Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy phần “Công dân với kinh tế” – Giáo dục công dân 11 tại Trường Phổ thông DTNT cấp 2, 3 Vĩnh Phúc
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy phần “Công dân với kinh tế” – Giáo dục công dân 11 tại Trường Phổ thông DTNT cấp 2, 3 Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy phần “Công dân với kinh tế” – Giáo dục công dân 11 tại Trường Phổ thông DTNT cấp 2, 3 Vĩnh Phúc
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG PT DTNT CẤP 2-3 VĨNH PHÚC ****************** BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG GIẢNG DẠY PHẦN “CÔNG DÂN VỚI KINH TẾ” - GIÁO DỤC CÔNG DÂN 11 TẠI TRƯỜNG PT DTNT CẤP 2- 3 VĨNH PHÚC Tác giả sáng kiến: NGUYỄN THỊ NGỌC MAI Mã sáng kiến : 04.53.01 Vĩnh Phúc, năm 2022 MỤC LỤC BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Trong những năm gần đây, ngành Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện: nội dung chương trình, kiểm tra đánh giá, phương pháp và kĩ thuật dạy học,... theo hướng lấy người học làm trung tâm. Học sinh được coi là chủ thể còn người giáo viên trở thành người định hướng, chỉ dẫn giúp học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức của nhân loại. Để thực hiện được mục tiêu này, đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học được coi là khâu đột phá chiến lược. Kĩ thuật sơ đồ hóa tư duy là một trong những kĩ thuật dạy học tích cực đem lại kết quả tốt cho các môn học nói chung và môn GDCD nói riêng. Trong chương trình GDCD 11, phần I “Công dân với kinh tế” là một phần kiến thức thuộc Kinh tế chính trị Mác – Lênin nên trừu tượng với nhiều nội dung dài, khó ghi nhớ với học sinh. Khi dạy phần kiến thức này, giáo viên rất khó để truyền tải kiến thức một cách logic và đầy đủ, học sinh khó nhớ vì có rất nhiều những thuật ngữ hàn lâm, chuyên ngành. Qua kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi nhận thấy sử dụng kĩ thuật sơ đồ hóa tư duy sẽ giúp cho người giáo viên dễ dàng hơn trong việc truyền tải kiến thức một cách đầy đủ nhất, đồng thời cũng giúp cho các em học sinh nắm kiến thức nhanh và theo mạch logic trong phần I “Công dân với kinh tế” - GDCD 11. 2. Tên sáng kiến: Từ những thực tế trên, tôi lựa chọn đề tài: Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy phần: “Công dân với kinh tế” - GDCD 11 tại trường PT DTNT cấp 2 – 3 Vĩnh Phúc. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Mai - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Tổ dân phố 4 – Đạm Nội – Tiền Châu – Phúc Yên – Vĩnh Phúc - Số điện thoại: 0973.513.709 - E_mail: nguyenthingocmai.c3dtntphucyen@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Mai. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến - Sáng kiến được áp dụng vào việc giảng dạy phần I: Công dân với kinh tế - GDCD 11. - Qua thời gian nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn giảng dạy kết quả cho thấy chất lượng môn GDCD của học sinh lớp 11 được nâng lên đáng kể. PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do viết sáng kiến Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 40/2010/QH về đổi mới giáo dục và đào tạo. Quá trình đổi mới thực hiện toàn diện và đồng bộ mà trọng tâm là đổi mới chương trình, phương pháp giáo dục để đáp ứng được mục tiêu: “dạy chữ, dạy người, dạy nghề” theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện đại. Công cuộc đổi mới này đòi hỏi sự chung tay, góp sức của toàn dân, của ngành Giáo dục và đào tạo, của các nhà trường cũng như mỗi thầy cô giáo, mỗi học sinh. Trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông là tập trung đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức, hướng dẫn phù hợp của giáo viên, nhằm phát triển tư duy độc lập, góp phần hình thành phẩm chất, năng lực cần đạt, hình thành khả năng tự học, tự bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui thích cho học sinh trong học tập. Để thực hiện được mục tiêu này thì việc áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp, tiên tiến được coi là khâu đột phá chiến lược. Để thực hiện được xu hướng đổi mới đó, vấn đề đầu tiên người giáo viên cần làm là nhận thức rõ vị trí của người học trong quá trình dạy học. Người học hiện nay là chủ thể hoạt động chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng và thái độ chứ không phải là “cái bình chứa kiến thức” một cách thụ động như trước đây. Sơ đồ hóa tư duy là một trong những phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhắm phát huy được vai trò chủ động của người học. Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kĩ năng tư duy. Học sinh chỉ học bài nào biết bài đấy, cô lập nội dung của các môn, phân môn mà chưa có sự liên hệ, xâu chuỗi kiến thức với nhau. Thêm nữa, nhiều học sinh học theo kiểu “học vẹt” nên khả năng ghi nhớ kiến thức kém, thiếu sự khái quát kiến thức nhất là đối với các môn khoa học xã hội. Vì vậy, các em chưa phát triển được tư duy logic và tư duy khái quát vấn đề. Áp dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh giải quyết được các vấn đề trên nhằm nâng cao hiệu quả học tập. Học sinh khối 11 của Trường PT DTNT cấp 2,3 Vĩnh Phúc cũng không ngoại lệ, các em ngoan nhưng khả năng nhận thức và tư duy sáng tạo còn hạn chế. Trong học tập, nhất là học các môn khoa học xã hội học sinh thụ động, học thuộc lòng, học trước quên 5. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: - Đọc tài liệu liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của đề tài. - Phân tích các nội dung kiến thức có thể áp dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong giảng dạy. * Phương pháp thực nghiệm sư phạm: - Thực nghiệm kiểm tra ở các lớp học để xác định tính khả thi và hiệu quả của sáng kiến. - Theo dõi kết quả thi giữa kì và kết thúc học kì của học sinh. 1.3. Tác dụng của sơ đồ tư duy đối với học sinh Việc học sinh vẽ sơ đồ tư duy vừa phát huy tối đa tính sáng tạo của các em vừa phát huy năng khiếu hội họa. Qua việc chọn lựa đường nét, màu sắc để tạo ra một sơ đồ tư duy làm các em yêu quí, trân trọng tác phẩm của mình đã sáng tạo ra, đồng thời tác động vào bộ não làm cho các em nhớ kiến thức nhanh hơn và bền vững hơn. Sơ đồ tư duy còn giúp học sinh diễn đạt, trình bày ý tưởng theo ý mình nên dễ nhìn, dễ viết, dễ hiểu và dễ nhớ. Sơ đồ tư duy là một bức tranh vừa mang tính tổng thể vừa mang tính cụ thể có màu sắc, hình ảnh do đó hấp dẫn học sinh nhìn, ghi nhớ và nhận thức. Sơ đồ tư duy kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo vô tận của học sinh. Sơ đồ tư duy giúp phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não, tăng tính chủ động của học sinh. Rèn luyện tư duy lôgic và khái quát trong tìm hiểu vấn đề. Tư duy này rất quan trọng trong học tập và giải quyết các vấn đề phát sinh trong cuộc sống. 1. 4. Cách ghi trên sơ đồ tư duy Từ những kinh nghiệm của bản thân, tôi thấy khi ghi chép trên sơ đồ tư duy nên: + Lên ý tưởng, vạch các ý chính, ý phụ trước khi vẽ sơ đồ tư duy. + Viết các từ khóa, ngắn gọn. + Cấu trúc của sơ đồ phải logic, liền mạch. + Khi viết ý nên để chừa khoảng trống để có thể bổ sung thêm ý khi cần thiết. Khi vẽ sơ đồ tư duy cần tránh những điều sau: + Viết quá nhiều chữ trong các ý. + Ghi chép một cách vụn vặt. 1.5. Một số phần mềm dùng để tạo sơ đồ tư duy Một sơ đồ tư duy có thể được thực hiện dễ dàng trên một tờ giấy với các loại bút màu khác nhau, tuy nhiên, cách thức này có nhược điểm là khó lưu trữ, thay đổi và chỉnh sửa. Một giải pháp được hướng đến là sử dụng các phần mềm để tạo ra sơ đồ tư duy. Một số phần mềm tiêu biểu trong thể loại “phần mềm mind mapping” (mind mapping software). Phần mềm Buzan’s iMindmap™: một phần mềm thương mại, tuy nhiên có thể tải bản dùng thử 30 ngày. Phần mềm do công ty Buzan Online Ltd. thực hiện. Trang chủ tại www.imindmap.com Phần mềm Inspiration: sản phẩm thương mại của công ty Inspiration Software, Inc. Sản phẩm có phiên bản dành cho trẻ em (các em từ mẫu giáo đến lớp 5) rất dễ dùng và nhiều màu sắc. Có thể dùng thử 30 ngày. Trang chủ tại www.inspiration.com Vẫn còn tư tưởng coi môn Giáo dục công dân là môn học phụ nên một số học sinh không đầu tư hết sức để hoàn thành các bài tập vẽ sơ đồ tư duy của giáo viên bộ môn. - Về phía giáo viên giảng dạy: Đôi khi giáo viên chưa thấy hết tác dụng của sơ đồ tư duy đối với khả năng ghi nhớ kiến thức và rèn luyện kĩ năng của học sinh nên chưa đầu tư có chất lượng và vận dụng thường xuyên kĩ thuật này trong giảng dạy. Giáo viên có đưa vào sử dụng nhưng ít, thường là dùng vào các tiết ôn tập, các phần kiến thức có yếu tố so sánh. Hình thức của sơ đồ tư duy còn đơn giản, đa phần là các khung hình vuông, hình tròn Màu sắc hầu như chỉ sử dụng màu đen truyền thống. Đường nét: thường là nét thẳng. Còn tồn tại tình trạng giáo viên chưa sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ tạo sơ đồ tư duy nên chỉ sử dụng các sơ đồ tư duy tự vẽ; do đó sơ đồ tư duy còn nhiều hạn chế về tính hấp dẫn làm cho khả năng ghi nhớ, ấn tượng với học sinh cũng bị giảm sút. - Về phía nhà trường và xã hội: Nhà trường đã cố gắng đầu tư về cơ sở vật chất song vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ, thường xuyên nhu cầu dạy học bằng sơ đồ tư duy: máy chiếu, bảng phụ, màu vẽ, loa phục vụ cho giảng dạy của giáo viên. Học kì I năm học 2021 – 2022, do sự ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid 19 nên việc tổ chức dạy học đã khó, việc dạy học bằng sơ đồ tư duy còn khó khăn hơn. 2.3. Số liệu thống kê trước khi áp dụng sáng kiến - Chất lượng môn Giáo dục công dân đầu năm học 2021 - 2022: Lớp Sĩ số Giỏi Khá T. Bình Yếu Kém 11A6 40 2 20 16 2 0 11A7 33 0 8 15 10 0 - Mức độ học sinh biết vẽ sơ đồ tư duy (đầu năm học): Lớp Sĩ số Giỏi Khá T. Bình Yếu Kém 11A6 40 2 15 21 2 0 11A7 33 0 6 17 10 0 Khái niệm Vai trò CD với sự phát triển kinh tế Các yếu tố Phát triển Kinh tế Để tiến hành được kiểu kiểm tra bài cũ này thì tôi phải rèn cho học sinh thói quen lập sơ đồ tư duy sau mỗi bài học. Trong khi dạy kiến thức mới, tôi phải hướng dẫn các em cách ghi chép và cùng học sinh hoàn thiện những nội dung kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy nhằm đưa ra đúng, đủ những tri thức mà học sinh cần nắm vững. Hình ảnh kiểm tra bài cũ bằng hình thức hoàn thành các nội dung thiếu trong sơ đồ * Khi dạy kiến thức mới hoàn toàn bằng bảng, tôi thường dành một phần bảng bên phải để cùng học sinh hoàn thiện sơ đồ tư duy. Mỗi nội dung của bài học được giảng xong thì sơ đồ tư duy lại có thêm một nhánh. Ví dụ khi dạy Bài 2 “Hàng hóa – tiền tệ - thị trường” Giáo dục công dân 11, tôi đi theo tiến trình và cách trình bày như sau: Bảng ghi được chia làm 2 phần: I. Hàng hóa (Ở bảng bên phải cũng xuất hiện từ khóa “dân chủ, kỉ luật”) 1. Khái niệm hàng hóa (Giáo viên và học sinh cùng tìm hiểu phần 1. Sau khi Là sản phẩm học xong phần 1, sơ đồ tư duy xuất hiện thêm 3 nhánh của lao động “sản phẩm của lao động”; “có công dụng” và “thông qua trao đổi mua – bán”. Khái niệm Có công dụng Thông qua trao đổi mua - bán Tương tự, sau khi học xong mỗi phần kiến thức mới thì sơ đồ tư duy lại thêm những nhánh nữa. Khi kết thúc bài học cũng là lúc giáo viên và học sinh sẽ hoàn thành xong sơ đồ tư duy hoàn chỉnh cho bài học đó. Hình ảnh hoàn thiện sơ đồ tư duy khi dạy bằng bảng
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_so_do_tu_duy_trong_giang_day_p.docx