Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp trực quan nâng cao nhận thức học sinh về “Bảo vệ chủ quyền biển đảo và biên giới quốc gia Việt Nam” môn Giáo dục Quốc phòng & An ninh lớp 11

docx 36 trang sk11 12/08/2024 840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp trực quan nâng cao nhận thức học sinh về “Bảo vệ chủ quyền biển đảo và biên giới quốc gia Việt Nam” môn Giáo dục Quốc phòng & An ninh lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp trực quan nâng cao nhận thức học sinh về “Bảo vệ chủ quyền biển đảo và biên giới quốc gia Việt Nam” môn Giáo dục Quốc phòng & An ninh lớp 11

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp trực quan nâng cao nhận thức học sinh về “Bảo vệ chủ quyền biển đảo và biên giới quốc gia Việt Nam” môn Giáo dục Quốc phòng & An ninh lớp 11
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ CẦN THƠ
 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA
 *******
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN NÂNG CAO 
 NHẬN THỨC HỌC SINH VỀ “BẢO VỆ CHỦ QUYỀN 
 BIỂN ĐẢO VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA VIỆT NAM” 
 MÔN GDQP.AN LỚP 11
 GV thực hiện: Trần Thiện Tánh
 Môn học: Giáo dục Quốc phòng và An ninh 
 Tổ: TD-GDQP
 Năm học 2020-2021 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ CẦN THƠ
 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA
 *******
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN NÂNG CAO 
 NHẬN THỨC HỌC SINH VỀ “BẢO VỆ CHỦ QUYỀN 
 BIỂN ĐẢO VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA VIỆT NAM” 
 MÔN GDQP.AN LỚP 11
 GV thực hiện: Trần Thiện Tánh
 Môn học: Giáo dục Quốc phòng và An ninh 
 Tổ: TD-GDQP
 Năm học 2020-2021 A.MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 - Ngày 28 tháng 12 năm 1961 Hội đồng chính phủ ( nay là chính phủ) 
ban hành nghị định 219/CP về việc huấn luyện quân sự cho quân nhân dự bị và 
dân quân tự vệ , trong đó có quy định về huấn luyện quân sự học sinh, sinh 
viên. Đến nay hơn nữa thế kỷ Giáo dục Quốc phòng và an ninh cho học sinh, 
sinh viên. Trải qua nhiều nghị quyết, nghị định đến năm 2007 Quyết định 79 
năm 2007 của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo về Bộ môn Giáo dục Quốc Phòng - An 
Ninh (GDQP-AN) là môn học chính khóa cung cấp các kiến thức về khoa học 
xã hội nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật quân sự ở trường phổ 
thông trung học và có vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục học sinh 
(HS) lịch sử ,truyền thống đánh giặc giữ nước quý báo của cha ông, của dân tộc 
Việt Nam, một số kĩ chiến thuật quân sự. Từ đó tạo nên động lực nguồn cảm 
hứng tinh thần yêu nước, lối sống đạo đức và tinh thần luôn sẵn sàng tham gia 
xây dựng bảo vệ Tổ Quốc. Hiện nay Bộ môn Quốc phòng và an ninh được 
Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư về nội dung, vật chất trang bị đầy đủ cho các 
trường trên cả nước, đặc biệt quan tâm đào tạo chất lượng đội ngũ giáo viên 
Quốc phòng .
 - Chiến tranh đã qua, đi cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế- 
xã hội, khoa học kĩ thuật cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI đòi hỏi con người 
phải có một số phẩm chất và năng lực, kỹ năng tốt để làm việc thực tiễn và giải 
quyết những vấn đề nhu cầu cuộc sống, khả năng làm việc, hợp tác, cũng như 
vấn đề thích ứng tốt với cuộc sống. những yêu cầu trên đặt ra cho nghành giáo
dục phải đổi mới toàn diện về nội dung và phương pháp để đáp ứng thật tốt nhu 
cầu của xã hội, của cá nhân, đặc biệt học sinh thế hệ tương lai của đất nước.
 - Bộ môn quốc phòng hiện nay không riêng gì ở trường THPT Trần Đại 
Nghĩa mà trên cả nước được trang bị gần như đầy đủ dụng cụ, thiết bị phục
vụ giảng dạy mang tính trực quan sinh động hướng học sinh đến gần thực 
tiễn,có thể áp dụng vào việc học kiểm tra đánh giá và trong tương lai.
Trang 1 mục tiêu giáo dục đề ra: “lấy học sinh làm trung tâm”. Vận dụng phương pháp 
trực quan vào dạy học GDQP.AN cũng là tìm đến một phương pháp dạy học 
mới để giờ học GDQP.AN để phát huy tính chủ động của học sinh, sự sinh 
động,thực tiễn của tiết giảng góp phần nâng cao chất lượng dạy – học 
GDQP.AN, đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
 Do đó, tôi quyết định lựa chọn vấn đề “SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP 
TRỰC QUAN NÂNG CAO NHẬN THỨC HỌC SINH VỀ “ BẢO VỆ CHỦ 
QUYỀN BIỂN ĐẢO VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA VIỆT NAM” MÔN
GDQP.AN LỚP 11 ”. Để làm báo cáo chuyên đề cho năm sau, nhằm trao đổi 
kinh nghiệm lẫn nhau trong giảng dạy, cũng như phục vụ quá trình giảng dạy 
được tốt hơn.
II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
 Học sinh lớp 11 trường THPT Trần Đại Nghĩa
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Trang 3 dạy học nhằm vào người học và quá trình học tập để gây ảnh hưởng thuận lợi 
cho việc học. Trong sự tác động ấy, GV là người tổ chức, hướng dẫn, HS là 
người chủ động, tích cực, tự giác học tập, việc thực hiện theo những nguyên tắc 
đã định nhằm làm tốt nhiệm vụ dạy và học.
3. Phương pháp trực quan
 Dạy học trực quan (hay còn gọi là trình bày trực quan) là PPDH sử dụng 
những phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật dạy học trước, trong và sau 
khi nắm tài liệu mới, khi ôn tập, khi củng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri thức, 
kĩ năng, kĩ xảo
 PPDH trực quan được thể hiện dưới hình thức là minh họa và trình bày:
 + Minh họa thường trưng bày những đồ dùng trực quan có tính chất minh 
 họa như bản mẫu, bản đồ, bức tranh, tranh chân dung, hình vẽ trên bảng,...
 + Trình bày thường gắn liền với việc trình bày thí nghiệm, những thiết bị 
 kĩ thuật, chiếu phim đèn chiếu, phim điện ảnh, video, âm thanh. Nó là cơ sở, là 
 điểm xuất phát cho quá trình nhận thức - học tập của hs, là cầu nối giữa lí thuyết 
 và thực tiễn. Thông qua sự trình bày của giáo viên mà học sinh không chỉ lĩnh 
 hội dễ dàng tri thức mà còn giúp họ học tập được những thao tác mẫu của giáo 
 viên từ đó hình thành kĩ năng, kĩ xảo,...
4. Tác dụng của phương pháp trực quan
 Trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lí luận dạy học 
nhằm tạo cho hs những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ sở trực 
tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật, hiện 
tượng. Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất kiến thức, là 
phương tiện có hiệu lực để hình thành các khái niệm, nhận thức đúng đắng về sự 
vật hiện tượng,giúp học sinh nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội
 Sử dụng tốt phương pháp trực quan, sẽ phát huy được vai trò quan trọng 
sau đây:
Trang 5 nhất trong dạy học hiện nay là vật mẫu, bản đồ, sơ đồ, đồ thị, bảng niên biểu,... 
Trước khi sử dụng chúng cần chuẩn bị thật kĩ (nắm chắc nội dung, ý nghĩa của 
từng loại phục vụ cho nội dung nào của giờ học,...). Trong khi giảng cần xác 
định đúng thời điểm sử dụng đồ dùng trực quan
 Trong dạy học môn GDQP.AN ở trường phổ thông, việc kết hợp chặt chẽ 
giữa lời nói sinh động với sử dụng đồ dùng trực quan là một trong những điều 
quan trọng nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
 Sử dụng các đồ dùng trực quan cần theo một quy trình hợp lý để có thể khai 
thác tối đa kiến thức từ các đồ dùng trực quan. Cần chuẩn bị câu hỏi hoặc hệ 
thống câu hỏi dẫn dắt hs quan sát và tự khai thác kiến thức.
II.CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Vài nét Trường THPT Trần Đại Nghĩa
 Cán bộ, giáo viên, nhân viên: có 74 người và 32 lớp THPT (2020-2021) 
đa số cán bộ giáo viên trẻ nhiệt tình năng động.
2. Thực trạng dạy môn GDQP.AN ở Trường THPT Trần Đại Nghĩa
 Trong những năm gần đây nghành giáo dục đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật 
chất trường lớp cũng như vật chất, dụng cụ học tập giảng dạy các bộ môn: mô 
hình, tranh ảnh, video, âm thanhkết hợp với việc ứng dụng công nghệ thông 
tin trong giảng dạy, giáo viên sử dụng nhiều phương pháp trong giảng dạy tuy 
vào nội dung bài học có thể kết hợp phương pháp truyền thống và phương pháp 
hiện đại, như phương pháp trực quan được giáo viên trên cả nước sử dụng 
trong việc giảng dạy môn GDQP.AN ở các trường trung học phổ thông. Khi dự 
giờ các tiết học có sử dụng phương pháp này, tôi thấy có những tiết dạy thành 
công do giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong đó có 
phương pháp trưc quan.
 Song có một số lý do tiết dạy chưa thật sự thành công khi vận dụng phương 
pháp trực quan là vấn đề thời gian, chuẩn bị cơ sở vật chất trong tiết dạy.
3. Nguyên tắc và phương pháp dạy học tích cực môn GDQP.AN
3.1. Nguyên tắc dạy học môn GDQP.AN
Trang 7 4. Thực nghiệm phương pháp dạy học trực quan môn GDQP.AN
4.1. Kế hoạch thực nghiệm
 Giả thuyết: Xuất phát từ giả thuyết cho rằng: Nếu vận dụng phương pháp 
trực quan để giảng dạy môn GDQP.AN thì sẽ nâng cao chất lượng dạy và học 
môn QPAN ở phần lý thuyết: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia 
khối 11 .Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ 
nghĩaViệt Nam về bảo vệ biên giới quốc gia. Vị trí, ý nghĩa của việc xây dựng 
và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia
 Mục đích: Tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính 
khoa học, tính hiệu quả và tính khả thi của phương pháp trực quan trong giảng 
dạy môn GDQP.AN
 Đối tượng: Gồm 4 lớp: 11A2,11A3 và 11A5,11A6 (11A2,11A3 làm lớp 
thực nghiệm, lớp 11A5, 11A6 làm lớp đối chứng).
4.2. Các bước tiến hành thực nghiệm
4.2.1. Giáo án thực nghiệm:
 Để tiến hành dạy thực nghiệm, chúng tôi tiến hành soạn bài và dạy cho 
hai lớp thực nghiệm và đối chứng cùng một bài. Hai giáo án phải đảm bảo 
nguyên tắc: Không làm thay đổi nội dung, chương trình, kế hoạch hướng dẫn theo chuẩn 
kiến thức kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với các điều kiện vật chất của nhà 
trường. Tuy nhiên giữa hai giáo án có sự khác biệt cơ bản:
 Giáo án lớp đối chứng Giáo án thực nghiệm
 - PPDH: Theo phương pháp truyền - Phương pháp dạy học: vận dụng 
 thống như thuyết trình phương pháp trực quan.
 - Các bước lên lớp: Thủ tục lên lớp - Các bước lên lớp: Thủ tục lên lớp 
 (nhận lớp kiểm tra quân số, quy định (nhận lớp kiểm tra quân số, quy định 
 giảng đường, kiểm tra bài củ); ý định giảng đường, kiểm tra bài củ); ý định 
 giảng dạy, Trình tự giảng bài; Kết thúc giảng dạy, trình tự giảng bài, kết thúc 
 giảng bài. giảng bài.
 - Đánh giá kết quả: Giáo viên là người - Đánh giá: Giáo viên không còn giữ
Trang 9 THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM VÀ TIẾN HÀNH 
 DẠY THỰC NGHIỆM
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. CẦN THƠ
 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA
 BÀI GIẢNG
 Môn học: Giáo Dục Quốc Phòng – An Ninh
 BÀI 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia
 Đối tượng: Học sinh lớp 11 
 Năm học: 2020 – 2021
 Giáo viên: Trần Thiện Tánh
 CẦN THƠ, THÁNG......NĂM 2020
Trang 11 MỞ ĐẦU
 Lúc sinh thời trên con đường hoạt động cách mạng của Bác, người quan 
tâm bậc nhất giải phóng dân tộc thống nhất đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội khi 
đạt được một phần mục tiêu giải phóng dân tộc ở miền Bắc hoàn toàn độc lập, đi 
lên chủ nghĩa xã hội sau hiệp định Giơ ne vơ 1954. Bác Hồ lại tiếp tục con 
đường cách mạng thống nhất 2 miền Nam – Bắc đang bị phân chia, ở miền Bắc 
lúc này người cùng toàn Đảng, toàn dân chăm lo phát triển kinh tế hậu phương 
cho miền Nam, nhưng người đã lo xa nghĩ trước đi trước tầm nhìn vấn đề phải 
bảo vệ biên giới trên bộ trên biển trên không, để thấy bác Hồ rất quan tâm và 
tầm quan trọng biên giới biển đảo với đất nước trong tương lai. Thầy trích 
nguyên văn đoạn nói chuyện của bác Hồ ngày 10/04/1956 với cán bộ miền biển 
khi bác về thăm Hải Phòng: “ Đồng bằng là nhà, mà biển là cửa. Giữ nhà mà 
không giữ cửa có được không? Kẻ gian tế nó sẽ vào chỗ nào trước? Nó vào cửa 
trước vì vậy ta phải giáo dục cho đồng bào biết bảo vệ bờ biển. Vì bọn địch 
thường thả bọn mật thám, gián điệp vào tìm chổ nấp ở miền biển. Nếu để lọt vào 
thì người bị thiệt hại trước là đồng bào miền biển. Nếu mình không lo bảo vệ 
miền biển thì đánh cá làm muối cũng không yên. Cho nên nhiệm vụ quan trọng 
của đồng bào miền biển là bảo vệ bờ biển. Đồng bào miền biển là người canh 
cửa cho tổ quốc.”
 Vì vậy, xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới, lãnh thổ là mối quan tâm 
hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân và 
toàn dân ta.
 Bài học “Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia” không 
những cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản về biên giới lãnh thổ, xây 
dựng và bảo vệ biên giới quốc gia mà qua bài học các em còn xác định đúng đắn 
trách nhiệm của mình trong xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia.
Trang 13

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_truc_quan_nang_cao.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp trực quan nâng cao nhận thức học sinh về “Bảo vệ chủ quyền.pdf