Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số trò chơi trong dạy và học môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh lớp 11 THPT theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh

docx 31 trang sk11 12/08/2024 1160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số trò chơi trong dạy và học môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh lớp 11 THPT theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số trò chơi trong dạy và học môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh lớp 11 THPT theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số trò chơi trong dạy và học môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh lớp 11 THPT theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 Trường THPT Diễn Châu 5
 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 “SỬ DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG DẠY VÀ HỌC 
 MÔN GDQP – AN LỚP 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍCH CỰC,
 CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH”
”
 Người thực hiện: Ngô Trí Hùng 
 Tổ bộ môn: Xã hội
 Năm thực hiện: 2020
 Số điện thoại: 0972161215
 Diễn châu, tháng 12 năm 2020
 1 MỤC LỤC
 Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1
I. Lý do chọn đề tài1
II. Mục đích nghiên cứu1
III. Đối tượng nghiên cứu2
IV. Phạm vi nghiên cứu2
V. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài2
VI. Thời gian thực hiện đề tài2
VII. Nhiệm vụ nghiên cứu2
VIII. Phương pháp nghiên cứu3
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU3
Chương I: Cơ sở khoa học3
I. Cơ sở lý luận3
II. Cơ sở thực tiễn3
III. Số liệu điều tra ban đầu4
Chương II. Một số phương pháp sử dụng một số trò chơi trong dạy và học6
môn giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 THPT theo hướng phát huy 
tính tích cực, chủ động của học sinh
I. Những thuận lợi6
II. Những hạn chế6
III. Một số phương pháp sử dụng một số trò chơi trong dạy và học môn7
giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 THPT theo hướng phát huy tính 
tích cực, chủ động của học sinh
1. Các bước thực hiện giải pháp mới7
1.1. GIẢI PHÁP 1: Trò chơi rèn luyện lòng yêu nước, ý thức quốc phòng8
trong học sinh
1.2. GIẢI PHÁP 2: Trò chơi rèn luyện tinh thần và các giác quan 10
1.3. GIẢI PHÁP 3: Trò chơi rèn luyện sức khỏe 16
IV. Áp dụng một số phương pháp cụ thể vào bài giảng 20
Chương III: Kết quả thực nghiệm 23
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 25
I. Ý nghĩa của SKKN 25
II. Bài học kinh nghiệm 25
III. Khả năng áp dụng và phát triển của SKKN 25
IV. Một số đề xuất 25
 3 - Tính kỷ luật, việc thiết lập mục tiêu và tính kiên trì.
 - Đẩy mạnh phong trào xây dựng nền QPTD - ANND trong thời kì mới.
III. Đối tượng nghiên cứu
 Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất và triển khai một số giải pháp phát triển 
 kỹ năng tổ chức sử dụng một số trò chơi trong dạy và học môn giáo dục quốc 
 phòng - an ninh lớp 11 THPT theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của 
 học sinh, cũng như vận dụng ở địa phương thông qua một số hoạt động quân sự 
 nơi trường đóng.
IV. Phạm vi nghiên cứu
 Vận dụng cho một số bài giảng trong chương trình GDQP - AN 11 bậc THPT.
V. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
 Hệ thống hoá cơ sở lý luận liên quan đến các phương pháp “Sử dụng một số 
trò chơi trong dạy và học môn giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 THPT theo 
hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh”. Đề xuất giải pháp sử 
dụng một số trò chơi trong dạy và học môn giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 
THPT theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
VI. Thời gian thực hiện đề tài
 Từ tháng 04 năm 2020 đến tháng 12 năm 2020.
VII. Nhiệm vụ nghiên cứu
 - Dựa vào cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về giảng dạy môn giáo dục quốc 
phòng - an ninh trường THPT.
 - Phân tích thực trạng của của việc dạy học môn giáo dục quốc phòng - an 
ninh thời gian qua tại trường THPT.
 - Trình bày quy trình và hệ thống bài dạy môn giáo dục quốc phòng - an 
ninh trường THPT.
 - Trình bày về tính hiệu quả của các giải pháp.
 - Thực nghiệm giảng dạy.
 - So sánh phương pháp giảng dạy mới và phương pháp giảng dạy cũ bằng 
khảo sát, so sánh số liệu về trình độ thông qua bài học.
 - Đề xuất giải pháp trong thời gian tới.
VIII. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp điều tra, quan sát, nắm thông tin.
 - Lí luận và phương pháp giáo dục quốc phòng - an ninh.
 - Phương pháp phân tích, so sánh.
 - Phương pháp thực nghiệm.
 - Phương pháp trực quan, phương pháp sử dụng lời nói, phương pháp huấn
luyện.
 - Phương pháp thu thập số liệu và xử lí toán học.
 - Huấn luyện quốc phòng - an ninh, tâm sinh lí và kiểm tra y học quốc phòng
- an ninh.
 2 tự rèn luyện tính cách cá nhân của từng học sinh. Để tạo lập một nếp sống có tác 
phong quân sự; luôn luôn sẵn sàng hành động. Hành động đó qua vui chơi mà 
thấm nhuần lòng yêu nước của truyền thống lịch sử dân tộc và lịch sử cách mạng 
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa. Kết hợp với các bài học chính khóa 
nên hành động có ý thức, có hiệu quả hơn.
 Đồng thời với mục tiêu giáo dục phổ thông là “giúp học sinh phát triển toàn 
diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực khả 
năng, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam 
XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục 
học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
 Đối với GV: Đề tài này tạo cho không khí của tiết học GDQP - AN trở nên 
sinh động, sôi nổi, hứng thú các em có thể vừa học, vừa chơi mà vẫn truyền tải 
được kiến thức đồng thời tạo cho các em ý thức tự giác học tập, khả năng làm việc 
theo nhóm, tinh thần đoàn kết làm tiền đề cho những năm học tiếp theo và nhiệm 
vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN sau này. Từ đó GV sẽ điều chỉnh 
phương pháp dạy học phù hợp với nội dung. Đồng thời GV cũng đánh giá được 
thái độ, tinh thần, ý thức học tập của HS.
 Như vậy, trong dạy học nói chung và dạy học môn GDQP - AN, GV sử 
dụng phương pháp sử dụng một số trò chơi trong dạy và học môn giáo dục quốc 
phòng - an ninh lớp 11 THPT theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học 
sinh phù hợp sẽ góp phần rất lớn mang lại hiệu quả cho bài giảng, phát huy tối đa 
tính chủ động, tích cực của HS, nâng cao chất lượng dạy và học.
III.Số liệu điều tra ban đầu
 Điều tra kết quả học tập học sinh ở trường THPT qua các năm học cho thấy 
một thực tế như sau:
 1. Kết quả: (Số liệu điều tra năm học 2019 - 2020)
Điểm lý thuyết
 Loại Giỏi Khá Trung bình Yếu 
 (Điểm9 -10) (Điểm7 - 8) (Điểm 5 - 6) (Điểm < 5)
 Nhóm
 Lớp 11A4, 11A7 8,3% 27,8% 52,8% 11,1%
 năm học 2019 – ( 6 hs ) ( 20 hs ) ( 38 hs ) ( 8hs )
 2020. Chưa áp 
 dụng các phương 
 pháp trên (72 hs)
 4 đổi mới PPDH, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, ứng dụng CNTT vào dạy 
học, sử dụng đồ dùng, trang thiết bị dạy học, cập nhật những sửa đổi bổ sung của 
Điều lệnh quản lí, Điều lệnh đội ngũ 
 Sở GD và ĐT Nghệ An mở các lớp tập huấn đại trà, triển khai các nội dung 
tập huấn cho GV GDQP - AN chuyên trách trong toàn Tỉnh, phối hợp với các ban 
ngành, tổ chức Hội thi GV GDQP - AN dạy giỏi năm học 2019 - 2020.
 Ban giám hiệu luôn dành sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra đối với tổ 
chuyên môn và GV trong thực hiện chương trình, thực hiện việc đổi mới PPDH, 
đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận 
lợi cho GV tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn cấp Sở. Nhà trường đảm bảo 
về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, chế độ trang phục, chế độ bồi dưỡng 
giờ dạy giúp GV an tâm công tác.
 Bản thân tôi luôn được Trường cử đi tham dự các lớp tập huấn do Sở GD và 
ĐT Nghệ An tổ chức để triển khai lại cho đội ngũ GV GDQP - AN trong nhà 
trường. Được học hỏi kinh nghiệm qua dự giờ các đồng nghiệp giảng dạy bộ môn 
GDQP - AN tại các trường THPT trong Tỉnh. Quá trình công tác luôn nhận được 
sự quan tâm của lãnh đạo, tổ chuyên môn, sự giúp đỡ của đồng nghiệp, sự tin 
tưởng, hợp tác của HS. Bản thân tôi tâm huyết với bộ môn, luôn nổ lực, tìm tòi, áp 
dụng những biện pháp, phương pháp dạy học tích cực để nâng cao chất lượng bộ 
môn, góp phần giáo dục toàn diện cho HS.
II. Những hạn chế
 Qua thực tế giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp bộ môn GDQP - AN ở các 
trường THPT trong Tỉnh, tôi nhận thấy bước đầu GV đã áp dụng một số PPDH 
mang tính tích cực vào trong bài giảng nói chung và khâu vận dụng một số trò chơi 
trong dạy và học môn giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 THPT theo hướng 
phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh nói riêng. Cụ thể, tiết dạy của một số 
Thầy (trong chuyên môn GV dạy giỏi cấp quốc gia, cấp Tỉnh) năm học 2018 - 
2019 mà tôi đã được tham dự năm trước đã mang lại hiệu quả và thành công cho 
tiết dạy. Tuy nhiên, nhìn chung việc thực hiện đổi mới PPDH theo hướng tích cực, 
chủ động còn chậm chuyển biến. Việc vận dụng một số trò chơi trong dạy và học 
môn giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 THPT theo hướng phát huy tính tích 
cực, chủ động của học sinh còn bị GV xem nhẹ. Một bộ phận HS chưa mạnh dạn, 
chủ động tham gia vào các hoạt động học tập ảnh hưởng đến chất lượng bài học, 
lâu dần hình thành thói quen học tập thụ động.
 Nguyên nhân: Một bộ phận GV chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí, tầm 
quan trọng của phương pháp vận dụng một số trò chơi trong dạy và học môn giáo 
dục quốc phòng - an ninh lớp 11 THPT theo hướng phát huy tính tích cực, chủ 
động của học sinh, còn hạn chế về chuyên môn (chỉ qua lớp đào tạo ngắn hạn sáu 
tháng), ngại áp dụng các PPDH tích cực vào trong tiết dạy, hiệu quả từ học tập đổi 
mới PPDH chưa cao, do nhiều áp lực 
 6 Luật nghĩa vụ quân sự.
 ❖ Trò chơi: Khám phá sự tích anh hùng của các vị thánh thờ trong các 
 đình, chùa, đền ở địa phương
 Người chơi: Một trung đội
 Cách chơi: Giáo viên cho các tiểu đội kể tên các sự tích anh hùng của các vị 
thánh thờ trong các đình, chùa, đền ở địa phương mình. Trong vòng 5 phút tiểu đội 
nào kể tên được nhiều thì chiến thắng.
 ❖ Trò chơi : Ai nhanh hơn
 Người chơi: Một trung đội
 8 cầm thước lúc đó phải trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra. Nếu sai thì sẽ bị phạt còn 
đúng thì người đó sẽ đọc tiếp và thước cũng tiếp tục được truyền đi và trò chơi cứ 
tiếp tục như vậy cho đến lúc giáo viên cho kết thúc.
1.2. GIẢI PHÁP 2: Trò chơi rèn luyện tinh thần và các giác quan
 1.2.1. Luyện tính tự chủ
 ❖ Trò chơi: Bắn! Ngừng!
 Người chơi: Từ một tiểu đội đến một trung đội
 Cách chơi: Chiến sĩ làm theo lệnh người chỉ huy, nhưng không làm theo động 
tác sai. Các chiến sĩ đứng thành vòng tròn, người chỉ huy đứng giữa giơ mạnh, hai 
nắm tay lên trời và hô to “bắn” những người chơi đều làm theo như vậy. Người chỉ 
huy kéo mạnh hai nắm tay xuống ngang vai và hô to “ngừng” những người chơi 
lại cũng làm theo như vậy. Cuộc chơi tiếp tục nhưng thỉnh thoảng người chỉ huy lại 
giơ cao tay lên mà hô “ngừng” hoặc kéo ngang tay xuống mà hô “bắn”. Trường 
hợp này người chơi phải đứng yên ai nhầm là thua một điểm.
 ❖ Trò chơi: Giờ điểm danh
 Người chơi: Từ một tiểu đội đến một trung đội
 Cách chơi: Người chơi đứng thành một vòng tròn, đánh số từ một đến hết, 
điểm danh theo số thứ tự. Bắt đầu chơi, số 1 gọi bất kỳ một số nào đó. Ví dụ: Số 1 
gọi số 8, người số 8 lập tức gọi một số khác, như số 8 gọi số 15, số 15 lại tiếp tục 
gọi  càng nhanh càng vui, ai ngập ngừng hay nhầm chỗ phải chuyển chỗ xuống
 10 đến đâu. Mỗi lần chỉ đúng được một điểm, sau đó thay đổi người đứng giữa. Cuối 
cùng ai nhiều điểm nhất là thắng cuộc.
 ❖ Trò chơi: Dạo chơi quanh hồ
 Người chơi: Từ một tiểu đội đến một trung đội
 Cách chơi: Vẽ xuống đất một vòng tròn, đường kính khoảng 5 đến 10cm để làm 
cái hồ, giữa hồ rãi các đồ vật. Lần lượt các đội đi quanh hồ 3 vòng để quan sát. 
Mỗi đội cách nhau một đến hai phút, về tới đích mỗi đội ghi ra giấy những gì đã 
nhìn thấy, đội nào đúng nhất là thắng cuộc.
 1.2.3. Luyện trí nhớ
 ❖ Trò chơi: Anh nuôi đi chợ
 Người chơi: Từ một tiểu đội đến hai tiểu đội
 12

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_mot_so_tro_choi_trong_day_va_h.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số trò chơi trong dạy và học môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh lớp.pdf