Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học phần Điện từ học lớp 11 THPT
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học phần Điện từ học lớp 11 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học phần Điện từ học lớp 11 THPT
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM ẢO TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐIỆN TỪ HỌC VẬT LÍ 11 THPT Lĩnh vực: Vật Lí Năm học: 2020 - 2021 1 PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, do đó hầu hết các kiến thức vật lí đều được rút ra từ những quan sát và thí nghiệm. Vì vậy, trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, thí nghiệm là một phương tiện rất quan trọng, có tác dụng to lớn trong việc chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng của học sinh. Nó không chỉ làm tăng tính hấp dẫn của môn học mà còn giúp học sinh hiểu sâu sắc kiến thức lý thuyết đã được học mà quan trọng hơn là tạo cho học sinh một trực quan nhạy bén. Việc lồng ghép các thí nghiệm vào các tiết dạy Vật lí là rất cần thiết và phù hợp với đặc trưng thực nghiệm của môn học. Trên thực tế giáo viên Vật lí nào cũng rất muốn lồng ghép các thí nghiệm vật lí vào bài giảng, nhưng cũng có thể vì các lý do chủ quan và khách quan mà không thể thực hiện được các thí nghiệm đó được. Các lý do đó có thể là: Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đảm bảo, thiết bị thí nghiệm không đồng bộ, chất lượng kém, sai số lớn...; Không đủ thời gian để chuẩn bị thí nghiệm; Một số thí nghiệm không thể thực hiện trong điều kiện lớp học... Thường thì khi gặp những trở ngại trên giáo viên sẽ phải dạy “chay” nên chất lượng giờ dạy chưa cao. Chính vì những vấn đề này đã làm cho học sinh nắm kiến thức một cách mơ hồ, máy móc, không hiểu rõ được bản chất, hiện tượng quy luật của sự vật... Phần điện từ học trong chương trình Vật lí 11 gồm nhiều kiến thức lý tuyết hàn lâm, khó hiểu, khó nhớ, cần nhiều thí nghiệm kiểm chứng phức tạp; trong khi hệ thống đồ dùng thí nghiệm cần thiết trong nhà trường phổ thông không đủ, khó mô tả bản chất các hiện tượng của điện từ học. Từ những lý do cơ bản trên, cùng với thực tế giảng dạy bộ môn Vật lí lớp 11 tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học phần điện từ học lớp 11 THPT” II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu cách sử dụng các thí nghiệm ảo vào dạy học phần “Điện từ học” – Vật lí lớp 11 THPT. 2. Phạm vi nghiên cứu - Xây dựng thí nghiệm ảo trong dạy học nội dung “điện từ học” chương trình Vật lí lớp 11 ban cơ bản. - Những kết luận sư phạm góp phần xác định vai trò của việc sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông. thật: + Trong trường hợp giáo viên làm thí nghiệm thật trên lớp cho học sinh quan sát thì hầu như các dụng cụ thí nghiệm đều nhỏ, lớp học đông, phòng học rộng. Như vậy khi làm thí nghiệm thì không phải tất cả các học sinh trong lớp đều có thể quan sát dễ dàng được, các em ở cuối lớp chỉ có thể nghe giáo viên nói mà không thể nhìn được thí nghiệm giáo viên làm như thế nào và chỉ có một số học sinh ở bàn trên mới có thể quan sát rõ thí nghiệm. Trong khi đó thí nghiệm ảo được thực hiện trên một màn chiếu, mà thông thường màn chiếu được đặt sao cho tất cả học sinh trong lớp học có thể nhìn rõ tất cả những gì thực hiện trên đó, đồng thời giáo viên hoàn toàn có thể chỉnh kích cỡ của dụng cụ thí nghiệm cho đủ lớn để cho cả lớp đều có thể quan sát rõ ràng kể cả các em ngồi ở cuối lớp học. + Tiếp theo là vấn đề an toàn của thí nghiệm, với một số thí nghiệm đôi khi do sơ xuất để xảy ra cháy nổ không mong muốn, nhưng với thí nghiệm ảo thì các thí nghiệm hoàn toàn an toàn, không lo cháy nổ ngoài dự định của giáo viên và học sinh, nếu có hiện tượng nhầm lẫn diễn ra trên máy vi tính thì hiện tượng xảy ra chỉ là mô hình cháy nổ trong máy chứ không phải là thật nên rất an toàn. + Hơn nữa thí nghiệm thực tế không phải thí nghiệm nào cũng thành công, nhưng với thí nghiệm ảo do đã được lập trình sẵn nên có thể nói gần như tất cả các thí nghiệm đều chuẩn xác, thực hiện thí nghiệm đem lại hiệu quả như mong đợi. + Một vấn đề nữa là công tác chuẩn bị công cụ thí nghiệm, với chương trình đổi mới giáo dục như hiện nay thì trong chương trình phổ thông, hầu như tiết học nào cũng có thí nghiệm. Với một thí nghiệm đơn giản, ít dụng cụ thì giáo viên có thể dễ dàng chuẩn bị dụng cụ, dễ dàng chuyển từ lớp học này sáng lớp học khác. Tuy nhiên với một thí nghiệm mà các dụng cụ cồng kềnh thì đây lại không phải là một điều đơn giản. Còn với thí nghiệm ảo thì giáo viên hoàn toàn không phải lo lắng gì về vấn đề này, các dụng cụ có sẵn trong máy vi tính giáo viên chỉ cần một lần thực hiện đưa phần mềm thiết kế thí nghiệm vào trong máy và cài đặt chương trình, như thế lần sau sẽ hoàn toàn yên tâm về dụng cụ thí nghiệm Như vậy có thể thấy khá nhiều ưu điểm của thí nghiệm ảo như trên đây, hơn nữa hiện nay, khi mà tin học được ứng dụng nhiều vào trong trường học thì việc sử dụng các thí nghiệm ảo hỗ trợ cho giảng dạy là hoàn toàn hợp lý, góp phần đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy ở trường phổ thông. II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM ẢO TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG “ĐIỆN TỪ HỌC”- VẬT LÍ 11 THPT. Khi được hỏi về sự cần thiết phải sử dụng thí nghiệm ảo trong phần “điện từ học”, hầu hết các giáo viên đều cho rằng việc khai thác thí nghiệm ảo trong dạy học này là rất cần thiết (6 giáo viên, chiếm 86%), có 1 giáo viên cho rằng điều này là cần thiết (14%), không có giáo viên nào thấy việc xây dựng hệ thống tư liệu trên là không cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng đầu tư thiết kế, sưu tầm thí nghiệm ảo một cách bài bản, khoa học phục vụ cho tiết dạy của mình. Hầu hết giáo viên lên lớp chủ yếu truyền thụ hết kiến thức SGK, ngại đầu tư đổi mới tiết dạy, có chăng chỉ thiết kế thí nghiệm ảo sử dụng trong giờ thao giảng, hội giảng có nhiều đồng nghiệp dự giờ. Trước khi thực hiện đề tài này, tôi đã làm một cuộc khảo sát giáo viên trường THPT X nơi tôi đang công tác về tình hình khai thác và sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học Vật lí phần “điện từ học”. Bảng 1.1.Tình hình thiết sử dụng thí nghiệm ảo trong nội dung “điện từ học” Thường xuyên Thỉnh thoảng Không Mức độ Số lượng Số lượng Số lượng Tỉ lệ Trường Tỉ lệ (%) Tỉ lệ (%) giáo viên giáo viên giáo viên (%) THPT X 1 14,2 3 42,9 3 42,9 Sau khi tổng hợp phiếu điều tra cũng như phỏng vấn các giáo viên, tôi nhận thấy rằng những khó khăn mà các giáo viên tại các trường THPT gặp phải khi thiết kế, sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học Vật lí phần “điện từ học” là về vấn đề kĩ năng sử dụng CNTT, ngoại ngữ còn hạn chế và chưa biết phần mềm nào tốt để sử dụng. Bảng 1.2. Khó khăn khi tiến hành thiết kế, khai thác thí nghiệm ảo bằng phần mềm trên máy tính dùng trong quá trình dạy học Nguyên Chưa biết phần Chưa biết Thiết kế mất Kĩ năng sử nhân mềm thiết kế thí cách thiết kế thời gian dụng CNTT nghiệm ảo thí nghiệm ảo Số Số Số Số Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ lượng lượng lượng Tỉ lệ (%) lượng (%) (%) (%) Trường GV GV GV GV THPT X 1 14,2 2 28,6 2 28,6 2 28,6 khác nhau. Mặt khác với cùng một loại hình thí nghiệm, tương ứng với các mục tiêu dạy học khác nhau sẽ có cách tổ chức khác nhau trong quá trình dạy học. Bước 3: Xây dựng danh mục thí nghiệm ảo liên quan đến nội dung bài học Sau khi kiểm tra tình hình sử dụng của thí nghiệm, giáo viên cần nghiên cứu kĩ các nội dung kiến thức liên quan đến bài học, phân tích các hiện tượng vật lí xảy ra để thấy rõ cơ chế của hiện tượng. Qua đó giáo viên định hướng, lập danh sách các thí nghiệm ảo cụ thể cần dùng trong bài, cũng như cách sử dụng của thí nghiệm ảo trong từng đơn vị kiến thức. Đây là giai đoạn chuẩn bị tư liệu, thiết bị cho bài học. Để hệ thống hóa các thí nghiệm ảo một cách khoa học và đầy đủ, giáo viên có thể khai thác, sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau như: internet, đĩa CD, VCD, DVD, hoặc tự thiết kế thí nghiệm ảo dựa trên các phần mềm hỗ trợ... Những thí nghiệm này nên được tập trung lại và tổ chức lưu trữ trên máy vi tính, tạo sự tiện lợi trong quá trình dạy học pháp dạy học chủ đạo không có nghĩa là sử dụng duy nhất phương pháp dạy học này trong toàn bộ tiến trình dạy học. Hiện nay, có nhiều PPDH tích cực phù hợp với đặc thù của dạy học Vật lí và có thể phát huy hiệu quả của thí nghiệm trong dạy học. Tuy nhiên, phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp tối ưu mà tôi thường lựa chọn khi dạy học sử dụng thí nghiệm ảo trong phần “điện từ học”. Bước 5: Thiết kế tiến trình dạy học Lên kế hoạch dạy học chi tiết đồng nghĩa với việc soạn thảo một kịch bản hoàn chỉnh cho tiết dạy. Sản phẩm của việc làm này là giáo án chi tiết về quá trình dạy học sẽ diễn ra. Kế hoạch dạy học càng chi tiết bao nhiêu thì hiệu quả giờ học sẽ chất lượng bấy nhiêu. Kế hoạch dạy học cần thể hiện rõ ý đồ mà mục đích của các phương án sử dụng thí nghiệm ảo đã được xác định ở các bước trước đó. Bước 6: Tổ chức dạy học theo tiến trình đã thiết kế Đây là giai đoạn giáo viên hiện thực hoá ý tưởng dạy học đã xây dựng trên những đối tượng học sinh cụ thể. Qua đây, giáo viên sẽ đánh giá được sự phù hợp của các phương án dạy học và có sự điều chỉnh hợp lí. Sau khi tổ chức dạy học nội dung “điện từ học”, giáo viên cũng cần đánh giá các mặt như: - Tính phù hợp thực tế dạy học với thời lượng dự kiến. - Mức độ đạt được mục tiêu học tập qua đánh giá các hoạt động học tập. - Sự hứng thú của học sinh thông qua quan sát. - Mức độ khả thi với điều kiện cơ sở vật chất. Việc đánh giá tổng thể sẽ giúp giáo viên điều chỉnh kế hoạch dạy học cho phù hợp hơn. Mặt khác, đánh giá học sinh cho phép giáo viên có thể biết được mục tiêu dạy học đề ra có đạt được hay không. Mục tiêu dạy học có thể được thực hiện thông qua các hoạt động dạy học và thông qua các công cụ đánh giá. 2. Khai thác, thiết kế thí nghiệm ảo phần “điện từ học” Giáo viên có thể tự tạo thí nghiệm ảo bằng các phần mềm hỗ trợ như: Phần mềm thiết kế thí nghiệm Vật lí ảo Crocodile Physics; Phần mềm Microsoft Office PowerPoint; Phần mềm Plash. Ngoài ra, những thí nghiệm ảo phần điện từ học có thể được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau. Nguồn khai thác chứa đựng một khối lượng lớn thông tin về các thí 3. Hướng dẫn sử dụng một số thí nghiệm ảo trong phần “điện từ học” 3.1. Tiết 37: Từ trường (thiết kế bằng phần mềm Microsoft Office PowerPoint). - Đặt vấn đề: Thí nghiệm về sự tương tác giữa nam châm với nam châm, giữa dòng điện với nam châm hay giữa dòng điện với dòng điện thường là khó thấy, độ chính xác không cao, gây nguy hiểm nếu mạng điện không an toàn, mất khá nhiều thời gian (nếu thực hiện thành công). Nếu giáo viên chỉ nêu lí thuyết rồi kết luận thì chỉ mang tính áp đặt đối với học sinh. - Giải quyết vấn đề: Để giải quyết vấn đề trên thì giáo viên chỉ cần sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint để thiết kế 3 bộ thí nghiệm ảo chứng minh tương tác của nam châm lên nam châm, tương tác của dòng điện lên nam châm, tương tác của hai dây dẫn thẳng mang dòng điện và chiếu lên cho học sinh quan sát thí nghiệm kiểm chứng sẽ rất an toàn và hiệu quả. Sau đây là hình ảnh các thí nghiệm được thiết kế từ phần mềm. Thí nghiệm tương tác của nam châm lên nam châm: Thí nghiệm tương tác của dòng điện lên nam châm
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_thi_nghiem_ao_trong_day_hoc_ph.doc