Sáng kiến kinh nghiệm Tạo tính thời sự trong dạy học môn Ngữ văn lớp 11 trung học phổ thông phần đọc hiểu văn bản văn học

docx 32 trang sk11 05/08/2024 1430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo tính thời sự trong dạy học môn Ngữ văn lớp 11 trung học phổ thông phần đọc hiểu văn bản văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo tính thời sự trong dạy học môn Ngữ văn lớp 11 trung học phổ thông phần đọc hiểu văn bản văn học

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo tính thời sự trong dạy học môn Ngữ văn lớp 11 trung học phổ thông phần đọc hiểu văn bản văn học
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC 
 TRƯỜNG PT DTNT CẤP 2, 3 VĨNH PHÚC
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 Tên sáng kiến:
TẠO TÍNH THỜI SỰ TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN LỚP 11
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC
 Tác giả sáng kiến : NGUYẾN THỊ HUYỀN 
 Mã sáng kiến : 04.51
 Vĩnh Phúc, năm 2021 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
- Trung học cơ sở: THCS
- Trung học phổ thông: THPT
- Học sinh: HS
- Sách giáo khoa: SGK
- Giáo dục và Đào tạo: GD&ĐT
- Kĩ năng sống: KNS Đó là những nguyên do cơ bản khiến tôi chọn đề tài: TẠO TÍNH THỜI SỰ 
TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC.
1.2. Đối tượng nghiên cứu.
 - Một số tiết nghị luận văn học Việt Nam và văn học nước ngoài trong chương 
trình Ngữ Văn lớp 11.
 - Học sinh lớp:11B,11A, trường PT DTNT cấp 2,3 Vĩnh Phúc.
 - Những bài làm văn của học sinh lớp: 11B,11A, trường PT DTNT cấp 2,3 
Vĩnh Phúc.
1.3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
1.3.1 Mục đích.
 Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu từ thực tế những tiết dạy văn bản văn học 
Ngữ Văn lớp 11 nói riêng, chương trình Ngữ Văn THPT nói chung và các bài tập về 
nhà cho học sinh ở kiểu bài có liên quan đến tính thời sự ,với đề tài này tôi xin đề xuất 
sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực làm thế nào có thể biến kiến thức đã học 
trong chương trình thành hành động cụ thể giúp HS khai thác, phát huy hiệu quả, vai 
trò của kiểu bài này để đạt được mong muốn giáo dục một cách đầy đủ, toàn diện hơn 
về đạo đức, lối sống cho các em. Đồng thời nâng cao hiệu quả việc dạy học tích hợp 
giữa phân môn Ngữ văn với việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, thực hiện tốt 
trách nhiệm cũng như lương tâm người thầy trong công tác giáo dục học sinh.
1.3.2. Nhiệm vụ
Đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau đây:
 - Tìm hiểu, nghiên cứu bài học nhằm vận dụng những vấn đề có tính thời sự 
trong các tác phẩm ngữ văn của HS trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
 - Tìm hiểu, khảo sát việc sử dụng các phương pháp học tập tích cực nhằm tích 
hợp các kiến thức đã học vào chương trình Ngữ Văn lớp 12 và một số tiết viết bài 
kiểm tra.
 Giáo dục đạo đức, lối sống cho HS là giúp giải quyết những nhu cầu và thách 
thức của bản thân mỗi người nhằm trong cuộc sống sao cho có hiệu quả.
1.3.3. Phạm vi nghiên cứu
 Ngữ văn lớp 11 các tác phẩm, đoạn trích văn học Việt Nam (Vào phủ Chúa 
Trịnh,Tự tình, Câu cá mùa thu, Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù). Các tác phẩm, đoạn
 2 nay là việc làm có ý nghĩa và rất cần thiết. Việc làm này sẽ hỗ trợ việc dạy tác phẩm 
văn chương trong nhà trường THPT theo hướng phát huy năng lực người học, phát 
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo góp phần quan trọng trong đào tạo nguồn nhân 
lực phù hợp với mục tiêu của giáo dục.
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn
 Qua thực tiễn giảng dạy, tôi nhận thấy: Thông thường khi tìm hiểu một tác 
phẩm văn học, giáo viên thường tập trung hai phương diện: giá trị nội dung và nghệ 
thuật. Điều này là rất đúng. Bởi lẻ, một tác phẩm văn học bao giờ cũng bao gồm hai 
mặt: nội dung và hình thức. Tuy nhiên, văn học không chỉ là chuyện sách vở, lý 
thuyết. Hiện thực cuộc sống khơi nguồn cảm hứng cho các nhà văn sáng tác, và các 
tác phẩm viết ra quay trở lại phục vụ cuộc sống con người.
 Vì vậy, văn học và cuộc sống luôn gắn bó mật thiết với nhau. “Tác phẩm văn 
học chính là tấm gương phản chiếu cuộc sống” Có những tác phẩm không chỉ có 
giá trị trong thời điểm nó ra đời, mà còn giữ nguyên giá trị ở các thời đại sau. Do đó 
đối với nhiều tác phẩm văn học, sau khi tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật, giáo 
viên cần liên hệ thực tiễn cuộc sống để giúp học sinh rút ra nhưng bài học có ý nghĩa 
giáo dục nhất định. Đặc biệt là những văn bản nhật dụng và những tác phẩm ở các 
thể loại khác có tính thời sự .
 Từ thực tiễn giảng dạy có một số bất cập phiến diện khi khai thác văn bản, và 
sự đổi mới trong cách nhìn toàn diện, mở rộng tính thời sự của một số tác phẩm văn 
học, tôi lựa chọn đề tài này với mong muốn trang bị cả kiến thức và kĩ năng liên hệ 
thực tế từ những tác phẩm đã học.
1.6. Kết cấu đề tài
 1. Lời giới thiệu.
 2. Tên sáng kiến.
 3. Tác giả sáng kiến.
 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến.
 6. Sáng kiến được áp dụng lần đầu.
 7. Mô tả bản chất của sáng kiến
 7.1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
 7.2. Cơ sở lí luận của sáng kiến.
 7.3. Thực trạng vấn đề.
 4 giá tác phẩm văn học ở nhiều khía cạnh khác nhau để sản phẩm đào tạo mang tính 
ứng dụng cao.
 Nằm trong xu hướng đổi mới “căn bản” “toàn diện” về giáo dục và đào tạo, 
môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông “vừa mang tính công cụ, vừa mang tính thẩm 
mỹ- nhân văn thuộc lĩnh vực ngôn ngữ và văn học”, có vai trò quan trọng trong việc 
bồi bưỡng “tình cảm, tư tưởng, những phẩm chất tốt đẹp như tinh thần yêu nước, lòng 
nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm” hình thành năng lực chung và năng 
lực chuyên biệt của môn Ngữ văn như năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ qua các 
hoạt động nghe, nói, đọc, viết; biết tiếp nhận, cảm thụ, thưởng thức và đánh giá những 
sản phẩm ngôn từ cũng như đánh giá những giá trị cao đẹp trong cuộc sống.
 Dạy học Ngữ văn ở nhà trường THPT nói chung và dạy học tác phẩm văn 
chương nói riêng cũng không nằm ngoài mạch nguồn chung đó. Dạy học văn chương 
trong nhà trường phổ thông là quá trình phát triển liên tục không ngừng qua mỗi giai 
đoạn, mỗi thời đại. Trong giai đoạn hiện nay, dạy học tác phẩm văn chương tạo cho 
học sinh những cơ hội để khám phá xã hội và khám phá bản thân; để thấu hiểu, đồng 
cảm và chia sẻ; để biết ứng xử nhân văn hơn. Ngoài ra, còn bồi dưỡng cho học sinh 
“tình yêu đối với tiếng Việt và văn học” ý thức về cội nguồn bản sắc dân tộc “góp 
phần gìn giữ và phát triển” các giá trị của văn hóa Việt Nam. Đặc biệt giúp học sinh 
thấy rõ vai trò cũng như tác dụng to lớn của văn chương đối với đời sống tâm hồn 
của mỗi con người. có thể nói, dạy học tác phẩm văn chương bồi đắp thêm cho các 
em năng lực thẩm mỹ. Cụ thể như: Biết nhận ra cảm thụ và thưởng thức vẻ đẹp của 
con người, thiên nhiên và cuộc sống, sự việc qua nghệ thuật ngôn từ; biết làm chủ 
tình cảm, thể hiện hành vi và ứng xử phù hợp trước các tình huống của cuộc sống; 
biết tìm ra và kết nối các bài học cuộc sống, những kinh kiệm sống trên cơ sở sự trải 
nghiệm thẩm mỹ thú vị.
 Từ những trăn trở mỗi giờ lên lớp, từ nỗi buồn trước tinh thần đón nhận giờ 
học văn hời hợt của học sinh, tôi đã cố gắng xoay chuyển các cách tổ chức giờ dạy 
của mình. Tôi luôn hướng đến tìm cách làm cho học sinh thấy giờ học văn có ý 
nghĩa, làm cho các em dần yêu văn và thấy tâm hồn được bồi đắp thực thụ khi học 
môn Ngữ văn. Đó là những nguyên do cơ bản khiến tôi chọn đề tài: TẠO TÍNH 
THỜI SỰ TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ 
THÔNG PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC.
 6 7.2.2. Theo đặc thù môn học Ngữ văn:
 Thông thường khi giảng dạy bộ môn Ngữ văn phần đọc hiểu các văn bản giáo 
viên tập trung giúp học sinh thấy giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Điều 
này rất đúng và rất cần. Tuy nhiên, văn học không chỉ là chuyện sách vở, không chỉ 
là những gì nhà văn viết ra ở đó. Văn học luôn là tấm gương phản chiếu cuộc đời. 
Hiện thực cuộc sống với những trang đời sống động là nguồn cảm hứng cho các nhà 
văn sáng tác và chính tác phẩm ra đời là để phục vụ lại cuộc sống muôn vẻ đó. Do 
đó, văn học và đời sống luôn có mối liên hệ mật thiết.
 Những tác phẩm văn học tiêu biểu, xuất sắc không chỉ có giá trị ở thời điểm 
nó ra đời mà cho tới hiện tại và các thời đại sau giá trị của nó vẫn còn được bảo lưu, 
phát huy. Bởi vậy, khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu các văn bản văn học, ngoài phần 
tìm hiểu các giá trị nội dung và nghệ thuật, giáo viên cần giúp học sinh liên hệ thực 
tiễn để rút ra bài học giáo dục có ý nghĩa nhất định. Cách làm này sẽ tạo ra tính thời 
sự cho mỗi bài học giúp học sinh thấy bài học Ngữ văn không chỉ là tìm hiểu tư duy 
hình tượng mà còn là bài học thực tiễn sâu sắc.
7.2.3. Về vấn đề tính thời sự:
7.2.3.1. Khái niệm tính thời sự và tính thời sự trong các văn bản đọc văn:
 Tính thời sự là tính cập nhật kịp thời, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống 
 hàng ngày, cuộc sống hiện đại gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng xã hội. 
 Tính thời sự trong văn bản văn học là một khái niệm mới. Nó thường gắn với
 những văn bản nhật dụng. Hai chữ “nhật dụng” dùng để chỉ văn bản đề cập tới những
hiện tượng, vấn đề cụ thể, có ý nghĩa quan trọng, bức xúc đang đặt ra trước mắt con 
người trong cuộc sống thường ngày. Việc giảng dạy văn bản nhật dụng được đặt ra 
nhằm đáp ứng yêu cầu làm cho môn Ngữ văn ở nhà trường xích lại gần hơn với đời 
sống xã hội và tham gia tích cực hơn vào cuộc đấu tranh giải quyết những vấn đề 
đang đặt ra trong thực tế.
 Ngoài văn bản nhật dụng, một số văn bản ở các thể loại khác như truyện, 
kịch,... cũng mang tính thời sự cao. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần biết 
nhận định và hướng học sinh đến tính thực tiễn của nó. Có như vậy mới phát huy 
được tính giáo dục thiết thực mà các nhà văn trong mỗi văn bản văn học hướng tới.
7.2.3.2. Vai trò của việc phát huy tính thời sự khi dạy các văn bản văn học:
 Tạo tính thời sự trong dạy văn bản đọc văn có tác dụng tích cực cho công tác 
dạy – học Ngữ văn hiện nay. Đây là một phương pháp giúp giờ học văn sinh động,
 8 lớp các em lại không quan tâm, chú ý nghe giảng thậm chí còn nói chuyện riêng 
hoặc chế giễu những bạn chăm chỉ học môn này. Từ đó dẫn đến giờ học trôi qua 
nặng nề, lớp học trầm lặng, tinh thần học tập của học sinh mệt mỏi. Ở các giờ kiểm 
tra, viết đoạn văn, bài văn học sinh đều ngại viết, ngại suy nghĩ, viết đoạn văn, bài 
văn hời hợt, cùng với sự thể hiện suy nghĩ nông cạn, thiếu tư duy logic và hầu như 
không có chất văn chương nghệ thuật.
 Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giáo dục các em có thái độ học tập đúng đắn 
và yêu thích môn học này? Đó là điều khiến chúng ta đang trăn trở, muốn đi tìm giải 
pháp và hi vọng để khắc phục được một phần tình trạng trên. Và trách nhiệm của 
giáo viên lên lớp là cần tìm tòi, sáng tạo trong cách tổ chức giờ học, giúp các em có 
sự hứng thú học tập, hướng tới đạt kết quả cao hơn trong bộ môn Ngữ văn.
7.3.2. Thực trạng việc dạy học nói chung và dạy môn Ngữ văn nói riêng cho học 
sinh của các trường THPT:
 Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành quan tâm chủ yếu tới cung cấp 
kiến thức cho học sinh. Chương trình như vậy được xây dựng theo hướng tiếp cận 
nội dung dạy học, khác với một chương trình được xây dựng theo hướng tiếp cận 
năng lực. Tức là xuất phát từ các năng lực mà mỗi học sinh cần có trong cuộc sống 
và kết quả cuối cùng phải đạt các năng lực ấy bằng việc xây dựng chuẩn đầu ra về 
năng lực mà học sinh cần phải đạt được sau một quá trình dạy - học. Khác với cách 
tiếp cận nội dung, tiếp cận năng lực chú trọng vào việc yêu cầu học sinh học xong 
phải thể hiện được, làm được; biết vận dụng những kiến thức để giải quyết các tình 
huống đặt ra trong cuộc sống, ... Vì thế, việc học tập theo hướng tiếp cận này trở nên 
gần gũi và thiết thực đối với cá nhân và cộng đồng. Theo đó, nội dung, phương pháp 
dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá đều phải hướng tới năng lực tự học, năng 
lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.
 Trong thực tế, khi xây dựng chương trình dạy học, ở nội dung dạy học trên 
lớp, giáo viên đều phải xây dựng ba mục tiêu: cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng, 
hình thành thái độ. Đây là yêu cầu mang tính nguyên tắc trong dạy học và giáo viên 
đều nhận thức sâu sắc yêu cầu này. Tuy nhiên, do phải chạy theo thời gian, phải 
chuyển tải nhiều nội dung trong khi thời gian có hạn, giáo viên có khuynh hướng 
tập trung cung cấp kiến thức mà ít quan tâm tới tính thực tiễn, tính thời sự mà bài 
học đặt ra với cuộc sống.
 Dạy học Văn gắn với đời sống không phải là một yêu cầu mới mẻ. Ngày từ 
những năm 50 của thế kỉ trước, khi đất nước ta đang còn tiến hành cuộc kháng chiến
 10

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tao_tinh_thoi_su_trong_day_hoc_mon_ngu.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Tạo tính thời sự trong dạy học môn Ngữ văn lớp 11 trung học phổ thông phần đọ.pdf