Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tư liệu gốc để phát triển kĩ năng tư duy lịch sử cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam (1858-1918) THPT - Chương trình chuẩn

docx 84 trang sk11 06/07/2024 890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tư liệu gốc để phát triển kĩ năng tư duy lịch sử cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam (1858-1918) THPT - Chương trình chuẩn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tư liệu gốc để phát triển kĩ năng tư duy lịch sử cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam (1858-1918) THPT - Chương trình chuẩn

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tư liệu gốc để phát triển kĩ năng tư duy lịch sử cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam (1858-1918) THPT - Chương trình chuẩn
 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 Tên sáng kiến:
 “Sử dụng tư liệu gốc để phát triển kĩ năng tư duy lịch sử cho 
học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) THPT 
 - Chương trình chuẩn”
 Tác giả sáng kiến: Phạm Thị Thu Hằng
 Mã lĩnh vực: 12.57
 Lập Thạch, năm 2020 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. LỜI GIỚI THIỆU 
 Những năm gần đây, môn Lịch sử nhận được sự quan tâm của đông đảo các 
chuyên gia, giáo viên (GV) và học sinh (HS). Sự quan tâm đến từ thực trạng chất 
lượng của môn học này ngày càng giảm sút. Hầu hết các nhà giáo dục lịch sử đều 
thừa nhận rằng, lịch sử cần được dạy nhằm phát triển năng lực người học, thay vì lối 
học nhồi nhét như trước kia. Vậy đâu là cách tiếp cận hiệu quả nhất để môn Lịch sử 
phát triển năng lực người học? 
 Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta cần nhắc lại bản chất của khái niệm “lịch sử” và 
phương pháp mà nhà sử học sử dụng để khám phá quá khứ. Nhìn chung, đa số các 
nhà sử học cho rằng lịch sử là tập hợp các diễn giải khác nhau về quá khứ. Một sự 
kiện lịch sử có thể có nhiều diễn giải khác nhau. Những diễn giải có lập luận chặt 
chẽ, đưa ra bằng chứng tin cậy thì diễn giải đó được công nhận và trở nên phổ biến. 
Câu hỏi đặt ra, chúng ta nên dạy HS học thuộc các diễn giải hay nên giúp HS tự thiết 
lập các diễn giải? Cách dạy nào thực sự có thể phát triển năng lực người học?
 Sự phát triển của xã hội đòi hỏi con người cần được trang bị tư duy độc lập, có 
chính kiến và hành động theo lý trí. Trong dạy học lịch sử, tư liệu gốc (TLG) và kĩ 
năng tư duy lịch sử (KN TDLS) là hai thành tố quan trọng nhất để hình thành tư duy 
độc lập cho HS. HS được trang bị các kĩ năng mà nhà sử học sử dụng (kĩ năng tư 
duy lịch sử) để điều tra tư liệu. Trong quá trình điều tra, HS luôn đặt ra các câu hỏi 
về quá khứ, HS được yêu cầu đưa ra giả thuyết về các sự kiện dựa trên những bằng 
chứng lịch sử. Quá trình này sẽ rèn luyện cho HS một tư duy nhạy bén, thực chứng, 
luôn đặt dấu hỏi trước các thông tin và khả năng đưa ra quan điểm của bản thân. 
 Tuy nhiên, thực tiễn dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay nhiều GV còn thiên 
về “truyền thụ tri thức”; HS tiếp cận lịch sử chủ yếu thông qua SGK theo kiểu “thầy 
đọc trò chép”. Phương pháp trên không những không phát triển tư duy cho HS, mà 
càng làm cho HS chán học sử. 
 Lịch sử Việt Nam giai đoạn (1858 - 1918) có vị trí quan trọng trong tiến trình 
lịch sử dân tộc. Giai đoạn này chứng kiến nhiều biến đổi của xã hội Việt Nam từ cận 
đại sang hiện đại. Đặc biệt, với số lượng tư liệu lịch sử phong phú cùng những vấn 
đề có nhiều quan điểm khác nhau sẽ là nội dung hữu ích để phát triển kĩ năng tư duy 
lịch sử cho HS.
 Xuất phát từ những đòi hỏi của cuộc sống và xã hội về chất lượng nguồn nhân 
lực, mục tiêu, vị trí, vai trò bộ môn; thực tiễn DHLS ở trường THPT, tôi lựa chọn 
vấn đề: “Sử dụng tư liệu gốc để phát triển kĩ năng tư duy lịch sử cho học sinh 
trong dạy học Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) THPT - Chương trình chuẩn” làm 
 1 niệm này.
 Trong bài viết “Về việc sử dụng các tài liệu gốc trong giảng dạy lịch sử ở trường 
phổ thông”, tác giả Trần Viết Thụ đưa ra khái niệm TLG “là những văn kiện, tư liệu 
có liên quan trực tiếp đến sự kiện, ra đời vào thời điểm xảy ra các sự kiện như các 
văn tự cổ, các hiệp ước, điều ước, tuyên ngôn”[8;245]. Trong khái niệm này, có 
hai điểm chính mà tác giả muốn nhắc tới : TLG là tư liệu tham gia trực tiếp vào sự 
kiện và xảy ra cùng thời gian diễn ra sự kiện ; tài liệu gốc là các văn kiện, tài liệu 
thành văn. 
 Tuy nhiên, hai điểm trên có một vài hạn chế. Thứ nhất, có một số tài liệu không 
tham gia trực tiếp và không diễn ra cùng thời điểm như hồi kí, tự truyệnnhững vẫn 
được coi là TLG và trong một vài trường hợp có một giá trị sử học quan trọng. Thứ 
hai, nếu chỉ đề cập đến tài liệu thành văn như tác giải liệt kê như văn tự cổ, hiệp ước, 
tuyên ngôn là chưa đủ, bởi còn rất nhiều loại tư liệu khác được coi là TLG như : hình 
ảnh, di chỉ khảo cổ, phim, báoNếu định nghĩa như tác giả thì vẫn chưa thật đầy 
đủ.
 Tác giả Nguyễn Văn Ninh trong bài viết “Sử dụng tư liệu lịch sử gốc khi dạy bài 
“Cách mạng tư sản pháp cuối thế kỉ XVIII” lớp 10 THPT nhằm nâng cao hiệu quả 
bài học” đã khẳng định:“Tư liệu lịch sử gốc là tư liệu lịch sử mang những thông tin 
đầu tiên về sự kiện lịch sử được phản ánh lại, ra đời cùng thời gian và không gian 
của sự kiện lịch sử đó, là bằng chứng gần gũi, xác thực nhất của lịch sử. Tư liệu lịch 
sử gốc mang giá trị đặc biệt mà không một loại tài liệu nào có được”[8;109]. 
 Cách định nghĩa trên đã hạn chế phạm vi của của TLG. Chúng ta không thể phủ 
nhận giá trị của những tư liệu đầu tiên phản ảnh sự kiện, diễn ra cùng thời gian và 
không gian với sự kiện, nhưng có rất nhiều tư liệu mặc dù không phải là tư liệu phản 
ảnh đầu tiên sự kiện lại có giá trị sử học quan trọng, đặc biệt khi tư liệu phản ánh 
đầu tiên sự kiện không tồn tại. Lấy ví dụ, để biết nội dung một bài phát biểu trong 
trường hợp bản thu âm bài phát biểu đó bị thất lạc thì một cuộc phỏng vấn những 
người lắng nghe bài phát biểu trở thành tư liệu có giá trị. Đối với những giai đoạn 
lịch sử lâu đời và xa xôi thì việc đòi hỏi có một tư liệu diễn ra cùng thời và cùng địa 
điểm là điều rất khó. Trong trường hợp này, những tư liệu phản ánh hiểu biết của 
con người thời đại sau về giai đoạn xa xưa là một tư liệu có giá trị đặc biệt. Nhìn 
chung, cách định nghĩa muốn nhắc tới TLG theo nghĩa hẹp.
 Các tác giả nước của trường đại học Yale(Hoa Kỳ) cho rằng “TLG là lời khai 
hoặc bằng chứng trực tiếp liên quan đến một chủ đề nghiên cứu. Bản chất và giá trị 
của tư liệu gốc không thể xác định được nếu không liên quan đến chủ đề và các câu 
hỏi mà nó có ý định trả lời. Cùng một tư liệu, nó có thể là tư liệu gốc trong một 
nghiên cứu này hay là tài liệu tham khảo trong một nghiên cứu khác”[14;15]. Cách 
định nghĩa này nhấn mạnh mối quan hệ giữa chủ đề nghiên cứu và TLG. Theo đó, 
TLG là tất cả những tư liệu liên quan trực tiếp đến chủ đề. 
 3 định việc phân loại. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng đối với TLG, sự rành mạch 
như vậy là điều khó xảy ra và đôi khi chỉ là sự miễn cưỡng trong sự phân loại. Ví dụ 
như một bức thư nếu có thể được coi là một tài liệu thành văn, cũng có thể là tài liệu 
hiện vật hoặc là một loại tài liệu cá nhân, thậm chí nếu mục đích viết bức thư phục 
vụ cho hoạt động của một cơ quan, tổ chức thì nó sẽ trở thành tư liệu của một tổ 
chức.
 Cách phân loại của tác giả không bó hẹp trong một tiêu chí cụ thể mà là sự tổng 
hợp của các tiêu chí trên. Điều quan trọng cách phân loại này phản ánh toàn diện tất 
cả các tư liệu, trong đó vẫn đề cập đến một số loại TLG điển hình và phổ biến. Cụ 
thể TLG gồm những loại sau:
a. Tư liệu cá nhân 
 Trong quá khứ, một cá nhân tham gia vào sự kiện lịch sử thường rất phổ biến và 
họ thường để lại những dấu tích. Những tài liệu cá nhân thường gặp có thể là các 
bức thư, thư điện tử(email), nhật kí, hình ảnh hoặc kế hoạch hoạt động hàng ngày 
của một người. Trong một số trường hợp, giấy phép lái xe, thẻ căn cước công dân 
cũng trở thành những TLG có giá trị để tìm hiểu về một cá nhân.
 Thẻ khiêu vũ, trong đó ghi lại những bạn nhảy của một người tại các sự kiện xã 
 hội có thể được coi là một tư liệu cá nhân
 (Nguồn: 
b. Tư liệu tổ chức
 Mỗi tổ chức hoặc đoàn thể đều tạo ra tư liệu trong quá trình hoạt động hàng ngày 
của mình và dùng nó để ghi lại các hoạt động, giao dịch, và chức năng của tổ chức 
đó. Một số ví dụ về tư liệu tổ chức như: báo cáo tài chính, các báo cáo, biên bản cuộc 
họp, thư điện tử, sổ ghi nhớ, tài liệu công khai, các ấn phẩm nội bộ như bản tin. 
 5 (Nguồn: 
d. Phương tiện truyền thông đại chúng
 Các sản phẩm của phương tiện truyền thông đại chúng có thể là TLG nếu nó 
được tạo ra cùng thời gian của sự kiện hoặc hiện tượng trong một nghiên cứu. Ví dụ: 
báo, tạp chí, hình ảnh công cộng, các bản thu truyền hình và truyền thanh, các bản 
phát thanh âm nhạc, quảng cáo, sách và tạp chí. Một điểm cần lưu ý, với bất kì loại 
TLG nào, điều quan trọng phải xem xét ai, cách nào và vì mục đích gì mà nó được 
tạo ra. Điều này là vô cùng quan trọng với các sản phẩm của phương tiện truyền 
thông đại chúng. 
 Tùy thuộc vào từng loại phương tiện truyền thông cụ thể, sẽ có những mức độ 
khác nhau mà cá nhân và tổ chức tham gia tạo dựng và đóng góp vào sản phẩm. 
Trong khi một số loại tư liệu như một tạp chí hoặc một blog cá nhân sẽ có ít sự thỏa 
thuận giữa tác giả và người đọc, một số khác thì mức độ thỏa thuận giữa tác giả và 
người đọc tăng lên bởi có rất nhiều người tham gia như: biên tập viên, hiệu đính, 
nhà xuất bản, các nhà quảng cáo, nhà pháp lí
 e.
 Khi sử dụng các quảng cáo như một tư liệu gốc, hãy nhớ rằng chúng được tạo ra 
 để thúc đẩy một sản phẩm hoặc dịch vụ, không phản ánh thực tế
(Nguồn:
ply.htm)
f. Tư liệu tồn tại trong thời gian ngắn
 Nhìn chung là những tài liệu được in cho một dịp hoặc một mục đích cụ thể và 
nó thường không còn tồn tại sau thời gian nó được sử dụng. Ví dụ như chương trình 
 7 (Nguồn: 
h. Lịch sử truyền miệng
 Đây là loại tư liệu có giá trị, đặc biệt đối với những giai đoạn lịch sử xa xưa. 
Nhưng khi sử dụng chúng như TLG, điều quan trọng phải xem xét là những ghi nhớ 
có thể nhầm lẫn hoặc thiếu sót. Trải qua năm tháng, giữa các sự kiện và sự thuật lại 
của nhân chứng, nhân chứng có thể chịu ảnh hưởng bởi các thuật lại của người khác 
cũng như sách hoặc thậm chí là những bộ phim về các sự kiện liên quan đến câu hỏi 
phỏng vấn. Nói chung với TLG, thời gian gần hơn với sự kiện mà tường thuật kể lại 
sẽ đáng tin cậy hơn. 
 Một dạng đặc biệt của tư liệu lịch sử truyền miệng là hồi kí và tự truyện. Đây là 
những tường thuật bằng văn bản cá nhân về các sự kiện diễn ra trong cuộc sống của 
tác giả. Có nhiều mức độ khác nhau mà ở đó tác giả tìm cách để kể lại quá khứ với 
độ chính xác hoàn chỉnh. Tuy nhiên, đôi khi họ cũng có thể thay đổi các chi tiết hoặc 
tên để bảo vệ sự riêng tư hoặc làm cho câu chuyện thêm thú vị. Nói chung, tự truyện 
được cho là chính xác hơn hồi kí, mặc dù trong cả hai trường hợp tác giả dựa chủ 
yếu vào trí nhớ của họ và tìm cách viết lại một câu chuyện hấp dẫn trong đó có thể 
đánh bóng uy tín của họ.
i. Hình ảnh
 Hình ảnh là một loại TLG khá phổ biến. Chúng có thể được sử dụng để ghi lại:
+ Các sự kiện hoặc các mối quan hệ trong cuộc sống của một nhân vật
+ Lịch sử của một tổ chức, cơ quan, thành phố, quốc gia hoặc một nhóm xã hội
+ Sự kiện xã hội quan trọng
+ Hoặc gần như tất cả những thứ khác
 Có người cho rằng các hình ảnh không nói dối. Nhưng giống như tất cả các TLG 
khác, hình ảnh nên được kiểm tra cẩn thận khi sử dụng những thông tin của tư liệu 
gốc. Hãy nhớ rằng các hình ảnh được tạo ra bởi con người cụ thể để ghi lại các sự 
kiện từ quan điểm của họ hoặc bởi vì họ muốn truyền đạt điều gì đó. Những người 
là đối tượng của hình ảnh cũng thường có một mục đích giao tiếp trong đầu.
 Sự khác biệt giữa tư liệu gốc và tài liệu tham khảo
 Khác với TLG, thông tin của tài liệu tham khảo là thứ được tạo ra sau này, bởi 
một vài người không chứng kiến và không tham gia trong các sự kiện hoặc bối cảnh 
đang được nghiên cứu. Đối với mục đích của một dự án nghiên cứu lịch sử, tài liệu 
tham khảo nhìn chung là các sách học thuật và các bài viết. Cũng có thể bao gồm tài 
liệu tham khảo như bách khoa toàn thư. Ví dụ cuốn sách Đại cương lịch sử Việt Nam 
tập I có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo để tìm hiểu về thời kỳ đầu tiên của 
lịch sử Việt Nam. 
 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_tu_lieu_goc_de_phat_trien_ki_n.docx