Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học tích cực để tìm hiểu Tiết 47 Phong cách ngôn ngữ báo chí (Chương trình Ngữ Văn 11)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học tích cực để tìm hiểu Tiết 47 Phong cách ngôn ngữ báo chí (Chương trình Ngữ Văn 11)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học tích cực để tìm hiểu Tiết 47 Phong cách ngôn ngữ báo chí (Chương trình Ngữ Văn 11)
MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu..........................................................................................1 2. Tên sáng kiến:........................................................................................2 3. Tác giả sáng kiến:..................................................................................2 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.................................................................3 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:................................................................3 6. Ngày sáng kiến được áp dụng .............................................................3 7. Mô tả nội dung sáng kiến .....................................................................3 7.1. Thực trạng 3 7.2. Nội dung của sáng kiến......................................................................5 7.3. Về khả năng áp dụng của sáng kiến24 8. Những thông tin cần được bảo mật...................................................25 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến...................................25 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến ............................26 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả 26 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân 27 11. Danh sách những cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến...........28 trình, phương pháp giáo dục”. Nội dung cốt lõi đó đã được các văn kiện Đảng tiếp theo nhấn mạnh và quán triệt trong thực tiễn giáo dục và dạy học. Trong suốt những năm qua, đổi mới trong dạy học còn gặp nhiều khó khăn do chương trình bất cập, nội dung và phương pháp dạy học còn lạc hậu, nên tại Báo cáo Chính trị của Đại hội XI của Đảng đã nhấn mạnh: cần đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà, một nhiệm vụ rất lớn lao cho ngành giáo dục nước ta. Việc đổi mới này nhằm mục đích phát huy mọi năng lực hiện có của người học, phát huy tính độc lập và sáng tạo trong học tập cũng như làm việc ngoài thực tế. Hiện nay, trong sự nghiệp đổi mới của ngành Giáo dục và đào tạo, chúng ta đã và đang tập trung nhiều về đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp đã có bước đi thích hợp và vững chắc. Nhưng vấn đề tìm ra các phương pháp, các hình thức tổ chức học tập với các phương pháp sư phạm của người giáo viên lên lớp, phù hợp với nội dung, phương pháp theo hướng tích cực hoá người học là rất cần thiết. Trong chương trình Ngữ Văn khối trung học phổ thông, sách giáo khoa biên soạn nhiều tác phẩm, kiến thức nhiều, hơn nữa nặng về thi cử nên các em gặp rất nhiều khó khăn khi học bộ môn. Vì thế, không ít học sinh cảm thấy nhàm chán, không thích học Văn, thậm chí có em còn quay lưng với môn Ngữ Văn hoặc chỉ học để đối phó, lấy điểm chứ chưa thực sự yêu thích môn học. Vì vậy, vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để phát triển năng lực của học sinh, để các em nắm được nội dung bài học, khắc sâu được kiến thức và yêu thích bộ môn Ngữ Văn từ đó đó rút ra những bài học kinh nghiệm để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống? Nhằm góp phần giải đáp câu hỏi trên, tôi quyết định chọn đề tài : Áp dụng phương pháp dạy học tích cực để tìm hiểu Tiết 47 Phong cách ngôn ngữ báo chí (Chương trình Ngữ Văn 11) - Sáng kiến kinh nghiệm cũng đưa ra được một số phương pháp dạy học tích cực trong môn Ngữ Văn ở trường THPT, đồng thời phát huy được tính tích cực của học sinh sáng kiến góp phần hình thành và phát triển năng lực của học sinh: + Phát triển năng lực tự học cho học sinh; 2 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: ngày 15/10/2018 7. Mô tả nội dung sáng kiến 7.1. Thực trạng của việc đổi mới phương pháp dạy học trong môn Ngữ Văn ở trường THPT hiện nay * Thực trạng: - Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng chưa mang lại hiệu quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên. Số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử sụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng nề truyền thụ kiến thức lí thuyết, kĩ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, sử dụng các phương tiện dạy học chưa được thực hiện rộng rãi hoặc một bộ phận giáo viên còn lạm dụng hoặc thiếu kĩ năng công nghệ thông tin nên làm giảm hiệu quả giờ dạy trong các trường trung học . - Một số trường học hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa bảo đảm yêu cầu khách quan, chính xác công bằng; việc kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức và đáng giá qua điểm số đã dẫn đến tình trạng giáo viên và học sinh duy trì dạy học theo lối “đọc - chép”, học sinh học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng kiến thức. Nhiều giáo viên chưa vận dụng đúng quy trình biên soạn đề kiểm tra nên các bài kiểm tra còn nặng tính chủ quan của người dạy. Hoạt động kiểm tra, đánh giá ngay trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học trên lớp chưa được quan tâm thực hiện một cách khoa học và hiệu quả. Chưa nhận thúc đúng mối quan hệ giữa đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá nên đã gây khó khăn không nhỏ cho việc tự học của học sinh cũng như phản ánh không khách quan kết quả học tập của các em... - Người học cũng chưa thích ứng với phương pháp học tập mới, một số học viên cho rằng phương pháp truyền thống còn dễ tiếp thu hơn. 4 chưa tạo ra sự đồng bộ, hiệu quả; các hình thức tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục còn nghèo nàn. - Chỉ chú trọng đến đánh giá cuối kì mà chưa chú trọng việc đánh giá thường xuyên trong quá tình dạy học, giáo dục. - Nguồn lực phục vụ cho quá trình đổi mới phương pháp, kiểm tra đánh giá trong nhà trường như: cơ sở vật chất (phòng học, bàn ghế, phòng học bộ môn...) thiết bị dạy học, hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông vừa thiếu, vừa chưa đồng bộ; quy mô học sinh trên lớp còn đông ( 35 đến 40 học sinh), làm hạn chế việc áp dụng các kỹ thuật dạy học và phương pháp dạy học tích cực, hình thức kiểm tra, đánh giá hiện đại. - Hiệu quả khai thác sử dụng các phương tiện dạy học và tài liệu bổ trợ theo phương pháp dạy học tích cực còn hạn chế. - Việc tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ hàng năm của cơ quan quản lý cấp trên chưa có kế hoạch sớm nên làm cho việc tổ chức tập huấn tại các địa phương gặp nhiều lúng túng về kinh phí và thời gian.... Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chủ trương tập trung chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường trung học; xây dựng mô hình trường phổ thông đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục. Nhận thức được thực trạng và nguyên nhân trên, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu và thực hiện, hy vọng sẽ góp phần cùng với đồng nghiệp làm tăng dần chất lượng dạy và học môn Ngữ Văn ở trường THPT, từ đó sẽ gây được hứng thú với giáo viên và học sinh. 7.2. Nội dung của sáng kiến 7.2.1. Cách thức áp dụng kiến thức liên môn nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn 6 Dạy học theo dự án còn gọi là phương pháp dự án, trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế hoạch đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm. Kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được. * Quy trình thực hiện - Áp dụng vào Tiết 47 Bước 1: Lập kế hoạch - Lựa chọn: Tiết 47 Phong cách ngôn ngữ báo chí - Dự kiến thời gian: 1 tiết trên lớp và 1 tuần làm việc ở nhà của nhóm học sinh. - Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập: chia lớp thành 4-5 nhóm (mỗi nhóm khoảng 6 - 8 học sinh): + Nhóm 1: Chuẩn bị bản tin (yêu cầu làm clips và thuyết trình trên lớp) clips (clips nóng được cộng đồng quan tâm: ví dụ clips người giúp việc bạo hành trẻ em) + Nhóm 2: Chuẩn bị phóng sự + Nhóm 3: Chuẩn bị tiểu phẩm + Nhóm 4: Sưu tầm các thể loại văn bản báo chí dưới dạng viết(báo in, báo mạng, tranh ảnh) + Nhóm 5: Sưu tầm các thể loại văn bản báo chí dưới dạng báo nói(báo phát thanh, báo hình) có nội dung phê phán lối sống Bước 2: Thực hiện dự án - Giáo viên gợi ý cách thức tìm kiếm và thu thập tài liệu cho học sinh: thư viện, Internet, tạp chí, cung cấp cho học sinh một số trang liên kết do giáo viên chọn lọc từ trước (Internetlinks). - Học sinh thu thập thông tin - Thực hiện điều tra - Thảo luận với các thành viên khác và viết báo cáo Bước 3: Tổng hợp kết quả 8 - Để tạo hứng thú, phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh, giáo viên trình chiếu một clips người giúp việc bạo hành trẻ em. - HS phát biểu ý kiến bằng cách giáo viên đưa ra hệ thống các câu hỏi như nội dung của clips trên? Đây là hành động như thế nào? Tại sao lại được dư luận xã hội quan tâm? Để trả lời được các câu hỏi trên, cô cùng các em sẽ tìm hiểu bài học hôm nay - Tiết 47 Phong cách ngôn ngữ báo chí (Chương trình cơ bản Ngữ Văn 11) Từ sự giới thiệu tình huống có vấn đề trên, giáo viên đã tạo cho học sinh sự tò mò, khát khao tìm hiểu. Và để có thể trả lời được những câu hỏi nêu trên, học sinh phải tập trung trong giờ học, chủ động nhận thức, từng bước tìm ra câu trả lời, dưới sự hướng dẫn của giáo viên. c. Phương pháp vấn đáp * Định nghĩa: Vấn đáp (đàm thoại) là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên; qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học, làm sáng tỏ những vấn đề mới; tự khai phá những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiệm đã tích luỹ được trong cuộc sống, nhằm giúp học sinh củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hoá những tri thức đã tiếp thu được và nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá và giúp học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá việc lĩnh hội tri thức. Về bản chất, vấn đáp là quá trình tương tác thầy - trò thông qua hệ thống câu hỏi - câu trả lời về một chủ đề nhất định; trong phương pháp này giáo viên là người định hướng, hướng dẫn trong hoạt động học tập và hướng học sinh tư duy, tìm ra cái mới. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các loại phương pháp vấn đáp sau: - Vấn đáp tái hiện: giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Vấn đáp tái hiện không được xem là phương pháp có giá trị sư phạm. Đó là biện pháp được dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa các kiến thức vừa mới học. 10 đầu) tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiêu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Thảo luận nhóm còn là hoạt động mang tính dân chủ. Mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, tạo thói quen sinh hoạt bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng, hình thành quan điểm, tạo quan điểm cá nhân giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề khó khăn.Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp.Thảo luận nhóm được tiến hành theo các hình thức: (nhóm nhỏ cặp đôi cặp 3)nhóm trung bình(4 đến 6 người) hoặc nhóm lớn (8- 10 người trở lên) * Quy trình thực hiện cần tiến hành các bước như sau: Tiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành 4 giai đoạn cơ bản: - Bước 1: Làm việc toàn lớp/ Bước chuẩn bị ( giao nhiệm vụ) : Chuẩn bị là việc xác định nội dung thảo luận, câu hỏi/ nhiệm vụ học tập; yêu cầu hình thức trình bày, thời gian thảo luận. + Nội dung thảo luận nhóm thường là những câu hỏi/ bài tập gắn với những tình huống có vấn đề trong dạy học + Phương tiện hỗ trợ thảo luận nhóm là phiếu học tập, giấy A0, bút dạ, thẻ màu, bảng phụ...tùy theo yêu cầu của nhiệm vụ cần thực hiện. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Chia nhóm theo yêu cầu của nhiệm vụ, các nhóm tự phân công vị trí của các thành viên (nhóm trưởng thư ký, người báo cáo, người quan sát, người trợ giúp,...) trong quá trình học sinh thảo luận giáo viên quan sát lắng nghe thấy học sinh gặp khó khăn giáo viên cần hướng dẫn hỗ trợ - Bước 3 Trình bày kết quả - Giới thiệu chủ đề - Thành lập nhóm Làm việc nhóm - Xác định nhiệm vụ các nhóm 12
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_d.docx