Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương tiện Infographic trong dạy học môn Công nghệ nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập của học sinh lớp 11 trường THPT Võ Trường Toản

pdf 70 trang sk11 19/08/2024 840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương tiện Infographic trong dạy học môn Công nghệ nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập của học sinh lớp 11 trường THPT Võ Trường Toản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương tiện Infographic trong dạy học môn Công nghệ nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập của học sinh lớp 11 trường THPT Võ Trường Toản

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương tiện Infographic trong dạy học môn Công nghệ nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập của học sinh lớp 11 trường THPT Võ Trường Toản
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI 
 TRƢỜNG THPT VÕ TRƢỜNG TOẢN 
 Mã số: ................................ 
 (Do HĐCNSK Sở GD&ĐT ghi) 
 SÁNG KIẾN 
SỬ DỤNG PHƢƠNG TI ỆN INFOGRAPHIC 
 TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 
 NHẰM NÂNG CAO H ỨNG THÚ VÀ KẾT 
 QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 11 
 TRƢỜNG THPT VÕ TRƢỜNG TOẢN 
 Người thực hiện: NGUY ỄN TRẦN KIM KIỀU 
 Lĩnh vực nghiên cứ u: 
 - Quản lý giáo d ục  
 - Phương pháp giáo dục  
 - Phương pháp dạy học bộ môn: Công nghệ  
 (Ghi rõ tên bộ môn) 
 - Lĩnh vực khác: ...................................................  
 (Ghi rõ tên lĩnh vực) 
 Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in sáng kiến 
  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác 
 (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) 
 NămM họỤc:C 2019 LỤ C- 2020 
 MỤC LỤC 
Stt Nội dung Trang 
 PHẦN MỞ ĐẦU 1 
 1 1. Bối cảnh của giải pháp 1 
 2 2. Lý do chọn giải pháp 1 
 3 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2 
 4 3.1. Phạm vi nghiên cứu 2 
 5 3.2. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 2 
 6 4. Mục đích nghiên cứu 2 
 PHẦN NỘI DUNG 3 
 I. Thực trạng giảng dạy môn Công nghệ bằng bài giảng điện tử tại 
 7 3 
 trường THPT Võ Trường Toản 
 1. Quy trình tổ chức dạy học môn Công nghệ bằng bài giảng điện 
 8 3 
 tử tại trường THPT Võ Trường Toản 
 2. Ưu điểm, nhược điểm, thuận lợi, khó khăn khi thực hiện giảng 
 9 dạy môn Công nghệ 11 bằng bài giảng điện tử tại trường THPT 3 
 Võ Trường Toản 
10 2.1. Ưu điểm 3 
11 2.2. Nhược điểm 3 
12 2.3. Thuận lợi 4 
13 2.4. Khó khăn 4 
14 2.5. Nguyên nhân 4 
15 II. Nội dung sáng kiến 5 
16 1. Trình bày các bước/quy trình thực hiện giải pháp mới 5 
 1.1. Quy trình 1. Tìm hiểu thực trạng giảng dạy môn Công nghệ 
17 5 
 tại trường THPT Võ Trường Toản 
 1.2. Quy trình 2: Xây dựng các bước thiết kế Infographic Công 
18 5 
 nghệ 11 
 1.3. Quy trình 3: Cách tổ chức giảng dạy môn Công nghệ 11 bằng 
19 6 
 phương tiện Infographic 
 1.4. Quy trình 4: Khảo sát hiệu quả của việc giảng dạy môn Công 
20 8 
 nghệ 11 bằng phương tiện Infographic 
 1.5. Quy trình 5: Khảo sát mức độ hứng thú của HS sau khi thực 
21 nghiệm hiệu quả của việc học tập môn Công nghệ 11 bằng 9 
 phương tiện Infographic 
22 2. Những ưu điểm, nhược điểm của giải pháp mới 10 
 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 
GD – ĐT Giáo dục và Đào tạo 
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
PTDH Phương tiện dạy học 
PPDH Phương pháp dạy học 
HS Học sinh 
GV Giáo viên 
THPT Trung học phổ thông 
SGK Sách giáo khoa 
BGĐT Bài giảng điện tử 
CSVC Cơ sở vật chất 
CNTT Công nghệ thông tin 
BGH Ban Giám hiệu 
PPCT Phân phối chương trình 
TN Thực nghiệm 
ĐC Đối chứng 1 
 TÊN SÁNG KIẾN 
 SỬ DỤNG PHƢƠNG TIỆN INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC MÔN 
 CÔNG NGHỆ NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP 
 CỦA HỌC SINH LỚP 11 TRƢỜNG THPT VÕ TRƢỜNG TOẢN 
 PHẦN MỞ ĐẦU 
 1. Bối cảnh của giải pháp 
 Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư nối tiếp nhau ra đời, kinh tế tri 
thức phát triển mạnh đem lại cơ hội phát triển vượt bậc, đồng thời cũng đặt ra những 
thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển và 
chậm phát triển. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính 
toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành trung ương Đảng 
cộng sản Việt Nam (Khóa XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 
4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong 
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế [7]. 
 Và trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, sự xuất hiện và phát triển của các 
công cụ, cách thức cung cấp, truyền tải thông tin mới đến người đọc là điều tất yếu. 
Để theo kịp xu hướng xã hội, ngành giáo dục không thể đứng ngoài những biến 
chuyển đó. Đặc biệt với lượng thông tin khổng lồ thì yêu cầu cần có những PTDH 
mới nhằm đơn giản hóa cách thức thể hiện thông tin để hỗ trợ đắc lực cho việc tiếp 
nhận của người học là một yêu cầu cấp thiết [2]. 
 Những năm gần đây, Infographic là một trong những xu hướng được các cá 
nhân, công ty, doanh nghiệp lựa chọn. Bởi lẽ, thông qua hình thức thiết kế này, chúng 
ta có thể trình bày, truyền tải thông tin một cách nhanh chóng, gọn gàng, súc tích chỉ 
trong một trang giấy và giúp người đọc có thể hiểu và nắm được toàn bộ thông tin. 
Nếu vận dụng Infographic trong dạy học để mô hình hóa các mối quan hệ, chuyển 
thành phương tiện dạy học đặc thù, sẽ nâng cao được hiệu quả dạy học, thúc đẩy quá 
trình dạy học, thúc đẩy quá trình tự học, tự nghiên cứu của học sinh, theo hướng tối 
ưu hóa, đặc biệt nhằm rèn luyện năng lực hệ thống hóa kiến thức và năng lực sáng tạo 
của học sinh. Việc tiếp cận – chuyển hóa Infographic thành PTDH là một trong những 
hướng có nhiều triển vọng [2]. 
 2. Lý do chọn giải pháp 
 Ở trường phổ thông, mục đích trong việc đổi mới PPDH là đổi mới dạy học 
truyền thụ một chiều sang dạy học theo PPDH tích cực. Việc đổi mới giảng dạy môn 
Công nghệ ở trường phổ thông cũng không ngoài mục đích đó. Muốn thực hiện được 
mục tiêu đổi mới này, ta cần tăng cường phát huy sự chủ động, sáng tạo của HS trong 
quá trình dạy học môn Công nghệ ở mức độ cao nhất, hướng dẫn HS thành những 
người nghiên cứu, có nhiệm vụ và nhu cầu dành lấy những kiến thức về công nghệ. 
 Nội dung sách Công nghệ 11 đa dạng, mang nhiều thông tin và khó với học 
sinh. Nội dung đó được trình bày bằng kênh hình ảnh và kênh chữ, với các mức độ 
khác nhau. Việc khái quát, sơ đồ hóa nội dung đó một cách hệ thống, chính xác, khoa 
học, lôi cuốn hấp dẫn là một vấn đề cần thiết. 3 
có tác dụng làm thỏa mãn nhu cầu về hiểu biết và hình thành niềm say mê học tập của 
HS. 
 PHẦN NỘI DUNG 
 I. Thực trạng giảng dạy môn Công nghệ bằng bài giảng điện tử tại trƣờng 
THPT Võ Trƣờng Toản 
 Quá trình tìm hiểu thực trạng giảng dạy môn Công nghệ của GV và HS tại 
trường THPT Võ Trường Toản (Phụ lục 1, 2) đã thu được một số kết quả sau: 
 1. Quy trình tổ chức dạy học môn Công nghệ bằng bài giảng điện tử tại 
trƣờng THPT Võ Trƣờng Toản 
 GV tổ chức bài học cho HS bằng 2 hình thức: tổ chức bài học có sự hướng dẫn 
trực tiếp của GV; tổ chức bài học không có sự hướng dẫn trực tiếp của GV [9]. 
 Các bước của quy trình tổ chức bài học cho HS có thể tóm tắt như bảng 2: 
 Bảng 1. Quy trình tổ chức dạy học 
 Hình thức Các bƣớc Mục đích, nội dung 
 1 Xác định nhiệm vụ học tập 
 HS nghiên cứu thông tin bài học (cá 
 Tổ chức bài học có sự hướng 2 
 nhân, nhóm) 
 dẫn của GV 
 3 Thảo luận (nhóm, tổ, cả lớp) 
 4 Tổng kết và vận dụng 
 1 Xác định nhiệm vụ học tập 
 Tổ chức bài học không có sự 2 HS tự nghiên cứu thông tin bài học 
 hướng dẫn của GV 3 Tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh 
 4 Tổng kết và vận dụng 
 2. Ƣu điểm, nhƣợc điểm, thuận lợi, khó khăn khi thực hiện giảng dạy môn 
Công nghệ 11 bằng bài giảng điện tử tại trƣờng THPT Võ Trƣờng Toản 
 2.1. Ƣu điểm 
 - Làm cho giờ học hấp dẫn với các đoạn video clip sinh động, hình ảnh, màu 
sắc đẹp. Mô phỏng được những hình ảnh, hoạt động mà HS khó tưởng tượng hoặc 
tranh ảnh trong SGK không mô tả được hết. 
 - Tận dụng được nhiều thông tin, tư liệu cung cấp cho bài học. Giúp HS có 
thêm vốn kiến thức, hiểu biết trong từng tiết giảng. 
 - Dễ dàng hơn trong việc hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu căn cứ trên bài 
tập, tư liệu. Việc kiểm tra, đánh giá, củng cố thú vị, sinh động, phong phú (thông qua 
trò chơi,) tạo giờ học sinh động, vui vẻ, thoải mái và khắc sâu kiến thức. 
 2.2. Nhƣợc điểm 
 - GV chỉ tận dụng các tiện ích của phần mềm không chú ý đến việc tổ chức các 
hoạt động thực hành, HS sẽ không chủ động trong lĩnh hội kiến thức. 
 - Đưa quá nhiều tư liệu, hình ảnh, âm thanh vào trong bài giảng. Làm cho tâm 
lý HS mất tập trung, không ghi chép được gì. 5 
học chay. Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để, sử dụng 
không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền chậm. 
 II. Nội dung sáng kiến 
 1. Trình bày các bƣớc/quy trình thực hiện giải pháp mới 
 1.1. Quy trình 1. Tìm hiểu thực trạng giảng dạy môn Công nghệ tại trƣờng 
THPT Võ Trƣờng Toản 
 1.1.1. Mục đích: Tìm hiểu thực trạng giảng dạy môn Công nghệ tại trường 
THPT Võ Trường Toản 
 1.1.2. Thời gian: Tháng 08/2019 
 1.1.3. Quy trình thực hiện: 
 - Bước 1: Xin phép BGH để được thực hiện khảo sát lấy ý kiến GV và HS 
trong trường về tìm hiểu thực trạng giảng dạy môn Công nghệ. 
 - Bước 2: Tham khảo bộ câu hỏi của các tổ chức uy tín liên quan đến vấn đề 
nghiên cứu để thiết kế nội dung phiếu khảo sát (phụ lục 1, 2) [13]. 
 - Bước 3: Trình duyệt của BGH về nội dung phiếu khảo sát. 
 - Bước 4: Thực hiện khảo sát lấy ý kiến của 2 GV bộ môn Công nghệ và 200 
HS với cách chọn mẫu là ngẫu nhiên thuận tiện. 
 - Bước 5: Tổng hợp phiếu khảo sát, thống kê số liệu bằng phần mềm Excel. 
 - Bước 6: Rút ra kết luận. 
 1.2. Quy trình 2: Xây dựng các bƣớc thiết kế Infographic Công nghệ 11 
 1.2.1. Mục đích: Xây dựng các bước thiết kế Infographic Công nghệ 11 
 1.2.2. Thời gian: Tháng 09/2019 
 1.2.3. Quy trình thực hiện 
 * Các bƣớc hoạt động thiết kế Infographic dạy học 
 Bƣớc 1: Xác định mục tiêu bài học 
 Mục tiêu bài học là những yêu cầu đặt ra đối với HS khi thực hiện bài học. Có 
nhiều yếu tố tác động đến việc xác định mục tiêu bài học, trong đó đáng chú ý nhất là 
các yếu tố: Nội dung bài học, khả năng nhận thức của HS, năng lực của GV. 
 Bƣớc 2: Xác định các hoạt động 
 Xác định các hoạt động trong một bài học có thể dựa vào nội dung bài học hoặc 
dựa vào việc phân tích cấu trúc nội dung. Mỗi hoạt động tương ứng với một đơn vị 
kiến thức chủ chốt. 
 Bƣớc 3: Xác định các thao tác trong mỗi hoạt động 
 Trong mỗi hoạt động, chúng ta cần xác định các thao tác chính để đạt được 
mục tiêu. 
 Bƣớc 4: Lập Infographic hoạt động dạy học theo hướng tối ưu hóa bài học sau 
khi xác định được các hoạt động cụ thể. 
 * Thiết kế Infographic bằng phần mềm PowerPoint (Phụ lục 3) 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_tien_infographic_trong.pdf