Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng trò chơi trong dạy học nhằm phát huy phẩm chất năng lực, tạo hứng thú nâng cao chất lượng bộ môn Hoá học lớp 11

docx 45 trang sk11 09/08/2024 2240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng trò chơi trong dạy học nhằm phát huy phẩm chất năng lực, tạo hứng thú nâng cao chất lượng bộ môn Hoá học lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng trò chơi trong dạy học nhằm phát huy phẩm chất năng lực, tạo hứng thú nâng cao chất lượng bộ môn Hoá học lớp 11

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng trò chơi trong dạy học nhằm phát huy phẩm chất năng lực, tạo hứng thú nâng cao chất lượng bộ môn Hoá học lớp 11
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN ĐỀ NGHỊ 
 CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
 Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Sở GD và ĐT Vĩnh Phúc
 Tên tôi là: KHỔNG THỊ XUÂN THU
 Chức vụ (nếu có): TPCM
 Đơn vị/địa phương: Trường THPT Kim Ngọc
 Điện thoại: 0984881035
 Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến Sở GD và ĐT Vĩnh 
Phúc xem xét và công nhận sáng kiến cấp cơ sở cho tôi đối với sáng kiến đã được 
Hội đồng sáng kiến cơ sở công nhận sau đây: 
1. Tên sáng kiến: “ Sử dụng trò chơi trong dạy học nhằm phát huy phẩm chất 
năng lực, tạo hứng thú nâng cao chất lượng bộ môn Hoá học lớp 11”
 (Có Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến kèm theo)
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không 
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về 
thông tin đã nêu trong đơn.
 Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị Vĩnh Yên, ngày 20 tháng 03 năm 2023
 Người nộp đơn
 Khổng Thị Xuân Thu 1
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu 
 Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế đòi 
hỏi làm thế nào để học sinh có thể làm chủ kiến thức, vận dụng kiến thức kỹ năng để 
có thể giải quyết được những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống xung quanh họ? Vậy 
người giáo viên cần lựa chọn nội dung kiến thức, thông tin như thế nào để đáp ứng 
được điều đó? Và khi đã lựa chọn được những nội dung cần dạy thì giáo viên làm 
thể nào để tổ chức tốt những hoạt động học tập để cho người học tích cực, tự lực 
chiếm lĩnh kiến thức về các nội dung đó.
 Trong Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt 
Nam (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và 
đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định “Phát triển giáo 
dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển 
mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng 
lực và phẩm chất người học”; “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ 
bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của 
người học”; “Đổi mới giáo dục từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực”, qua đó 
góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 
 Như vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo định hướng phát 
triển năng lực người học là một trong những nhiệm vụ cần thiết và quan trọng trong 
công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay. Để học sinh học tập tích cực, chủ động lĩnh 
hội kiến thức trong giờ học thì đòi hỏi phải có sự tập trung và hứng thú. Đối tượng 
học sinh THPT ngày nay, với sự bùng nổ thông tin truyền thông, tâm lí lứa tuổi dễ 
chán với những điều lặp đi lặp lại, việc tập trung gặp rất nhiều khó khăn. 
 Một trong những cách giúp học sinh ở lứa tuổi THPT tập trung và tham gia 
tích cực, chủ động trong các giờ học là cho học sinh tham gia vào các hoạt động học 3
 Vì vậy, từ những lí do trên tôi quyết định thực hiện sáng kiến “ Sử dụng trò 
chơi trong dạy học nhằm phát huy phẩm chất năng lực, tạo hứng thú nâng cao chất 
lượng bộ môn Hoá học lớp 11”
 Qua sáng kiến này, tôi mong muốn không chỉ trang bị cho học sinh những kiến 
thức mà hơn hết giúp học sinh còn có nhiều cơ hội phát triển năng lực và phẩm chất 
góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh, tạo tiền đề để học 
sinh được vững bước vào cuộc sống, trở thành công dân toàn cầu trong tương lai.
2. Tên sáng kiến: 
“ Sử dụng trò chơi trong dạy học nhằm phát huy phẩm chất năng lực, tạo hứng thú 
nâng cao chất lượng bộ môn Hoá học lớp 11”
3. Tác giả sáng kiến:
 - Họ và tên: KHỔNG THỊ XUÂN THU
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Kim Ngọc
 - Số điện thoại:0984881035 . Email: xuanthu11182@gmail.com
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Khổng Thị Xuân Thu
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Hóa học 11 
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 7/9/2021
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
7.1.1.Trò chơi.
7.1.1.1. Khái niệm.
 Trò chơi học tập được hiểu một cách đơn giản là các trò chơi có nội dung gắn 
với các hoạt động của HS nhằm giúp HS học tập trên lớp được hứng thú vui vẻ hơn. 
Nội dung của trò chơi này là sự thi đấu về hoạt động trí tuệ nào đó như sự chú ý, sự 
nhanh trí, sự tưởng tượng, sáng tạo.
 Theo F.l.Frratkina cho rằng “Hành động chơi luôn là hành động giả định. Hành 
động chơi mang tính khái quát, không bị giới hạn bởi cấu tạo của đồ vật” vui chơi là 
hoạt động cần thiết, góp phần phát triển nhân cách con người ở mọi lứa tuổi. 5
 - Bước 2: Lựa chọn nội dung, chủ đề cần tuyên truyền. Muốn xác định được 
chủ đề thì phải trả lời câu hỏi: “Trò chơi đem đến cho học sinh kiến thức mới gì? 
Hay khắc sâu nội dung gì mà giáo viên cần truyền tải, nhấn mạnh?”
 - Bước 3: Xây dựng hình thức và kết cấu câu hỏi.
 - Bước 4: Thiết kế trò chơi trên phần mềm. Lựa chọn phần mềm thích hợp, sao 
cho đảm bảo dễ thiết kế, dễ sửa chữa, hiệu chỉnh, giao diện đẹp. Phải thiết kế sao cho 
thí sinh lựa chọn từ câu hỏi một cách ngẫu nhiên. Mỗi lần thí sinh chọn câu hỏi nào 
thì câu đó đổi màu hoặc nhấp nháy đồng thời xuất hiện nội dung gợi ý. Nếu học sinh 
trả lời đúng, đáp án sẽ được mở ra, ngược lại, câu hỏi đó vẫn là bí mật nhưng màu 
sắc phải khác để thông báo với người chơi rằng câu hỏi này đã được chọn. Nên thiết 
kế trên một trang màn hình. Cần thiết lập hiệu ứng thời gian, chuông đồng hồ, chấm 
điểm để trò chơi thêm sinh động, gay cấn và hấp dẫn hơn. 
 - Bước 5: Tổ chức trò chơi.
 - Bước 6: Tổng kết và rút kinh nghiệm.
7.1.2. Phẩm chất.
 Phẩm chất là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng mối quan hệ giữa con 
người với con người. Phẩm chất được thể hiện thông qua cách ứng xử của con người 
đối với người khác cũng như đối với sự việc trong cuộc sống
 Trong chương trình giáo dục phổ thông sẽ hình thành và phát triển cho 
học sinh 5 phẩm chất nền tảng giúp học sinh rèn luyện bản thân và hiểu được 
những phẩm chất quý giá của dân tộc mình.
 Yêu nước: Đây là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam, được xây 
dựng và bồi đắp qua các thời kỳ từ khi ông cha ta dựng nước và giữ nước. Tình 
yêu đất nước được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất 
nước mình; tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó.
 Nhân ái: Nhân ái là biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái đẹp, 
yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ 
người khác. 7
 - Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
 Phát triển năng lực người học là một vấn đề cấp thiết, giáo viên cần tạo một 
môi trường, bối cảnh cụ thể để học sinh được thực hiện các hoạt động vận dụng kiến 
thức, sử dụng kỹ năng và thể hiện thái độ, phát huy năng lực của mình.
7.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
 Định hướng đổi mới trong dạy học môn Hoá học nói riêng và các môn học 
khác không chỉ đơn thuần là cung cấp các kiến thức cho học sinh mà phải phát triển 
kỹ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm vận dụng môn Hoá học 
vào giải quyết vấn đề thực tiễn.
 Bắt nguồn từ định hướng đó đòi hỏi giáo viên phải có khả năng thiết kế, tổ 
chức, hướng dẫn các hoạt động học tập, lựa chọn các phương pháp và kỹ thuật dạy 
học phù hợp với trường mình giảng dạy với đối tượng học sinh, với từng kiểu bài để 
học sinh tích cực, chủ động tham gia thực hiện các nhiệm vụ học tập, tăng cường các 
hoạt động thực hành, trải nghiệm cho học sinh.
 Thực tế việc tổ chức hoạt động dạy học dưới dạng trò chơi học tập cho học 
sinh khi giảng dạy môn Hóa học còn rất nhiều hạn chế, nhiều thầy cô nếu có tổ chức 
thì vẫn ở mức độ đơn giản gây ra sự nhàm chán cho học sinh và không phát huy được 
vai trò, tác dụng vốn có của nó trong đổi mới giáo dục. Điều này cũng là lý do làm 
cho học sinh sợ học môn hoá học. Học sinh sẽ học theo kiểu chống đối, tiếp thu kiến 
thức một cách thụ động, điều đó dẫn đến kết quả học tập không cao.
 Thiết kế trò chơi học tập trong dạy học sẽ giúp bài học sinh động hơn, phát 
huy được tính tích cực và gây hứng thú học tập cho học sinh. Học sinh sẽ tiếp thu 
kiến thức một cách tự nhiên, chủ động chứ không phải theo kiểu thụ động, chống 
đối. Qua đó học sinh sẽ giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng 
lực vận dụng kiến thức vào thực tế.
 Qua phiếu khảo sát điều tra tôi nhận thấy học sinh yêu thích môn hoá chiếm 
tỷ lệ khá thấp chỉ chiếm 9.6% trong đó tỷ lệ học sinh không thích môn Hoá chiếm tỷ 
lệ 14.4%. Đa số học sinh chiếm tới 51.8% có thái độ bình thường với môn Hoá. 9
 Trò chơi này không chỉ bổ sung kiến thức về hoá học mà còn giúp cho học 
sinh có thêm các kiến thức môn học khác như văn học, mỹ thuật âm nhạc, đòi hỏi 
học sinh có tư duy quan sát logic.
 Tạo không khí vui tươi trong lớp học
7.3.1.2. Rung chuông vàng.
Thể lệ.
 Học sinh ngồi tại vị trí nghe câu hỏi viết đáp án vào bảng, đáp án đúng HS 
được chơi tiếp đáp án sai học sinh bị dời khỏi vị trí .
 Người thắng cuộc là người còn lại cuối cùng.
Phạm vi sử dụng: Thường được sử dụng trong các tiết luyện tập. 11
Ví dụ minh họa Bài 7 : NITƠ - Quét mã QR để đăng nhập ví dụ 
 Tuỳ thuộc vào nội dung bài giáo viên có thể linh hoạt thay đổi nội dung trong 
phần thưởng phạt và cũng có thể thiết kế thành trò chơi theo đội. 
7.3.1.4. Trò chơi ai là triệu phú. 
 Thể lệ: Học sinh tham gia trả lời các câu hỏi với các mức điểm thưởng tương 
ứng với từng câu hỏi.
 Phạm vi sử dụng: Hoạt động khởi động, luyện tập, Các bài ôn tập
 Học sinh có quyền sử dụng các quyền trợ giúp, điều này làm tăng tính kích 
dành cho người chơi 
 Ví dụ minh họa Bài 8: AMONIAC VÀ MUỐI AMONI- Quét mã QR để 
đăng nhập ví dụ 13
 Ví dụ minh hoạ: Ôn tập học kì I
Phạm vi sử dụng: Các bài ôn tập
7.3.1.7. Trò chơi “ Cuộc đua kỳ thú”
Thể lệ. Cuộc đua gồm có 5 trạm: 
 Trạm 1: Cổng trường. Trạm 2: Sân khấu.
 Trạm 3: Căn tin. Trạm 4: Thư viện ngoài trời.
 Trạm 5: Vườn hoa.
Ví dụ minh học bài 12: Phân bón hoá học
 Học sinh được chia làm 5 đội chơi : đồng đều về giới tính, học vấn, sức khoẻ... 15
 Ví dụ minh hoạ bài CHƯƠNG 1 : SỰ ĐIỆN LI
 Bài 1: SỰ ĐIỆN LI
 Câu hỏi Đáp án
 Sự điện li là gì? Quá trình phân li các chất trong nước ra ion
 Chất điện li? Những chất tan trong nước phân li ra ion
 chất khi tan trong nước, chỉ một phần các 
 Chất điện li yếu? phân tử hòa tan phân li ra ion, phần còn lại 
 vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch
 chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan 
 Chất điện li mạnh
 đều phân li ra ion.
Những chất sau thuộc nhóm 
 nào HCl, HNO3, H2SO4, Chất điện li mạnh
 HClO4
Những chất sau thuộc nhóm 
 Chất điện li yếu
 CH3COOH; HF; Mg(OH)2 17
7.3.3.2. Trò chơi thỏ kiếm ăn 
Thể lệ.
Trò chơi gồm 5 câu hỏi người chơi lần lượt chinh phục từng câu hỏi mỗi câu hỏi trả 
lời được sẽ giúp cho chú thỏ có 1 củ carot, đồng thời học sinh sẽ chinh phục được 
số điểm cao dần lên
 Phạm vi sử dụng: Hoạt động khởi động, luyện tập, Các bài ôn tập
Ví dụ minh hoạ Bài 3: Axit- Bazơ- muối
7.3.3.3. Đi tìm kho báu 
 Thể lệ: Người chơi chọn một kho báu và trả lười câu hỏi đúng thì kho báu là 
điểm số bí mật sẽ được dành cho người chơi.
 Phạm vi sử dụng: Hoạt động khởi động, luyện tập, Các bài ôn tập
Ví dụ minh hoạ Bài 2. Sự điện ly của nước- pH- chất chỉ thị axit- bazơ

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_tro_choi_trong_day_hoc_nham_ph.docx