Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phiên bản trò chơi Cuộc đua kỳ thú trong bài Ôn tập học kỳ 1 – Sinh học 11 nhằm phát huy phẩm chất, năng lực học sinh

docx 28 trang sk11 02/07/2024 800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phiên bản trò chơi Cuộc đua kỳ thú trong bài Ôn tập học kỳ 1 – Sinh học 11 nhằm phát huy phẩm chất, năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phiên bản trò chơi Cuộc đua kỳ thú trong bài Ôn tập học kỳ 1 – Sinh học 11 nhằm phát huy phẩm chất, năng lực học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phiên bản trò chơi Cuộc đua kỳ thú trong bài Ôn tập học kỳ 1 – Sinh học 11 nhằm phát huy phẩm chất, năng lực học sinh
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu.
 Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế 
đòi hỏi làm thế nào để học sinh có thể làm chủ kiến thức, vận dụng kiến thức kỹ 
năng để có thể giải quyết được những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống xung 
quanh ? Lựa chọn nội dung kiến thức, thông tin như thế nào để đáp ứng được 
điều đó? Và khi đã lựa chọn được những nội dung cần dạy thì làm thể nào để tổ 
chức tốt những hoạt động học tập để cho người học tích cực, tự lực chiếm lĩnh 
kiến thứcvề các nội dung đó.
 Trong Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt 
Nam (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục 
và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế 
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định “Phát 
triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân 
tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát 
triển toàn diện năng lực và phẩm chất người họ. “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và 
đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển 
phẩm chất, năng lực của người học”; “Đổi mới giáo dục từ tiếp cận nội dung 
sang tiếp cận năng lực”, qua đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và 
đào tạo.
 Theo đó, việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo định hướng 
phát triển năng lực người học là một trong những nhiệm vụ cần thiết và quan 
trọng trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay. Để học sinh học tập tích cực, 
chủ động lĩnh hội kiến thức trong giờ học thì đòi hỏi phải có sự tập trung và 
hứng thú. Đối tượng học sinh THPT ngày nay, với sự bùng nổ thông tin truyền 
thông, tâm lí lứa tuổi, việc tập trung gặp rất nhiều khó khăn.
 Một trong những cách giúp học sinh ở lứa tuổi này tập trung và tham gia 
tích cực, chủ động trong các giờ học là cho học sinh tham gia vào các hoạt động 
học tập, các trò chơi, đặc biệt là các trò chơi phổ biến trên truyền hình. Các trò 
chơi có sự lồng ghép kiến thức liên quan đến môn học sẽ có tác dụng tốt cho học
 1 - Số điện thoại: 0386850480
 - Email: thachdu@gmail.com
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.
 Dương Thị Vĩnh Thạch.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
 Sáng kiến được sử dụng trong giảng dạy, ngoại khóa, sinh hoạt chuyên
đề.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:
 Tháng 12 năm 2019.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Nội dung của sáng kiến:
 3 Theo F.l.Frratkina cho rằng “Hành động chơi luôn là hành động giả định. 
Hành động chơi mang tính khái quát, không bị giới hạn bởi cấu tạo của đồ vật” 
vui chơi là hoạt động cần thiết, góp phần phát triển nhân cách con người ở mọi 
lứa tuổi.
 Trò chơi học tập là trò chơi có luật và những nội dung cho trước, là trò 
chơi của sự nhận thức, hướng đến sự mở rộng, chính xác hoá, hệ thống hóa các 
biểu tượng đã có nhằm phát triển các năng lực trí tuệ, giáo dục lòng ham hiểu 
biết của học sinh - trong đó nội dung học tập kết hợp với hình thức chơi.
1.2.2. Bản chất.
 Có nguồn gốc tự nhiên và xã hội; thông qua việc tổ chức hoạt động cho 
học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách 
tự chơi trò chơi, trong đó mục đích của trò chơi truyền tải mục tiêu của bài học. 
Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học đặc biệt là phương 
pháp học tập có sự hợp tác và tự đánh giá.
1.2.3. Phân loại trò chơi học tập.
 Có nhiều cách phân loại trò chơi học tập.
 - Phân loại theo mục tiêu dạy học thì có: trò chơi hình thành kiến thức, trò 
chơi hình thành thái độ, trò chơi hình thành hành vi, thói quen
 - Phân loại theo tiến trình bài học thì có: trò chơi khởi động, trò chơi hình 
thành kiến thức và rèn kĩ năng, trò chơi ôn tập củng cố.
 - Phân loại theo hình thức tổ chức thì có: trò chơi tập thể, trò chơi cá nhân, 
trò chơi trong lớp, trò chơi ngoài lớp
 Theo Nguyễn Thị Bích Hồng (tạp trí Khoa học ĐH SPTP Hồ Chí Minh): 
Trò chơi gồm ba loại: loại khởi động, loại kích thích học tập và loại khám phá tri 
thức; Trong đó loại khám phá tri thức có tác dụng cao trong việc kích thích tính 
tích cực của người học thực chất là phương pháp dạy học nêu vấn đề hoặc tạo 
tình huống có vấn đề nhằm kích thích hoạt động học tập của học sinh.
1.2.4. Quy trình thực hiện một trò chơi.
 Để thực hiện một trò chơi, người dạy cần phải thực hiện theo một qui 
trình cụ thể như sau:
 - Bước 1: Xây dựng thể lệ trò chơi. Thể lệ có thể dựa trên nguyên tắc đã 
nêu, cũng có thể bỏ bớt hay bổ sung thêm tùy điều kiện thực tế.
 5 Nhân ái: Nhân ái là biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái 
đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng 
giúp đỡ người khác.
 Chăm chỉ: Đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt 
tình tham gia công việc chung sẽ giúp các em rèn luyện, phát triển bản thân 
để đạt được những thành công lớn lao trong tương lai.
 Trung thực: Dù một người có giỏi đến đâu mà thiếu đi đức tính này 
thì vẫn là kẻ vô dụng.. Bởi thế nên ngay từ nhỏ, các học sinh cần được rèn 
luyện tính thật thà, ngay thẳng và biết đứng ra bảo vệ lẽ phải.
 Trách nhiệm: Chỉ khi một người có trách nhiệm với những gì mình 
làm thì đó mới là khi họ trưởng thành và biết cống hiến sức mình cho một 
xã hội tốt đẹp hơn.
1.4. Năng lực
 Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành 
động,giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay 
cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kỉ xảo 
và kinh nghiệm, cũng như sự sẵn sàng hành động.
 Năng lực không phải là một thuộc tính đơn nhất. Đó là một tổng thể của 
nhiều yếu tố có liên hệ tác động qua lại và hai đặc điểm phân biệt cơ bản của 
năng lực là: tính vận dụng; tính có thể chuyển đổi và phát triển. Đó cũng chính 
là các mục tiêu mà dạy và học tích cực muốn hướng tới.
Năng lực chung:
 - Năng lực tự chủ và tự học.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
1.5. Năng lực đặc thù môn sinh học.
 - Năng lực nhận thức kiến thức khoa học môn sinh học.
 - Năng lực nghiên cứu khoa học.
 - Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm.
 - Năng lực tìm hiểu thế giới sống.
 Phát triển năng lực người học là một vấn đề cấp thiết, giáo viên cần tạo 
một môi trường, bối cảnh cụ thể để học sinh được thực hiện các hoạt động vận
 7 CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC ÔN TẬP KIỂM TRA 
 HỌC KỲ 1
I. NỘI DUNG BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
* Học sinh nêu được:
Các khái niệm cơ bản đã được học về trao đổi vật chất và năng lượng ở thực vật, 
động vật.
* Học sinh trình bàyđược:
 - Các câu hỏi dạng ngắn liên quan đến bài học về trao đổi vật chất và năng 
lượng ở thực vật, động vật.
* Học sinh vận dụng được:
- Trả lời các câu hỏi vận dụng thực tế.
2. Kỹ năng:
 - Giao tiếp, tìm kiếm sự hỗ trợ, hợp tác...
3. Phẩm chất:
- Trung thực, chăm chỉ, thân ái, trách nhiệm...
4. Năng lực hướng tới:
- Giao tiếp hợp tác, Giải quyết vấn đề sáng tạo...
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC.
Giáo viên:Chuẩn bịmật thư: nội dung các câu hỏi . Nhiệm vụ mà học sinh phải 
thực hiện; Máy tính, điện thoại có kết nối 4G
Học sinh: Điện thoại có kết nối 4G, bút, vở, Máy ảnh
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1:Khởi động.
1. Mục tiêu:
 Giúp học sinh thay đổitrạng thái bắt đầu vào giờ học hứng khởi. 
 Chia nhóm học sinh vào 5 nhóm ngẫu nhiên.
2. Nội dung:
Giáo viên bật một bài hát và cho học sinh chơi trò chơi kết bạn.
3. Sản phẩm:
 9 Trạm 3: Bếp ăn.
 Trạm 4: Thư viện ngoài trời. 
 Trạm 5: Vườn hoa.
Các đội sẽ xuất phát tại lớp học sau đó di chuyển tới các vị trí theo bốc thăm ngẫu 
nhiên.
 Tại mỗi trạm học sinh sẽ phải thực hiện một nhiệm vụ, sau khi hoàn thành sẽ 
nhận mật thư.
 Sau đó các đội sẽ trả lời 6 câu hỏi ngắn trong mật thư trả lời đúng các đội sẽ 
nhận tiếp mật thư để di chuyển đến vị trí tiếp theo; Nếu trả lời sai một câu hỏi ( lần 
thứ nhất) thì sẽ bị chậm lại 10s, mỗi lần sau thì thời gian sẽ gấp đôi lên.
 Khi thực hiện nhiệm vụ học sinh cần cập nhật thường xuyên về các hoạt 
động của nhóm và đăng lên zalo bộ môn của lớp.
 Học sinh lắng nghe thể lệ và thảo luận lại những nội dung chưa hiểu.
Nội dung mật thư.
 11 Sau đó quay lại bằng video. Hoàn thành nhiệm vụ các con lấy mật thư tại phòng 
 Giáo vụ.
 CHÚC CÁC CON THÀNH CÔNG!
 CHÚC MỪNG CÁC CON ĐÃ NHẬN ĐƯỢC MẬT THƯ
 Trạm 2- SÂN KHẤU.
TT Câu hỏi Đáp án
 1 Cây Dứa thuộc nhóm thực vật nào?
 2 Pha tối xảy ra ở đâu?
 3 Oxi được hấp thụ qua quá trình nào của
 thực vật?
 4 Quá trình phân giải hiếu khí tạo ra bao
 nhiêu ATP?
 5 Trùng đế giày tiêu hóa bằng cơ chế nào?
 6. Dịch mạch gỗ gồm thành phần nào?
 Chúc mừng các con đã có đáp án đúng.
 Trạm 2- Sân khấu.
TT Câu hỏi Đáp án
 1 Cây Dứa thuộc nhóm thực vật nào? CAM
 2 Pha tối xảy ra ở đâu? Chất nền
 3 Oxi được hấp thụ qua quá trình nào của Hô hấp
 thực vật?
 4 Quá trình phân giải hiếu khí tạo ra bao 38
 nhiêu ATP?
 5 Trùng đế giày tiêu hóa bằng cơ chế nào? Nội bào
 6. Dịch mạch gỗ gồm thành phần nào? Nước và ion khoáng
 CẢ ĐỘI DI CHUYỂN ĐẾN BẾP ĂN Ở ĐÂY CÁC CON SẼ LAU SẠCH HAI 
 BÀN ĂN.
 Nhớ chụp ảnh trước và sau khi thực hiện công việc.
 Hoàn thành nhiệm vụ các con lấy mật thư tại CÔ CHÚ phụ trách bếp ăn.
 13 CHÚC MỪNG CÁC CON ĐÃ NHẬN ĐƯỢC MẬT THƯ
 Trạm 4- THƯ VIỆN NGOÀI TRỜI.
TT Câu hỏi Đáp án
 1 Cây quấn quanh cọc rào là kiểu hướng động
 nào
 2 Tác nhân kích thích từ một phía sẽ gây ra hiện
 tượng gì?
 3 Thực vật C4 có hô hấp sáng không?
 4 Phổi điều hòa pH bằng cách nào?
 5 Thận điều hòa PH bằng cách nào?
 6 Nguyên tố nào tham gia cấu tạo nên các phân tử
 protein, enzim, coenzim, ATP, axit nucleic..?
 Chúc mừng các con đã có đáp án đúng.
TT Câu hỏi Đáp án
 1 Cây quấn quanh cọc rào là kiểu hướng động Tiếp xúc
 nào
 2 Tác nhân kích thích từ một phía sẽ gây ra hiện Hướng động
 tượng gì?
 3 Thực vật C4 có hô hấp sáng không? Không
 4 Phổi điều hòa pH bằng cách nào? Thải CO2
 5 Thận điều hòa PH bằng cách nào? Thải H+, Hấp thu Na+
 4 Nguyên tố nào tham gia cấu tạo nên các phân tử Nito
 protein, enzim, coenzim, ATP, axit nucleic..?
 CẢ ĐỘI DI CHUYỂN ĐẾN BỒN HOA SÂN TRƯỜNG Ở ĐÂY CÁC CON 
 NHỔ CỎ 1 BỒN CÂY BẤT KỲ.
 Nhớ chụp ảnh trước và sau khi thực hiện công việc.
 Hoàn thành nhiệm vụ các con lấy mật thư tại BẠN TRỢ LÝ. 
 CHÚC CÁC CON THÀNH CÔNG! CHÚC MỪNG CÁC CON ĐÃ NHẬN
 ĐƯỢC MẬT THƯ
 15 Hoạt động 3: Nhận xét- dặn dò:
1. Mục tiêu:
 Giúp học sinh tự đánh giá bản thân và đánh giá các bạn thông qua trò chơi 
trong giờ học.
2. Nội dung:
 Giáo viên và học sinh nhận xét.
3. Sản phẩm:
 Các tư liệu minh chứng.
4. Tổ chức hoạt động:
 Giáo viên mời học sinh bất kỳ thuộc các đội chia sẻ cảm xúc khi học xong
bài.
 Học sinh trình bày, thảo luận, thống nhất ý kiến chọn ra đội vô địch, đội
có tình thần đoàn kết, đội sáng tạo, đội được các trạm trưởng yêu quý.
 Giáo viên nhận xét quá trình tham gia của họcsinh. Nhắc học sinh chuẩn 
bị ôn tập thật tốt.
 17

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phien_ban_tro_choi_cuoc_dua_ky.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phiên bản trò chơi Cuộc đua kỳ thú trong bài Ôn tập học kỳ 1 – Sinh họ.pdf