Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tranh ảnh cho một hoạt động dạy Post-Reading chương trình Tiếng Anh 10, 11 – Hệ 10 năm (Thí điểm)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tranh ảnh cho một hoạt động dạy Post-Reading chương trình Tiếng Anh 10, 11 – Hệ 10 năm (Thí điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tranh ảnh cho một hoạt động dạy Post-Reading chương trình Tiếng Anh 10, 11 – Hệ 10 năm (Thí điểm)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DỰ THI CẤP TỈNH SỬ DỤNG TRANH ẢNH CHO MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY POST- READING CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH 10, 11 – HỆ 10 NĂM (THÍ ĐIỂM) Tác giả: Bùi Thị Hiền Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm Tiếng Anh Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường THPT Trần Hưng Đạo Nam Định ngày 25 tháng 5 năm 2019 1 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: 1. Nhận thức được vai trò của môn Tiếng Anh. Trong chương trình THPT ở Việt Nam, vị trí và vai trò của Tiếng Anh như là một môn học được xác định rõ trong những nội dung dưới đây: Tiếng Anh với tư cách là môn ngoại ngữ, là môn văn hóa cơ bản, bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, là một bộ phận không thể thiếu của học vấn phổ thông. Môn Tiếng Anh ở trường phổ thông cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp mới để tiếp thu những tri thức khoa học, kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hóa đa dạng và phong phú trên thế giới, dễ dàng hòa nhập với cộng đồng quốc tế. Môn Tiếng Anh ở trường THPT góp phần phát triển tư duy (trước hết là tư duy ngôn ngữ) và hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt. Với đặc trưng riêng, môn Tiếng Anh góp phần đổi mới phương pháp dạy học, lồng ghép và truyền tải nhiều nội dung của môn học khác, góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, giúp thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở trường phổ thông. 2. Nhận thức được vai trò của tranh ảnh trong việc dạy và học môn Tiếng Anh: Ngày nay cùng với việc đẩy mạnh chất lượng giáo dục, các phương tiện phục vụ dạy học cũng được quan tâm đáng kể. Sử dụng tranh ảnh là một trong những phương tiện dạy học hữu ích. Tranh ảnh tồn tại ở xung quanh chúng ta, trên đường đi, tại các công sở, nhà ở, thậm chí trong những lúc chúng ta vui chơi giải trí. Tranh ảnh thú vị có thể tạo ra ngữ cảnh, thúc đẩy quá trình hiểu và diễn đạt các chủ đề làm cho lớp học trở nên sinh động và kích thích người học tham gia vào các hoạt động dạy. Có thể nói, tranh ảnh thực sự là chìa khóa cho học tập. Tranh ảnh giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp. Nhờ tranh ảnh giáo viên có thể truyền đạt thông tin nhanh hơn, có thể bỏ qua lượng thông tin không cần thiết cho việc dạy và học. 3 thức được tầm quan trọng của bộ môn Tiếng Anh nên học sinh cũng đầu tư nhiều thời gian và công sức hơn cho việc học tập bộ môn này. Tuy nhiên, nhìn chung, chất lượng học tập bộ môn vẫn chưa được như mong muốn do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Phần lớn học sinh tại các lớp tôi đang trực tiếp giảng dạy tại trường THPT Trần Hưng Đạo là học sinh ban A, vốn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp của các em rất hạn chế. Thêm một lí do nữa, đó là khả năng tư duy và kiến thức xã hội của các em không được phong phú. Trong quá trình dạy kĩ năng đọc, đặc biệt là các hoạt động sau khi đọc (post-reading), tôi nhận thấy rằng hầu như các em rất ngại tham gia vào bài học. Khi tôi yêu cầu các em thảo luận về một chủ đề nào đó liên quan đến bài đọc thì các em lại không thể đưa ra được nhiều các ý tưởng cũng như không hiểu nội dung của vấn đề. Lí do là các em thiếu tự vựng để nói và không có kiến thức sâu về chủ đề đó. Đối với bộ môn Tiếng Anh mà tôi đang trực tiếp giảng dạy ở trường THPT Trần Hưng Đạo với các lớp ban A thì việc truyền đạt được hết nội dung trong sách giáo khoa cũng đã gặp không ít khó khăn. Do đó, việc yêu cầu các em phải tự tư duy, sáng tạo thì càng nan giải hơn. Một trong những vấn đề được đặt ra đối với giáo viên dạy bộ môn Tiếng Anh là nắm vững trình độ và khả năng sử dụng Tiếng Anh của học sinh, của từng lớp học, phân loại từng đối tượng học sinh để qua đó có thể sử dụng các hoạt động trong quá trình dạy post-reading cho phù hợp. Qua thực tế tôi đã nêu ở trên, tôi quyết định chọn đề tài “Sử dụng tranh ảnh cho một số hoạt động dạy post- reading chương trình Tiếng Anh 10, 11 hệ 10 năm ” Thông qua tranh ảnh tôi tin rằng học sinh tại các lớp tôi đang trực tiếp giảng dạy có thể hiểu được nội dung, ý tưởng mà tôi muốn hướng tới, đồng thời các em cũng được cung cấp một số từ vựng cần thiết liên quan đến các chủ đề. Từ đó sẽ giúp các em tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động dạy post- reading. 5 - Tell a similar event on... - Personalized tasks (write/ talk about your own school...) Lớp 10, 11 hệ 10 năm (sách mới), hoạt động sau khi đọc hơi khác so với bộ sách cũ, và mang tính thực tiễn, giao tiếp hơn, chủ yếu là hoạt động thảo luận (discussion) Ví dụ: - Unit 1: Family life (SGK Tiếng Anh 10 hệ 10 năm) Discuss with a partner. 1. Do you have any problems with sharing housework? 2. What benefits do you get when sharing housework? Unit 4: For a better community (SGK Tiếng Anh 10 hệ 10 năm) In pairs, discuss the following statements. 1. There’s no need to volunteer as very few people can benefit from volunteer work. 2. The best way to volunteer is to give people money when they need it. Unit 6: Gender equality (SGK Tiếng Anh 10 hệ 10 năm) Discuss the following with a partner. Should a woman do a man’s job? Why/ Why not? Unit 7: Cultural diversity (SGK Tiếng Anh 10 hệ 10 năm) Discuss the following with a partner. Are you a superstitious person? Why/ Why not? Unit 8: New ways to learn (SGK Tiếng Anh 10 hệ 10 năm) Discuss in pairs/ groups. How can school students use personal electronic devices to learn English? Unit 9: Preserving the environment. (SGK Tiếng Anh 10 hệ 10 năm) Work in groups. Discuss the types of pollution in your neighbourhood and their consequences. Unit 1: The generation gap (SGK Tiếng Anh 11 hệ 10 năm) Discuss with a partner. 7 quan trọng. Thông qua giai đoạn này, giáo viên có thể đánh giá được sự hiểu biết, kiến thức sử dụng ngôn ngữ và khả năng tư duy của học sinh. SGK Tiếng Anh lớp 10, 11 hệ 10 năm được thiết kế theo những chủ đề gắn với thực tiễn, nhưng lượng từ vựng tương đối nhiều. Chính vì vậy học sinh sẽ có những khó khăn trong hoạt động thảo luận sau khi đọc như sau : + Hầu hết các em ngại tham gia hoạt động thảo luận vì không thể đưa ra được các ý tưởng cũng như không hiểu nội dung của vấn đề. + Không có đủ từ vựng hoặc cấu trúc câu để diễn đạt ý. + Có sự hiểu biết xã hội hạn chế. + Khả năng tái tạo lại ngôn ngữ, vận dụng bài vào thực tiễn có nhiều hạn chế. Trong quá trình dạy sách giáo khoa cũ tôi luôn chú trọng việc hướng dẫn cụ thể yêu cầu, đưa ra gợi ý hay giúp đỡ học sinh . Tôi đã giúp cho học sinh của tôi phần nào tự tin trong các hoạt động sau khi đọc. Bên cạnh đó, tôi cũng luôn trăn trở tìm tòi , cải tiến phương pháp dạy học để tạo sự hứng thú cho học sinh và lôi cuốn người học tích cực chủ động tham gia vào bài học. Khi chuyển sang dạy sách giáo khoa mới, tôi đã sử dụng tranh ảnh cho hoạt động dạy post- reading cho học sinh tại các lớp mà tôi đang trực tiếp giảng dạy tại trường THPT Trần Hưng Đạo. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: 1. Sử dụng tranh ảnh cho hoạt động dạy post-reading cho học sinh tại các lớp mà tôi đang trực tiếp giảng dạy tại trường THPT Trần Hưng Đạo Ngoài việc sử dụng các hoạt động dạy truyền thống trong khi dạy phần post-reading đã áp dụng từ trước đến nay, tôi đã lồng ghép tranh ảnh vào hoạt động dạy của phần post-reading ở một số bài để phù hợp với trình độ của học sinh tại các lớp tôi đang trực tiếp giảng dạy tại trường THPT Trần Hưng Đạo. Đồng thời, thông qua tranh ảnh tôi muốn tạo sự hứng thú cho các em khi tham gia vào các hoạt động post-reading. 9 11 Thông qua hoạt động này, tôi thấy các em đã tham gia rất tích cực vào bài học. Các em đã có thể mạnh dạn, tự tin nói về chương trình âm nhạc giải trí The Remix nhờ vào các bức tranh. 2.2. Sử dụng tranh ảnh cho hoạt động thảo luận (discussion) trong phần post-reading, Unit 8:New ways to learn, Tiếng Anh 10 hệ 10 năm. Cách tiến hành: Bước 1: Yêu cầu cả lớp hoạt động nhóm, mỗi nhóm từ 4 hoặc 5 học sinh. Bước 2: Trình chiếu các bức tranh về một số cách học sinh có thể sử dụng các thiết bị điện tử cá nhân để học Tiếng Anh . Bước 3: Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm. Bước 4: Yêu cầu học sinh trình bày ý kiến của nhóm. Bước 5: Nhận xét và đánh giá. 13 2.3. Sử dụng tranh ảnh cho hoạt động thảo luận (discussion) trong phần post-reading, Unit 9: Preserving the environment. (SGK Tiếng Anh 10 hệ 10 năm) Cách tiến hành: Bước 1: Chia lớp ra thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4 hoặc 5 học sinh. Bước 2: Trình chiếu một số bức tranh về các loại ô nhiễm và hậu quả của chúng. Bước 3: Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm. Bước 4: Yêu cầu học sinh trình bày ý kiến của nhóm. Bước 5: Nhận xét và đánh giá. Các bức tranh về các loại ô nhiễm 15 Các bức tranh về hậu quả của các loại ô nhiễm 17 19 21 2.5. Sử dụng tranh ảnh cho hoạt động thảo luận (discussion) trong phần post-reading, Unit 6:Global warming, Tiếng Anh 11 hệ 10 năm. Cách tiến hành: Bước 1: Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 4 hoặc 5 học sinh. Bước 2: Trình chiếu một số bức tranh liên quan đến các cách làm giảm sự nóng lên của trái đất. Bước 3: Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận trong 5 phút. 23 25 Bước 3: Yêu cầu mỗi cặp thảo luận câu hỏi “Would you like to spend your holiday in Ha Long Bay ? Why/ Why not?” trong 5 phút . Bước 4: Gọi một số cặp lên trình bày. Bước 5: Nhận xét và đánh giá. 27 III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: Trên đây chỉ là vài ví dụ điển hình cho việc vận dụng tranh ảnh cho một số hoạt động dạy post-reading tại các lớp tôi đang trực tiếp giảng dạy tại trường THPT Trần Hưng Đạo. Qua các hoạt động dạy post-reading có sử dụng tranh ảnh, tôi đã thu được những kết quả như sau: 29
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_tranh_anh_cho_mot_hoat_dong_da.pdf