Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học Địa lí phần “Khái quát nền kinh tế – xã hội thế giới” để phát triển tư duy phê phán cho học sinh lớp 11 - THPT
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học Địa lí phần “Khái quát nền kinh tế – xã hội thế giới” để phát triển tư duy phê phán cho học sinh lớp 11 - THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học Địa lí phần “Khái quát nền kinh tế – xã hội thế giới” để phát triển tư duy phê phán cho học sinh lớp 11 - THPT
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến Ngày nay, khi cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật phát triển như vũ bão kéo theo những thay đổi lớn lao trong đời sống kinh tế - xã hội, khi mà thế giới đang bước vào thời đại của toàn cầu hóa và phát triển bền vững thì ngành giáo dục và đào tạo đang đứng trước những thách thức và vận hội mới. Từ những năm 90, những đổi mới về mục tiêu, nội dung chương trình, sách giáo khoa đã được tiến hành và trên thực tế nó đã tạo ra những cơ sở rất quan trọng cho việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy – học địa lí nói riêng. Nhưng điều đáng tiếc là cho đến nay, việc đổi mới phương pháp dạy học còn diễn ra chậm chạp, chưa đáp ứng những yêu cầu của cải cách giáo dục và làm cho chất lượng dạy học vẫn chưa được nâng cao một cách đáng kể. Theo “Báo cáo giám sát toàn cầu về giáo dục cho mọi người - mục tiêu có đạt được vào năm 2015” được UNESCO công bố ngày 3/11/2008, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ không đạt được sáu mục tiêu giáo dục cho mọi người đến năm 2015. Cũng theo báo cáo này, Việt Nam đang đứng thứ 79 về chỉ số phát triển giáo dục cho mọi người (EDI) trong tổng số 129 nước. Điều này đồng nghĩa chỉ số phát triển giáo dục của Việt Nam tụt thêm 9 bậc so với năm 2004. Như vậy, nhu cầu về đổi mới toàn diện giáo dục đã được đặt ra để giải quyết những hạn chế hiện nay. Một trong những khâu quan trọng của công cuộc cải cách toàn diện giáo dục nước ta là đổi mới phương pháp dạy học. Đối với bộ môn địa lí ở trường THPT, việc đổi mới phương pháp dạy học trước hết được thể hiện ở sự đổi mới phong cách dạy của thầy và phong cách học của trò. Phong cách dạy học mới thể hiện ở những đặc trưng hết sức quan trọng như người thầy thiết kế các tình huống để học sinh tự khai thác, tự chiếm lĩnh và kiến tạo kiến thức và tạo ra các cơ hội để học sinh có thể suy 1 năng tác động đến thái độ, hành vi của người học, giúp người học định hướng đúng giá trị sống cho mình thông qua những góc khuất về cuộc sống mà tranh biếm họa phản ảnh được. Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học địa lí phần khái quát nền kt – xh thế giới để phát triển tư duy phê phán cho học sinh lớp 11 - THPT” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác giảng dạy địa lí trong nhà trường phổ thông. 2. Thực trạng dạy và học địa lí hiện nay 2.1. Thực trạng Môn địa lí là một môn học trong chương trình giáo dục phổ thông, cũng giống như nhiều môn học khác trong hệ thống giáo dục nước ta, việc dạy học địa lí đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của cải cách giáo dục. Bức tranh chung về dạy học địa lí ở các trường THPT hiện nay là: ➢ Phổ biến trong cách dạy hiện nay vẫn là thuyết trình, liệt kê kiến thức, thầy nói nhiều mà không kiểm soát được công việc học của người học trò. Trong nhiều giờ học địa lí, học sinh có ít cơ hội để tự xây dựng nên kiến thức của mình. Các em ít có điều kiện suy xét, thảo luận và sử dụng những ý tưởng nhằm tái sắp xếp cấu trúc những ý tưởng đó thành những ý nghĩa riêng và làm chủ những ý tưởng mà các em xử lí. ➢ Việc tạo động cơ, gây hứng thú cho học sinh và thực hiện các hình thức khen thưởng động viên khác nhau đã không được giáo viên quan tâm một cách thích đáng. Trong một số lớp học, học sinh yếu kém được giao những bài tập như các em học sinh khá, giỏi, bài tập khó đến mức các em không giành được thành công thực sự. ➢ Trong nhiều giờ học địa lí, xuất hiện hội chứng “nhàm chán”. Học sinh tỏ ra không quan tâm nhiều đến nội dung bài học, ít chịu 3 c. Giáo viên nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ, tranh luận d. Giáo viên cho học sinh tham gia thảo luận, làm việc nhóm Câu hỏi 4 Các lí do học sinh chưa tích cực trao đổi trong các tiết học địa lí a. Thiếu sự chuẩn bị về những kiến thức cần thiết b. Thiếu tự tin vào bản thân c. Giáo viên không cởi mở, học sinh mang tâm lí e sợ d. Lớp học quá đông Thực tế cho thấy rằng, hầu hết các em vẫn coi môn địa lí là một môn học phụ, nên đã có tới 73,6% các em cho rằng học môn địa lí để đi thi và hoàn thành điểm số, như vậy chỉ còn 26,4% các em học môn địa lí là do hứng thú nhằm nâng cao hiểu biết của bản thân. Bên cạnh đó, có 33,1% học sinh thấy hứng thú trong các tiết học địa lí, có tới 18,4% học sinh cảm thấy nhàm chán. Các câu hỏi thứ 3, 4 nhằm phần nào lí giải nguyên nhân của tình trạng trên. Dù đã có những đổi mới trong phương pháp giảng dạy, nhưng vẫn có tới 55% học sinh cho rằng phương pháp đọc – chép vẫn được các giáo viên sử dụng thường xuyên trong các tiết học, trong khi đó, 21% học sinh khác lại cho rằng mức độ này là rất thường xuyên. Bên cạnh đó, có đến 49% học sinh cho rằng giáo viên chỉ thỉnh thoảng cho học sinh tham gia thảo luận nhóm. Không những thế, về việc giáo viên tương tác với học sinh, chỉ có 28% học sinh tham gia cuộc điều tra này cho rằng giáo viên thường xuyên nêu vấn đề để học sinh trao đổi, thảo luận, và cũng chỉ có 13% học sinh thường xuyên được giáo viên khuyến khích nêu câu hỏi và bày tỏ những quan điểm riêng của mình về bài học. Con số này thực sự quá thấp so với những yêu cầu đặt ra trong phương pháp dạy "lấy người học làm trung tâm” mà Việt Nam đang hướng đến. 5 ➢ Phải làm sao để người học trở thành chủ thể hành động, tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo trong hoạt động để tự kiến tạo kiến thức. ➢ Phải làm sao để tạo ra và duy trì ở học sinh những động lực học tập mạnh mẽ. ➢ Phải phát triển ở học sinh khả năng tự đánh giá. Như vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học địa lí chỉ thành công khi chúng ta đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa phương pháp dạy học địa lí, tổ chức dạy học địa lí theo kiểu mới trên cơ sở tăng cường áp dụng các phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học hiện đại kết hợp với việc cải biến các phương pháp dạy học truyền thống theo những định hướng mới nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học địa lí. 7 Sức mạnh và khả năng dẫn truyền thông tin của một bức tranh biếm họa nằm ở khả năng hiện thực hóa những vấn đề phức tạp, rắc rối. Điều đó giúp cho người đọc cảm thấy sự thú vị sâu sắc của những vấn đề mà trước đây trên các kênh thông tin khác họ có thể chưa nắm được. Tranh biếm họa chứng đựng mâu thuẫn giữa vẻ bề ngoài hài hước và lối diễn đạt bên trong thâm thúy, sâu sắc khiến người xem phải suy nghĩ, tìm hiểu. 1.2. Phân loại tranh biếm họa Tranh biếm họa được phân loại khá phức tạp, mỗi nhà nghiên cứu dựa trên các tiêu chí khác nhau để phân chia, theo cách phân loại của Đức, thì cách phân loại phổ biến nhất là quan điểm của Dietrich Grünewald và Wolfgang Marienfeld. Theo Dietrich Grünewald, ông chia tranh biếm họa theo ba tiêu chí sau: – Xét trên tiêu chí lĩnh vực có: tranh biếm họa về chính trị; tranh biếm họa về kinh tế; tranh biếm họa về quân sự; tranh biếm họa về văn hóa; – Xét theo cách trình bày có hai loại: tranh biếm họa hình ảnh và tranh biếm họa có cả hình ảnh lẫn lời dẫn. – Xét theo mức độ thể hiện có bốn loại: tranh biếm họa vắn tắt; tranh biếm họa kỳ cục – khó hiểu; tranh biếm họa tự nhiên và tranh biếm họa sống động. Theo Wolfgang Marienfeld, tranh biếm họa có thể được chia thành các loại như sau: – Theo cấu trúc thì có ba loại: tranh biếm họa về sự vật, sự việc; tranh biếm họa một nhóm người, một tổ chức, quốc gia và tranh biếm họa cá nhân cụ thể. – Theo nội dung thì tranh biếm họa được chia như sau: tranh biếm họa về một sự kiện lịch sử, tranh biếm họa về quá trình lịch sử và tranh biếm họa về trạng thái. (Tham khảo trang: hoangthinga.wordpress.com.) 9 Như vậy khi đưa ra bức tranh biếm họa này, tác giả đã thể hiện quan điểm rõ ràng của mình về thái độ của Hoa Kì trong vấn đề hạt nhân của Iran rằng: Hoa Kì luôn coi vấn đề hạt nhân của Iran là một ván bài, trong đó người chơi bài là Hoa Kì, và Iran chỉ có 2 sự lựa chọn duy nhất: hoặc là chiến tranh, hoặc phải thỏa hiệp. Chúng ta có thể sử dụng những bức tranh biếm họa chính trị để trang bị kiến thức và giúp học sinh có khả năng bình luận, đánh giá đối với những vấn đề chính trị - xã hôi phức tạp diễn ra trên thế giới hay ở Việt Nam. 1.2.2. Tranh biếm họa hài hước Tranh biếm họa hài hước là những bức tranh nhỏ, phản ánh muôn màu đời sống xã hội, với cái nhìn hết sức hài hước, tác giả sẽ giúp người xem tranh được giải trí thông qua nụ cười hóm hỉnh. Nhưng ẩn chứa đằng sau yếu tố vui vẻ mà bức tranh mang lại, chính các yếu tố phóng đại trong bức tranh sẽ giúp người xem phải suy nghĩ sâu hơn về những sự kiện xã hội đang được bức tranh thể hiện. Thông qua đó, người xem tranh sẽ rút ra được bài học cho mình. Bức tranh bên thể hiện một sự phóng đại trong cách tham gia giao thông của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay. - Bức tranh thể hiện hình ảnh một thanh niên đang thực hiện một điệu múa ba lê trên chiếc xe máy trong khi lưu thông trên đường. - Một dòng ghi chú nhỏ khá hài hước, thể hiện thông điệp của tác giả: thể hiện là vào viện. 11 Thông qua bức tranh này, tác giả giúp người xem có thể phần nào phán đoán được tương lai của nước Mĩ khi mà khoản nợ của nước này ngày càng tăng và chủ nợ của Hoa Kì không ai khác chính là Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai đang bám đuổi rất sát nền kinh tế Hoa Kì. 1.2.4. Chùm tranh biếm họa vui Tranh biếm họa vui là một tập hợp những bức tranh rời nhau để minh họa cho một câu chuyện. Tranh biếm họa vui cũng có thể mang đến những nụ cười thú vị, khoái trá và đôi khi chúng cũng có vai trò như tranh biếm họa chính trị. Cả bốn loại tranh biếm họa đã nêu trên đều có khả năng sử dụng trong dạy học địa lí, mỗi loại có một đặc điểm riêng thích hợp với những bài học và từng nội dung học tập khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta nên sử dụng tranh biếm họa chính trị và tranh biếm họa hài hước vì hai loại tranh này một mặt vừa kích thích sự tò mò, tư duy phê phán, khả năng suy nghĩ độc lập của học sinh đối với các sự kiện mang tính chất thời sự và vừa sức đối với nhận thức của học sinh, mặt khác nó tạo ra tiếng cười thú vị, sâu sắc làm cho không khí lớp học sôi nổi. Đối với tranh biếm họa châm biếm và chùm tranh biếm họa mặc dù tính phê phán của nó rất cao nhưng tương đối khó đối với nhận thức của học sinh. Để giải thích nội dung của tranh châm biếm họa đòi hỏi các em có một vốn hiểu biết tương đối rộng liên quan nhiều đến các nhân vật chính trị điển hình. Còn đối với chùm tranh biếm họa thì sẽ mất nhiều thời gian để học sinh có thể đưa ra ý nghĩa cuối cùng của toàn bộ chùm tranh. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể sử dụng hai loại tranh này trong những buổi ngoại khóa hay thảo luận ngoài giờ học. Giáo viên có thể tùy chọn từng loại tranh biếm họa sao cho phù hợp với mục đích của mình cũng như nội dung của bài học để có thể mang lại những hiệu quả cao nhất. 13 người khác, đánh mất tư duy độc lập, suy nghĩ và hành động bằng cái đầu của người khác, rất xa lạ với yêu cầu cuộc sống. Phương pháp dạy học bằng tư duy phê phán là phương pháp người dạy đưa ra các câu hỏi theo tiêu chí: sáng tỏ, độ tin cậy, sự đúng đắn, độ chính xác, hợp lý, không thiên vị. Từ đó, yêu cầu người học phải tự suy nghĩ, tự tìm kiếm thông tin cho mình, tìm tòi những ý tưởng mới và tranh luận trong môi trường học tập. “Phát triển tư duy phê phán cho học sinh có thể đem lại lối học tập – suy nghĩ mở, nó có thể khiến học sinh am hiểu về một số các đề tài nhất định mà họ được yêu cầu nghiên cứu hơn cả các thầy cô”. 2.2. Ý nghĩa của việc sử dụng tranh biếm họa để hình thành tư duy phê phán cho học sinh Thứ nhất, tranh biếm họa có khả năng thúc đẩy sự quan tâm, thích thú đặc biệt của học sinh đối với những vấn đề chính trị - xã hội, những sự kiện và xu hướng phát triển của xã hội từ đó sẽ kích thích trí tò mò của người học. Một trong những yếu điểm lớn nhất hiện nay của học sinh THPT là các em học sinh ít có những hiểu biết về các vấn đề kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế. Đây sẽ là một khó khăn rất lớn trong quá trình dạy học địa lí bởi nội dung chương trình môn địa lí (đặc biệt là địa lí lớp 11) có một phần nội dung không nhỏ đề cập đến các vấn đề có tính thời sự hàng ngày. Do thiếu hụt những hiểu biết về các vấn đề đương thời nên khi tiếp cận với nội dung bài học các em thường tỏ ra lúng túng và không có hứng thú để tiếp thu bài học. Việc đưa tranh biếm họa vào trong dạy học sẽ góp phần quan trọng để hỗ trợ, tạo sự hứng thú để học sinh quan tâm tới những vấn đề chính trị - xã hội đương thời. Rất nhiều sự kiện, vấn đề có tính chất thời sự, chính trị khô khan lại được ngòi bút của các tác giả tranh biếm họa mô tả lại một các sinh động, hài hước và có thể thu hút sự chú ý của các em. Chính sự quan tâm tới những vấn đề mà tranh biếm họa thể hiện, các em sẽ đi sâu tìm hiểu, phân tích, đánh giá và rút ra cho mình những hiểu biết về thế giới đương đại và hình thành một 15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_tranh_biem_hoa_trong_day_hoc_d.doc