Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng thơ – văn để tạo sự hứng thú cho học sinh trong giờ học Lịch sử Việt Nam lớp 11
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng thơ – văn để tạo sự hứng thú cho học sinh trong giờ học Lịch sử Việt Nam lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng thơ – văn để tạo sự hứng thú cho học sinh trong giờ học Lịch sử Việt Nam lớp 11
1 MỤC LỤC Trang Mục lục1 Phần 1 : MỞ ĐẦU2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu3 4. Phương pháp nghiên cứu3 5. Điểm mới của đề tài 3 Phần 2 : NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận4 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu4 3. Một số giải pháp thực tế gây hứng thú học tập lịch sử bằng việc sử dụng thơ – văn6 a) Phương pháp sử dụng thơ – văn6 b) Cách sử dụng tài liệu thơ - văn trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11 7 4. Kết quả đạt được 11 5. Một số lưu ý khi sử dụng tài liệu thơ – văn trong giờ học lịch sử 12 Phần 3: KẾT LUẬN 13 Tài liệu tham khảo 14 Phụ lục 15 Giáo án tham khảo 15 Danh sách học sinh và điểm số chứng minh 22 3 Qua việc nghiên cứu đề tài bản tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ về phương pháp dạy học lịch sử nhằm tăng cường sự hứng thú của học sinh trong giờ học lịch sử. Đồng thời qua đề tài sẽ giúp chúng ta xác định được những nội dung văn thơ nào có thể và cần sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài đi sâu nghiên cứu việc “Sử dụng thơ – văn để tạo sự hứng thú cho học sinh trong giờ học Lịch sử Việt Nam lớp 11”. Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài này là lớp 11a4 và 11a10 của trường THPT Trần Văn Bảy. 4. Phương pháp nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng học môn lịch sử của học sinh. - Khảo sát kiến thức Lịch sử của học sinh thông qua bài kiểm tra. - Sưu tầm tư liệu về thơ – văn có liên quan đến những nội dung, sự kiện, nhân vật lịch sử. - Áp dụng các nội dung sưu tầm tương ứng, phù hợp với từng tiết dạy Lịch sử. - Đánh giá kết quả thực hiện qua các bài kiểm tra. 5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Trong những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa ra ý tưởng dạy học liên môn và việc dạy này đã được áp dụng ở một số nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng. Tuy nhiên việc áp dụng cụ thể trong từng môn học, trong từng bài học thì vẫn còn lẻ tẻ, rời rạc. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng thơ – văn để tạo sự hứng thú cho học sinh trong giờ học Lịch sử Việt Nam lớp 11” sẽ góp một phần nhỏ vào việc hệ thống lại những mảnh rời rạc ấy, tìm tòi nội dung giao thoa giữa các môn học, bổ sung cho nhau, làm sáng tỏ hơn những kiến thức mà học sinh được học trong mỗi môn. Áp dụng việc dạy học liên môn sẽ nâng cao chất lượng học tập và làm tăng thêm hiệu quả dạy học lịch sử. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã có nhiều thuận lợi và cũng gặp không ít khó khăn do sự chi phối của công việc, đặc biệt là ở một số nội dung, nguồn tư liệu tham khảo ứng dụng còn ít nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được quí đồng nghiệp góp ý để cho đề tài được thực hiện ngày càng hoàn thiện hơn! Xin trân trọng cảm ơn! 5 quyết vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, lập niên biểu, vấn đáp, Thông qua trình bày sinh động giàu hình ảnh của giáo viên trong tường thuật, miêu tả, kể chuyện hoặc nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử; giáo viên đã tích cực hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận nhóm, so sánh, giải thích một cách tích cực. Giúp học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức, hiểu sâu hơn về bản chất, vai trò và ý nghĩa của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Trong quá trình giảng dạy giáo viên đã kết hợp các đồ dùng dạy học, khai thác một cách triệt để các đồ dùng và phương tiện dạy học như: tranh ảnh, bản đồ, lược đồ SGK, hiện vật, phim đèn chiếu,từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử. Riêng đối với môn Lịch sử, mặt dù có vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ nhưng hiện nay việc dạy học lịch sử chưa hoàn thành đầy đủ hết vai trò của mình và một thực tế đáng buồn là nhiều học sinh không thích học môn Lịch sử, xem nhẹ môn Lịch sử. Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, thiếu chính xác, thiếu hệ thống vì đa phần các em cho rằng học Lịch sư phải ghi nhớ quá nhiều sự kiện khô khan, Lịch sử là một môn học nghiên cứu về quá khứ mà quá khứ là những cái đã qua không thể thay đổi nên chỉ học cho qua chứ không có gì để vận dụng vào thực tế. Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân gây nên song cơ bản không phải do bản thân môn Lịch sử mà do quan niệm, phương pháp dạy học chưa phù hợp, chưa đáp ứng yêu cầu môn học đề ra; trong tiết học Lịch sử nhiều giáo viên chỉ tường thuật, nhồi nhét các sự kiện lịch sử cho học sinh làm cho giờ học trở nên cứng nhắc và khô khan, làm cho học sinh chán nản và thậm chí không yêu thích bộ môn Lịch sử, dẫn đến kết quả của bộ môn không cao; nhiều học sinh chưa đầu tư cho môn học Lịch sử vì cho rằng môn học này là môn học phụ... nên chất lượng dạy học của bộ môn chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục. Thực tế đầu năm học 2014 - 2015, tôi được phân công dạy môn Lịch sử lớp 11a4 và 11a10 . Kết quả kiểm tra đầu năm môn Lịch sử đạt tỉ lệ điểm dưới trung bình còn nhiều, cụ thể : Lớp Tổng số HS Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm dưới TB 11a4 31 06(19.4%) 10(32.2%) 9(29%) 06(19.4%) 11a10 30 01(3.4%) 13(43.3%) 13(43.3%) 03(10%) Theo bảng thống kê trên thì tỉ lệ học sinh có điểm dưới trung bình còn cao, nhất là ở lớp 11a4 có đến 19,4% học sinh đạt điểm dưới trung bình. Những bộ môn lân cận sẽ làm phong phú tri thức học sinh về bộ môn Lịch sử và chính bộ môn Lịch sử sẽ hỗ trợ cho các bộ môn láng giềng khác. Người giáo viên Lịch sử cần quan tâm tới sự tác động lẫn nhau của các môn học. 7 đoàn kết chống giặc ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ (cả làng góp gạo thổi cơm cho Gióng ăn) hay Sơn Tinh – Thủy Tinh là biểu tượng đoàn kết, đồng lòng của dân tộc ta đắp đê chống bão, lũ lụt đặc trưng rất rõ của cư dân trồng lúa nước của nhân dân ta trong buổi đầu lịch sử vừa dựng nước và giữ nước. TK XVI – XVIII, thể loại văn học dân gian phát triển, các tác phẩm đã kích chế sự thối nát và lạc hậu của chế độ phong kiến đồng thời nói lên mơ ước của người dân có cuộc sống tốt đẹp hơn. Chẳng hạn như truyện “Trê Cóc”, một câu chuyện ngụ ngôn chủ ý bày tỏ cái thói "tranh hơi tức khí" gây nên những cuộc kiện tụng và chỉ trích cái tệ nhũng lạm của bọn sai nha cùng cái bọn thầy cò. Ở truyện Trê Cóc còn có ý nghĩa về luân lý, bởi tác giả đã phô bày lắm nét hủ bại và nực cười ở xã hội xưa, chung quanh những vụ kiện tụng trước cửa quan, người ta thấy trở đi trở lại những chữ “lo lót, lễ vật, lễ mọn, phí tổn”. Chung quy thì chỉ người dân là phải chịu thiệt hại, thua cũng thiệt mà được cũng thiệt. Cóc sù sì, thô kệch giống như là những người dân chất phác hiền lành. Trê nhẵn nhụi, trơn tru hay chui luồn, có thể tiêu biểu cho những người có nết láu lĩnh, hay làm việc mờ ám... Sử dụng tài liệu văn học dân gian, không chỉ góp phần làm cho bài giảng sinh động, tạo được không khí gần gủi với bối cảnh lịch sử, sự kiện đang học mà giáo viên tiến hành có thể đạt được kết quả giáo dục tư tưởng đạo đức nói chung giáo dục truyền thống dân tộc nói riêng Các tác phẩm văn học vào thời kì diễn ra các sự kiện lịch sử có ý nghĩa đối với việc khôi phục hình ảnh quá khứ. Khi nói cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỉ XX dưới chế độ thực dân nửa phong kiến thì phải kể đến tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Tác phẩm xoay quanh nhân vật chính là chị Dậu và gia đình, một điển hình của cuộc sống bần cùng hóa do sưu cao thuế nặng mà chế độ thực dân áp đặt lên xã hội Việt Nam. Tác phẩm này đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời. Đỉnh điểm của cơn cùng cực là việc chị Dậu phải bán con, khoai và bán cả bầy chó để lấy tiền nộp sưu thuế cho chồng và cảnh chị Dậu chạy ra giữa màn trời đêm tối đen như mực và như cái tiền đồ của chị. Khi sử dụng tài liệu thơ - văn phải đảm bảo tiêu chuẩn cơ bản là giá trị giáo dục – giáo dưỡng và giá trị văn học, các tài liệu đó phải giúp học sinh khôi phục lại bối cảnh lịch sử, hình ảnh các sự kiện, nhân vật của quá khứ để phục vụ được yêu cầu của nội dung bài học, phù hợp trình độ nhận thức của học sinh, không làm loãng nội dung bài học lịch sử. b) Cách sử dụng tài liệu thơ - văn trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11 Đưa một đoạn thơ, một đoạn văn ngắn nhằm minh họa những sự kiện đang học làm cho nội dung bài học thêm phong phú, giờ học thêm sinh động. Cụ thể: Khi dạy bài 19 “Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873)” khi nói đến tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp 9 Lửa bừng Nhựt Tảo rêm trời đất Kiếm tuốt Kiên Giang rợn quỷ thần Hay giáo viên có thể lấy câu nói của Nguyễn Trung Trực khi ông bị giặc đem đi hành hình: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì khi hết người Nam đánh Tây” Vừa là ý chí chống giặc của ông cũng đồng thời là ý chí chống giặc của toàn dân Việt Nam. Cũng có thể sử dụng đoạn trích của Gosselin người Pháp nói về tinh thần chiến đấu của nhân dân Việt Nam vì độc lập dân tộc: “Đứng trước vũ khí của chúng ta, những người An Nam chỉ có một phương sách duy nhất là hi sinh cho sự bảo vệ các quyền tự do của họ. Họ đã bình tĩnh đương đầu cái chết với một sự can đảm tột đỉnh và trong số rất đông những người ngã xuống vì những viên đạn của các đơn vị hành hình hay dưới làn gươm của các tên đao phủ, chúng tôi không bao giờ ghi nhận được một sự yếu đuối nào”. Hoặc để nói lên khí thế chống giặc của người dân Nam Bộ nói chung, 3 tỉnh miền Tây Nam Kì nói riêng, giáo viên có thể trích một đoạn trong văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu như: “Nhớ linh xưa: Cui cút làm ăn: Toan lo nghèo khó. Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu , ở trong làng bộ .Bữa thấy bòng bong che trắng lấp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen xì, muốn ra cắn cỏ. .Hỏa mai đánh bằng rom con cúc. gươm đeo dùm bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ. Trong bài 20 “Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng”. Chiến thắng tiêu biểu trong cuộc đấu tranh của quân dân Bắc Kì là chiến thắng Cầu Giấy lần nhất (21/12/1873) và chiến thắng Cầu Giấy lần hai (19/5/1883), chiến thắng này công lớn thuộc về đội quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc, để khắc họa về tài cũng như tinh thần chống Pháp của Lưu Vĩnh Phúc như sau: Cung kiếm tài cao ít kẻ lường Đáo để anh hùng lòng bất khuất Về Tàu còn nguyện giết Tây dương. Sau hiệp ước Giáp Tuất 1874, nhân dân phản đối mạnh mẽ, nhân dân không chỉ đánh Tây mà chống cả triều đình Dập dìu trống đánh cờ xiêu 11 Kì bình văn, khách đến như mưa Trong bài 24 “Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), phần buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, từ rất sớm Người đã có chí đánh đuổi thực dân Pháp giải phóng đồng bào. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sĩ như Phân Bội Châu, Phan Châu Trinh nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ nên quyết định tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc. Người quyết định sang phương Tây , đến nước Pháp để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình. Giáo viên có thể lấy một đoạn trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước” của Chế Lan Viên để nhấn mạnh ý này: Hiểu sao hết “Người đi tìm hình của Nước” Không phải hình một bài thơ đã tạc nên người Một góc quê hương nửa đời quen thuộc Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai Thế đi đứng của toàn dân tộc Một cách vinh hoa cho hai mươi lăm triệu con người Ngoài ra các tài liệu thơ - văn được sử dụng để tổ chức những buổi hoạt động ngoại khóa cho môn lịch sử và cách dễ thực hiện, đạt hiệu quả cao là đọc sách, nhằm cung cấp thêm kiến thức và phát triển tư duy cho học sinh. Muốn đưa các tài liệu thơ - văn vào dạy lịch sử trong hoạt động ngoại khóa có hiệu quả thì giáo viên phải giúp học sinh lập danh mục sách cần đọc, nêu một số tác phẩm truyện hoặc thơ có liên quan để học sinh tìm dễ dàng. Giáo viên có thể khơi dậy tính hiếu kì và lòng ham hiểu biết của học sinh bằng cách tóm tắt sơ lược nội dung trong sách, kể một vài chi tiết, những đoạn nhỏ trong sách để kích thích học sinh tiếp tục đọc để tìm hiểu 4. Kết quả đạt được Mặc dù còn một số hạn chế nhưng tôi đã vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào các tiết dạy và đã đạt được kết quả khả quan. Trước hết bản thân đã nhận thấy rằng những kinh nghiệm này rất phù hợp với chương trình sách giáo khoa mới và với những tiết dạy theo hướng đổi mới. Khi sử dụng một số câu thơ, câu văn, câu trích dẫn minh họa cho một sự kiện lịch sử, bài học lịch sử làm giờ học sinh động hơn, hấp dẫn học sinh hơn, những sự kiện trong bài học lịch sử sẽ lưu lại trong kí ức các em sâu hơn, lâu hơn, giờ học đạt hiệu quả cao. Trong dạy học dùng thơ - văn cho học sinh có vai trò tích cực, chủ động trong việc học tập, qua đó các em chủ động tìm những kiến thức đã học để hiểu sâu, toàn diện một sự kiện lịch sử, đồng thời học sinh còn ôn tập, củng cố, tổng hợp kiến thức ở mức độ cao hơn. Tôi cũng hi vọng với việc áp dụng đề tài này học sinh sẽ đạt được kết quả cao trong các kì thi và đặc biệt học sinh sẽ yêu thích môn học này nhiều hơn nữa.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_tho_van_de_tao_su_hung_thu_cho.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng thơ – văn để tạo sự hứng thú cho học sinh trong giờ học Lịch sử Việt N.pdf