện li Chương Sự điện li có thời lượng khoảng 7 đến 12 tiết (tùy thuộc có sắp xếp tiết tự chọn hay không) chủ yếu tập trung vào các nội dung - Khái niệm về sự điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu - Định nghĩa axit, bazơ, hidroxit lưỡng tính, muối theo A-rê-ni-ut. - Đánh giá độ axit và độ kiềm của các dung dịch theo nồng độ H+ và pH; Màu của một số chất chỉ thị thông dụng trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau. - Bản chất và điều kiện xảy ra của các phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li. Mặc dù trong mục tiệu dạy học chưng này khẳng định, “Những kiến thức mà học sinh học được trong chương này đều thiết thực và gần gũi với sản xuất và đời sống hàng ngày” nhưng nội dung trong sách giáo khoa lại chưa thể hiện rõ điều đó 5
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_sang_kien_kinh_nghiem_hinh_thanh_va_ph.pdf