Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy để định hướng học sinh lớp 11 nâng cao giải một số bài tập chương Dòng điện không đổi
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy để định hướng học sinh lớp 11 nâng cao giải một số bài tập chương Dòng điện không đổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy để định hướng học sinh lớp 11 nâng cao giải một số bài tập chương Dòng điện không đổi
1 TÊN ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG HỌC SINH LỚP 11 NÂNG CAO GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP CHƯƠNG DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài: Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách giáo dục cũng như cải cách cấp trung học phổ thông. Hiện nay vấn đề đổi mới PPDH nói chung cũng như đổi mới PPDH vật lý nói riêng đã được pháp chế hóa trong điều 28, Luật Giáo dục: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh (HS)”. Việc dạy học không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức mà quan trọng hơn là dạy cho học sinh phương pháp tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức. Vật lý là một môn khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm với nhiều kiến thức trừu tượng và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Trong các PPDH tích cực, phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD) sẽ giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, xác định được kiến thức cơ bản từ đó đạt hiệu quả cao trong học tập. Mặt khác sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy còn giúp học sinh rèn luyện, phát triển tư duy logic, khả năng tự học, phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh không chỉ trong học tập môn Vật lý mà còn trong các môn học khác và các vấn đề khác trong cuộc sống. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Sử dụng sơ đồ tư duy để định hướng học sinh lớp 11 nâng cao giải một số bài tập chương dòng điện không đổi ”. 1.2. Mục đích của đề tài: Dạy học môn Vật lý không chỉ giúp học sinh nắm vững lý thuyết, các định nghĩa, các định luật, các định lý, các thuyết vật lý... giải thích và ứng dụng được các hiện tượng tự nhiên liên quan đến cuộc sống mà còn giúp các em vận dụng lý thuyết vào giải các bài tập liên quan. Tuy nhiên lý thuyết cũng như các công thức của từng bài, từng chương rất nhiều dễ nhầm lẫn khi vận dụng. Chính vì vậy tôi đưa ra sơ đồ tuy duy giúp các em học sinh lớp 11 nâng cao trường THPT Phan Châu Trinh củng cố được kiến thức trong từng bài từng chương và giúp các em dùng sơ đồ này vạch ra con đường để giải các bài tập liên quan sao cho chính xác và nhanh nhất. 1.3. Giới hạn của đề tài: Do thời gian có hạn, chương trình nâng cao lớp 11 tôi cũng mới dạy qua lần đầu nên tôi chỉ nghiên cứu hướng dẫn các em sử dụng sơ đồ tư duy vào ôn tập và định hướng cách giải một số bài tập chương: “Dòng điện không đổi”. 3 3. CƠ SỞ THỰC TIỄN Qua thực tế giảng dạy ở trường phổ thông, hiện nay giải bài tập vật lý đối với học sinh thường gặp rất nhiều khó khăn để nhớ các công thức các định luật, các định lý, các thuyết vật lý. Nhiều em học thuộc lòng các công thức nhưng không tìm ra được hướng giải hợp lý và nhanh chóng, không vạch ra được một sơ đồ cụ thể để giải nên nhiều em còn lúng túng trong việc áp dụng công thức nào cho từng bài tập cụ thể. 5 4.2. Sử dụng sơ đồ tư duy để định hướng học sinh giải một số bài tập chương dòng điện không đổi Vật lý 11 nâng cao. Ví dụ 1. Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R3 = R4. Nếu nối hai đầu AB vào hiệu điện thế 120 V thì cường độ dòng điện qua R2 là 2 A và UCD = 30 V. Nếu nối 2 đầu CD vào hiệu điện thế 120 V thì UAB = 20 V. Tính giá trị của mỗi điện trở. a. Dùng sơ đồ tư duy định hướng cách giải: * Khi nối 2 đầu AB vào hiệu điện thế 120 V: ((R3 // R2) nt R4) // R1. UCD R2 I Có 2 . U AB III4 2 3 URRAC 4 3 U RR Có CD 4 3 * Nếu nối 2 đầu CD vào hiệu điện thế 120 V: ((R1 nt R4) // R2) // R3. U AB Có UIIRAC 1 4 1 UCD Hướng dẫn học sinh giải theo sơ đồ: Đây là sơ đồ thuận học sinh dựa vào dữ kiện đã có đi theo sơ đồ đến kết quả. Tuy nhiên giáo viên cần hướng dẫn cho các em nhận biết được sơ đồ mạch. b. Sơ lược cách giải: *Trường hợp đặt vào giữa A và B hiệu điện thế 120 V thì đoạn mạch có ((R3 // R2) nt R4) // R1. UCD Ta có: R2 = = 15 ; UAC = UAB – UCD = 90 V. I2 U AC 90 30 Vì R3 = R4 => I4 = = I2 + I3 = 2 + => R3 = 30 = R4. R4 R3 R3 *Trường hợp đặt vào giữa C và D hiệu điện thế 120 V thì đoạn mạch có ((R1 nt R4) // R2) // R3. U AC 10 U AB Khi đó UAC = UCD – UAB = 100 V; I4 = I1 = = A; R1 = = 6 . R4 3 I1 Ví dụ 2. Một nguồn điện được mắc với một biến trở. Khi điện trở của biến trở là 1,65 thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn là 3,3 V, còn khi điện trở của biến trở là 3,5 thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn là 3,5 V. Tính suất điện động và điện trở trong của nguồn. a. Dùng sơ đồ tư duy định hướng cách giải: U1 E I1 I1 R1 R1 r Có E,r. U E 2 I I 1 1 R2 R1 r 7 R2 R3 Do đó: R23 = = 2 ; R123 = R1 + R23 = 3 . R2 R3 R123R4 E RN = = 2 ; I = = 2,4 A. R123 R4 R r b) U4 = U123 = UAB = IR = 4,8 A. U123 I123 = I1 = I23 = = 1,6 A. R123 U23 = U2 = U3 = I23R23 = 3,2 V. c) Công suất của nguồn: P = EI = 14,4 W. U Hiệu suất của nguồn: H = AB = 0,8 = 80%. E Ví dụ 5. Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó E = R1 M R3 48 V; r = 0; R1 = 2 ; R2 = 8 ; R3 = 6 ; R4 = 16 . Điện trở của các dây nối không đáng kể. Tính hiệu điện R2 N R4 thế giữa hai điểm M và N. Muốn đo UMN phải mắc cực dương của vôn kế với điểm nào? a. Dùng sơ đồ tư duy định hướng cách giải: (E,r) *Tìm UMN: U AB U MA I1 I E U MN R13 U AN I 2 RAB r R24 Hướng dẫn học sinh giải theo sơ đồ: Muốn tìm UMN cần tìm UMA và UAN. Muốn tìm UMA và UAN cần tìm I1 và I2. Muốn tìm tìm I1 và I2 cần tìm UAB, R13, R24. Muốn tìm UAB cần tìm I và RAB. => Đi tìm các đại lượng theo hướng ngược lại ta được kết quả. *Cực dương của vôn kế với điểm nào? Ta có UMN = VM - VN. Ta có thể suy ra điện thế ở điểm nào cao hơn thì cực dương của vôn kế mắc vào điểm đó. b. Sơ lược cách giải: (R1 R3 )(R2 R4 ) Ta có: +RAB = = 6 R1 R3 R2 R4 E + I = = 6 A. R r + UAB = IR = 36 V. U AB + I1 = I3 = I13 = = 4,5 A. R1 R3 U AB + I2 = I4 = I24 = = 1,5 A. R2 R4 +UMN = UMA + UAN = – I1R1 + I2R2 = 3 V. Vì UMN > 0 nên VM > VN do đó ta phải mắc cực dương của vôn kế vào điểm M. 9 UUVĐRĐ, 2 6 2 1 RII *Tìm R2: 2 2đm 2 Rđ 2 I *Tìm R1: R1 RN Hướng dẫn học sinh giải theo sơ đồ: Muốn tìm R2 phải tìm UR2,đ2, I2, Rđ2. Muốn tìm R1 phải tìm I và RN. Câu b. Iđ1 U đ 1 Rđ1, đ 2, R 2 UURđ1 đ 2, R 2 N I U I đ2 đ 2 Hướng dẫn học sinh giải theo sơ đồ: Muốn biết đèn sáng thế nào ta phải so sánh cường độ dòng điện thực tế (hoặc U) qua đèn (đặt vào hai đầu bóng đèn) với cường độ định mức (hoặc Uđm). Muốn tìm Iđ1(Uđ1), Iđ2(Uđ2) ta phải tìm UUđ1 đ 2, R 2 . Muốn tìm UUđ1 đ 2, R 2 ta phải tìm Rđ1, đ 2, R 2 và I muốn vậy phải tìm RN rồi áp dụng định luật Ohm toàn mạch. b. Sơ lược cách giải: 2 2 U đ1 U đ 2 Ta có: Rđ1 = = 12 ; Rđ2 = = 5 ; Pđ1 Pđ 2 a) Các đèn Đ1 và Đ2 sáng bình thường nên: U đ1 Uđ1 = Uđ2R2 = Uđ1đ2R2 = 6 V; Iđ1 = = 0,5 A; Rđ1 U đ 2 Iđ2 = Iđ2R2 = = 0,5 A; I = Iđ1 + Iđ2 = 1 A; Rđ 2 U đ 2R2 Rđ2R2 = = 12 ; R2 = Rđ2R2 – Rđ2 = 7 ; Iđ 2R2 U đ1đ 2R2 E Rđ1đ2R2 = = 6 ; R = - r = 6,48 ; I I R1 = R - Rđ1đ2R2 = 0,48 . b) Khi R2 = 1 : Rđ2R2 = Rđ2 + R2 = 6 ; Rđ 2R2 Rđ1 Rđ1đ2R2 = = 4 ; R = R1 + Rđ1đ2R2 = 4,48 . Rđ 2R2 Rđ1 I = E 1,435 A. R r Uđ1đ2R2 = Uđ1 = Uđ2R2 = IRđ1đ2R2 = 5,74 V < 6 V nên đèn Đ1 sáng yếu hơn. U đ 2R2 Pđ 2 Iđ2R2 = Iđ2 = IR2 = = 0,96 A > = 0,5 A nên đèn Đ2 sáng mạnh hơn. Rđ 2R2 U đ 2 11 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Sau khi sử dụng sơ đồ tư duy để định hướng học sinh giải một số bài tập chương dòng điện không đổi tôi thấy tỉ lệ học sinh hiểu, định hướng được cách giải các bài tập là rất cao (gần 90%) Sau đây là bảng tổng hợp về kết quả trước và sau khi áp dụng kinh nghiệm trên tại trường THPT Phan Châu Trinh (ở 02 lớp 11/1; 11/2 năm học 2013-2014). Tỉ lệ học sinh làm không Tỉ lệ học sinh định hướng định hướng được cách được cách giải các bài tập Kết quả thực hiện giải hoặc mất nhiều thời (%) gian để định hướng cách giải bài tập (%) Trước khi áp dụng 50,2 49,8 SKKN Sau khi áp dụng 10,3 89,7 SKKN 6. KẾT LUẬN Sáng kiến kinh nghiệm này nhằm giúp các em học sinh tự vẽ sơ đồ tư duy để định hướng cách giải một bài tập. Giúp các em tự vẽ con đường để giải một bài tập vật lý nhanh chóng chính xác. Ngoài ra còn giúp các em tự vẽ sơ đồ tư duy ôn tập từng bài cụ thể, cho từng chương giúp các em dễ nhớ, dễ nắm vững các kiến thức trọng tâm. Qua kết quả thu được tôi cho rằng khi hướng dẫn học sinh giải bài tập cần hướng dẫn các em con đường để các em theo con đường đó vận dụng các công thức đã học để giải các bài tập liên quan. Đối với học sinh 11 nâng cao tuy nhiều em có tư duy tốt có thể tự định hướng cách giải hầu hết nhiều bài tập mà không cần sự trợ giúp của giáo viên. Tuy nhiên vẫn còn không ít học sinh không thể định hướng được con đường để giải các bài tập nên giáo viên cần định hướng cho các em sử dụng sơ đồ tư duy để giải các bài tập liên quan. Qua các ví dụ các em làm quen với sơ đồ tư duy, sau này gặp các bài tập liên quan khác các em có thể tự vẽ sơ đồ tư duy để định hướng cho mình cách giải, giúp tư duy các em phát triển, giúp các em có thể tự học, tự ôn tập. Dù đã cố gắng nhiều nhưng sáng kiến này chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót. Tôi rất mong quý thầy, cô trong hội đồng khoa học góp ý bổ sung để sáng kiến này thật sự có hiệu quả giúp các em học sinh định hướng được phương pháp giải các bài tập, tiết kiệm nhiều thời gian và đạt kết quả cao hơn nữa. 13 8. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Dạy tốt, học tốt các môn học bằng BĐTD, Nhà xuất bản GD VN 2011 2. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (tháng 10, năm 2010), Thiết kế bản đồ tư duy giúp HS tự học và tập dượt nghiên cứu toán học, Tạp chí Toán học & Tuổi trẻ 3. Nguyễn Thế Khôi – Nguyễn Phúc Thuần – Nguyễn Ngọc Hưng – Vũ Thanh Khiết – Phạm Xuân Quế – Phạm Đình Thiết – Nguyễn Trần Trác, Vật lý 11 Nâng cao. NXB GD - Năm 2007. 4. Nguyễn Thế Khôi – Nguyễn Phúc Thuần – Nguyễn Ngọc Hưng – Vũ Thanh Khiết – Phạm Xuân Quế – Phạm Đình Thiết – Nguyễn Trần Trác, Bài tập Vật lý 11 Nâng cao. NXB GD - Năm 2007. 5. Tony Buzan (2007), Bản đồ Tư duy trong công việc, NXB Lao động – Xã hội.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_so_do_tu_duy_de_dinh_huong_hoc.pdf