Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng có hiệu quả phần mềm Geogebra trong dạy học và phát triển năng lực học sinh môn Hình học lớp 11
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng có hiệu quả phần mềm Geogebra trong dạy học và phát triển năng lực học sinh môn Hình học lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng có hiệu quả phần mềm Geogebra trong dạy học và phát triển năng lực học sinh môn Hình học lớp 11
Đề tài: “SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ PHẦN MỀM GEOGEBRA TRONG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH MÔN HÌNH HỌC LỚP 11” Môn: Toán Năm học: 2021 - 2022 MỤC LỤC PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 2 3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 2 5. Tính mới của đề tài ............................................................................................... 3 PHẦN HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................ 4 I. CƠ SỞ KHOA HỌC ........................................................................................... 4 1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 4 1.1 Khái niệm về phương tiện dạy học .................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm về phương tiện ............................................................................. 4 1.1.2. Phương tiện dạy học (PTDH) ......................................................................... 4 1.2. Mô hình hóa trực quan ...................................................................................... 5 1.3. Năng lực số ........................................................................................................ 5 2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 5 II. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC THÔNG QUA THIẾT KẾ MÔ HÌNH DẠY HỌC BẰNG PHẦN MỀM GEOGEBRA ĐỂ DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH MÔN HÌNH HỌC LỚP 11. ....................................... 6 1. Sử dụng phần mềm geogebra làm phương tiện trực quan trong dạy học hình học lớp 11. ....................................................................................................................... 6 1.1. Mô hình cho bài phép biến hình- phép tịnh tiến ............................................... 7 1.2. Mô hình cho bài đại cương về đường thẳng và mặt phẳng .............................. 12 1.3. Mô hình cho bài đường thẳng và mặt phẳng song song .................................. 19 2. Hướng dẫn học sinh sử dụng phần mềm geogebra để vẽ hình 2d, 3d. ............... 29 3. Minh họa kế hoạch bài dạy có sử dụng phần mềm geogebra thiết kế các mô hình trực quan trong dạy học phát triển năng lực. .......................................................... 30 PHẦN BA: KẾT LUẬN ........................................................................................ 46 1. Kết quả thực hiện ............................................................................................... 46 2. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................ 46 3. Đề xuất ................................................................................................................ 46 học phát triển phẩm chất và năng lực học sinh thì tôi thấy phần mềm Geogebra là một phần mềm hữu ích, dễ sử dụng và khai thác được tất cả các nội dung dạy học của chương trình dạy học của môn toán đặc biệt là trong hình học không gian, có thể mô phỏng động các hình hình học không gian nhằm giúp học sinh thấy trực quan hơn từ đó học sinh có thể phát hiện ra các tính chất của hình và vì vậy học sinh dễ dàng tiếp cận và hình thành được kiến thức và vận dụng kiến thức nó dễ hơn, thấy được sự gần gũi của toán học với đời sống. Quan trọng là giáo viên phải biết khai thác có hiệu quả phần mềm phục vụ cho bài giảng của mình đạt được theo yêu cầu đặt ra. Vì các lí do đó, nên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là:“ Sử dụng có hiệu quả phần mềm Geogebra trong dạy học và phát triển năng lực học sinh môn hình học lớp 11”. 2. Mục đích nghiên cứu Sáng kiến đi khai thác một phần ứng dụng của phần mềm Geogebra vào thiết kế các mô hình động của các hình trong hình học lớp 11 để làm học liệu trong các hoạt động của kế hoạch bài dạy, nhằm trực quan hóa các hình vẽ một cách sống động, giúp học sinh dễ quan sát, dễ hình dung đặc biệt là các hình không gian để từ đó định hướng được cách giải, phát hiện ra được các tính chất của hình. Hướng dẫn học sinh biết sử dụng một số chức năng công cụ vẽ hình của phần mềm Geogebra trong vẽ hình phẳng, hình không gian, mô hình hóa các hình ảnh thực tế, giúp học sinh dễ quan sát hình, biết tìm ra được các tính chất của hình để từ đó định hướng được cách giải quyết vấn đề dễ dàng hơn đặc biệt là trong việc học hình học lớp 11. 3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài của tôi được tiến hành đối với học sinh lớp 11A1 (gồm 41 học sinh) trường THPT Hoàng Mai 2. Nghiên cứu về việc thiết kế các kế hoạch bài dạy có sử dụng phần mềm Geogebra trong hình học lớp 11, góp phần tiếp cận hình thành, củng cố cũng như vận dụng kiến thức hình học lớp 11 theo phát triển năng lực của học sinh trong năm học 2021-2022. Phiên bản phần mềm sử dụng Geogebra 5.0. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm Geogebra, trang chủ của phần mềm vào xây dựng kế hoạch bài dạy: Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các giáo trình dạy học, tài liệu, trang Web: sách giáo khoa, sách bài tập lớp 11. Từ việc nghiên cứu các quy tắc vẽ hình trong Geogebra, sử dụng nó để hỗ trợ trong vẽ hình, dự đoán các tính chất, dự đoán lời giải. 2 PHẦN HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lý luận 1.1 Khái niệm về phương tiện dạy học 1.1.1. Khái niệm về phương tiện Phương tiện là tất cả những gì dùng để tiến hành công việc, được cảm nhận bằng giác quan, nhưng không phải bằng tư duy. Phương tiện được coi là cái để làm một việc gì nhằm đạt tới một mục đích nào đó bao gồm các điều kiện, các công cụ để thực hiện cho các giai đoạn hoặc cả quá trình đạt mục đích đó. Phương tiện là yếu tố quan trọng chi phối hiệu quả của hoạt động. Phương tiện được sử dụng mà càng sắc bén và hữu hiệu thì năng suất, chất lượng của hoạt động càng cao, làm cho mục đích định trước càng dễ dàng được thực hiện. 1.1.2. Phương tiện dạy học (PTDH) PTDH được hiểu là cái mà giáo viên và học sinh dùng trong quá trình dạy học để đảm bảo cho nó đạt được các mục đích đã hướng dẫn trong các điều kiện sư phạm. Trong lịch sử phát triển của giáo dục học đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về PTDH. PTDH là một tập hợp những đối tượng vật chất được giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện để điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Còn đối với học sinh, PTDH nó là nguồn cung cấp tri thức cần lĩnh hội, thứ để tạo ra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và phục vụ mục đích giáo dục. PTDH được bao gồm tập hợp các khách thể vật chất, tinh thần đóng vai trò phụ trợ để giúp cho thầy – trò có thể thực hiện những mục đích, nhiệm vụ và nội dung của quá trình giáo dục – huấn luyện. Trong lý luận dạy học, thuật ngữ PTDH được dùng để chỉ những thiết bị dạy học (như các loại đồ dùng trực quan, dụng cụ máy móc), những trang thiết bị, kỹ thuật mà thầy trò dùng khi giải quyết nhiệm vụ dạy học, nó không dùng để chỉ các hoạt động của giáo viên và học viên. PTDH là công cụ tiến hành thực hiện nhiệm vụ của hoạt động dạy và học, giúp cho người dạy và người học tác động tới đối tượng nghiên cứu nhằm phát hiện ra logic nội tại, nắm bắt và nhận thức được bản chất của nó để tạo nên sự phát triển những phẩm chất nhân cách cho người học. PTDH được coi là một trong những nhân tố của quá trình dạy học có tác dụng quyết định tới kết quả của cả hoạt động dạy của giáo viên và học sinh, yếu tố phương tiện được chúng ta quan tâm chỉ ở góc độ cách thức làm như thế nào và làm bằng gì? để thực hiện nhiệm vụ dạy học. Với ý nghĩa đó, PTDH là vật mang tin được sử dụng 4 Đối với học sinh: Chất lượng đại trà còn yếu đặc biệt là đối với môn hình học lớp 11, học sinh có khả năng tư duy, tưởng tượng hình học không nhiều nên việc tiếp thu bài học gặp rất nhiều khó khăn gây ra tình trạng chán học môn hình. II. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC THÔNG QUA THIẾT KẾ MÔ HÌNH DẠY HỌC BẰNG PHẦN MỀM GEOGEBRA ĐỂ DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH MÔN HÌNH HỌC LỚP 11. 1. SỬ DỤNG PHẦN MỀM GEOGEBRA LÀM PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC LỚP 11. Hình học lớp 11 đặc biệt là hình học không gian là một trong những nội dung khó đối với học sinh để hình thành các khái niệm, chứng minh định lý và tìm phương pháp giải bài tập, việc giáo viên biết khai thác và sử dụng có hiệu quả phần mềm Geogebra thiết kế các mô hình hình học động làm phương tiện trực quan trong dạy học giúp học sinh dự đoán, chứng minh, minh họa, tiếp cận khái niệm... Một cách đúng đắn và nhẹ nhàng. Một số biện pháp sử dụng phần mềm Geogebra trong dạy học: Biện pháp 1: Sử dụng Geogebra để biểu diễn trực quan các đối tượng toán toán học. Giáo viên sử dụng khả năng biểu diễn trực quan của Geogebra để minh họa các đối tượng toán học và tính chất của chúng với học sinh. Trên lớp giáo viên chiếu các đối tượng toán học này để học sinh quan sát các tính chất của hình. Biện pháp 2: Tổ chức các hoạt động thực nghiệm để khám phá kiên thức mới Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh quan sát các thay đổi của đối tượng toán học để khám phá ra các tính chất bất biến của chúng. Từ đó đưa ra các các phỏng đoán về tính chất của đối tượng toán học. Các phỏng đoán sẽ được chứng minh để khẳng định và thông báo như một định lí, hệ quả ... Giáo viên tạo hoặc hướng dẫn học sinh tạo ra các đối tượng toán học. Đặt ra các câu hỏi về sự thay đổi một thuộc tính nào đó của đối tượng trên màn hình và yêu cầu học sinh tìm kiếm, quan sát , đề xuất các tính chất bất biến của đối tượng. Giáo viên công bố các tính chất mà học sinh tìm được như là định lí, hệ quả... Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động thực hành với phần mềm Geogebra Sau khi học xong nội dung toán giáo viên có thể hướng dẫn học sinh sử dụng phần mềm Geogebra trực tiếp hoặc qua các đoạn vi deo để thiết kế các mô hình hình học, sử dụng các tính năng, nút lệnh của phần mềm và yêu cầu học sinh thực hành do giáo viên đề xuất. Trong thiết kế kế hoạch bài dạy thì giáo viên có thể kết hợp nhiều biện pháp sử dụng phần mềm Geogebra khác nhau để đáp ứng yêu cầu của tiết học và quan trọng là tạo ra giờ học hiệu quả có chất lượng. 6
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_co_hieu_qua_phan_mem_geogebra.pdf