Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế bài giảng Địa lí lớp 11 (Ban cơ bản) theo công thức GIPO có sử dụng công nghệ thông tin

doc 49 trang sk11 19/08/2024 870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế bài giảng Địa lí lớp 11 (Ban cơ bản) theo công thức GIPO có sử dụng công nghệ thông tin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế bài giảng Địa lí lớp 11 (Ban cơ bản) theo công thức GIPO có sử dụng công nghệ thông tin

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế bài giảng Địa lí lớp 11 (Ban cơ bản) theo công thức GIPO có sử dụng công nghệ thông tin
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC 
 TRUNG TÂM GDTX TỈNH 
 =====***=====
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 Tên sáng kiến: “THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐỊA LÍ LỚP 11
(BAN CƠ BẢN) THEO CÔNG THỨC GIPO CÓ SỬ DỤNG 
 CÔNG NGHỆ THÔNG TIN”
 Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Thanh Hải
 * Mã sáng kiến: 40.58.01 công thức GIPO có sử dụng CNTT đảm bảo tính khoa học và khuyến khích sử 
dụng nhiều phương tiện kĩ thuật hiện đại, nhiều phương pháp mới vào trong 
giảng dạy nên TKBG theo công thức GIPO còn có tính hiện đại, làm mới và “trẻ 
hoá” cho môn học. 
 Như vậy, TKBG theo công thức GIPO có sử dụng CNTT có ưu điểm hơn hẳn 
cách thiết kế truyền thống, đó là việc quy trình hoá hoạt động dạy học một cách cụ 
thể và khoa học, xác định cụ thể, chính xác mục tiêu dạy học, dự kiến sản phẩm đạt 
được, xác định điều kiện dạy học cụ thể và cách kiểm tra đánh giá.
 Tuy nhiên, có một điều phải nhận thấy rằng, trong các trung tâm GDTX 
hiện nay việc đổi mới dạy học khó khăn hơn nhiều so với THPT, thiết kế bài 
giảng theo công thức GIPO và thiết kế bài giảng theo công thức GIPO có sử 
dụng CNTT chưa nhiều và chưa phát huy được tính hiệu quả, tiện ích mà những 
phương tiện này có thể mang lại. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: 
sự thiếu thốn về cơ sở vật chất như phòng học chức năng, phương tiện...Song 
điều đáng quan tâm là sự chuyển biến về nhận thức cũng như hành động của đội 
ngũ giáo viên trong việc thiết kế bài giảng theo quan điểm công nghệ dạy học. 
Đây là một hướng nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn, góp phần đẩy nhanh quá 
trình đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy Địa lí ở trung tâm GDTX, 
nhằm đạt hiệu quả cao trong giáo dục và đào tạo.
 Trong hệ thống chương trình Địa lí phổ thông nói chung, nội dung 
chương trình Địa lí lớp 11 (Ban cơ bản) nói riêng rất phong phú, đa dạng. Đó là 
những điều kiện thuận lợi để thiết kế bài giảng theo quan điểm công nghệ dạy 
học góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
 Với mong muốn tìm ra con đường TKBG một cách có hiệu quả nhằm 
nâng cao chất lượng của quá trình dạy học ở trung tâm GDTX , tôi đã lựa chọn đề 
tài: “Thiết kế bài giảng Địa lí lớp 11 (Ban cơ bản) theo công thức GIPO có sử 
dụng công nghệ thông tin”.
2. Tên sáng kiến
 “Thiết kế bài giảng Địa lí lớp 11 (Ban cơ bản) theo công thức GIPO 
có sử dụng công nghệ thông tin”. 
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Hải.
- Địa chỉ: Trung tâm GDTX Tỉnh Vĩnh Phúc.
 2 bản về nội dung và phương pháp của giáo viên, học sinh nhằm đạt được mục 
đích cụ thể mà người giáo viên đã xác định theo yêu cầu của chương trình học.
1.4. Khái niệm bài giảng 
 Bài giảng là bản thiết kế (giáo án) đã được người giáo viên thực hiện trên 
lớp. Bài giảng là nơi thể hiện một cách tập trung và sinh động nhất những quan 
điểm, những xu hướng khác nhau - nơi đối lập những quan điểm cũ và mới, 
quan điểm truyền thống và hiện đại, giữa sự rập khuôn và sáng tạo của người 
giáo viên.
2. Quan niệm về công nghệ dạy học
 Vào khoảng cuối những năm 60 của thế kỷ XX thuật ngữ "Công nghệ dạy 
học", trong đó TKBG theo công thức GIPO là một cách tiếp cận để TKBG theo 
quan điểm công nghệ dạy học. Từ đó đến nay đã có nhiều nhà khoa học quan 
tâm và bàn đến vấn đề này.
 Tổ chức giáo dục của Unesco ở Hội thảo Giơ-ne-vơ từ ngày 10 đến 16 
tháng 5 năm 1970 đã đưa ra định nghĩa: "CNDH là khoa học về giáo dục, nó xác 
lập các nguyên tắc hợp lí của công tác dạy học và những điều kiện thuận nhất để 
tiến hành quá trình dạy học, cũng như xác lập các phương pháp và phương tiện 
có kết quả nhất để đạt được mục đích đề ra, đồng thời tiết kiệm được sức lực của 
thầy và trò".
 Theo Jankieviz (Ba Lan 1971): "CNDH là hệ thống các chỉ dẫn sử dụng 
các phương pháp, phương tiện hoạt động mà kết quả là phải đào tạo được những 
người tốt nghiệp theo mong muốn trong thời gian ngắn nhất có thể được với sự 
chi phí phương tiện một cách tối ưu nhất".
 Theo quan điểm của công nghệ dạy học, trong quá trình thiết kế bài học 
không chỉ mục tiêu của các hoạt động của thầy và trò được quan tâm mà điều 
rất quan trọng là phải định rõ đầu vào cho những hoạt động đó là gì?, sản phẩm 
đạt được là gì? (đầu ra) và những quá trình tương tác nào giữa Thầy - Trò và 
giữa Trò - Trò cần được diễn ra để biến đầu vào thành đầu ra. Cách thiết kế bài 
giảng như vậy được các nhà nghiên cứu nước ngoài về lí luận dạy học gọi là 
thiết kế bài giảng theo công thức GIPO. GIPO là chữ viết tắt gồm 4 chữ cái đầu 
của tiếng Anh (Goal, Input, Process và Output).
3. Đặc điểm chương trình, nội dung Địa lí lớp 11 (Ban cơ bản) ở hệ BTVH
 4 cáo và trình bày một vấn đề liên quan đến một quốc gia cụ thể trên cơ sở tư liệu 
cho trước. 
4. Đặc điểm về điều kiện giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh bổ 
túc văn hóa
4.1. Giáo viên
- Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, gương 
mẫu, nhiệt tình, có trách nhiệm, tâm huyết với nghề.
- Có các phương tiện phục vụ cho việc dạy học: SGK, SGV, phương tiện trực 
quan, máy chiếu,...tuy nhiên chưa có các phòng học bộ môn.
4.2. Học sinh
- Học sinh (HS) bổ túc văn hóa đã có sự trưởng thành về mặt nhận thức, tư duy, 
tình cảm, giao tiếp. 
- Học sinh có động cơ và thái độ học tập rõ ràng, có khuynh hướng học tập phù 
hợp với mục đích lựa chọn nghề nghiệp.
- Có các học sinh lớn tuổi, lỗ hổng kiến thức lớn. HS vừa học vừa làm nên thời 
gian cho học tập hạn chế. Một số HS ý thức học tập, tổ chức kỉ luật chưa cao. 
- Trong lớp học, HS ở các độ tuổi khác nhau, trình độ nhận thức, tâm lí lứa tuổi 
khác nhau khó khăn cho giáo viên trong việc lựa chọn phương pháp dạy học phù 
hợp.
 Điều này đòi hỏi phải đổi mới PPDH, TKBG nói riêng để thực hiện được 
nhiệm vụ tối thiểu đó mà TKBG theo công thức GIPO có sử dụng CNTT sẽ giải 
quyết được khó khăn trên.
5. Thực trạng việc thiết kế bài giảng theo công thức GIPO và thiết kế bài 
giảng theo công thức GIPO có sử dụng công nghệ thông tin ở các trung tâm 
GDTX
 Khi chương trình sách giáo khoa được đổi mới, Nhà nước đã có kế hoạch 
bồi dưỡng các giáo viên thực hiện chương trình trong đó có đề cập đến định 
hướng đổi mới thiết kế bài giảng theo quan điểm công nghệ dạy học đặc biệt là 
thiết kế bài giảng địa lí theo công thức GIPO và tăng cường ứng dụng CNTT và 
truyền thông trong thiết kế bài học. Tuy nhiên, trên thực tế dạy học hiện nay, 
chúng tôi nhận thấy việc ứng dụng cách thiết kế bài giảng mới theo công thức 
 6 + www.vinasek.com 
 + www.gso.gov.vn
 + www.vietrade.gov.vn
 + www.fao.org.vn
 * Down load 
 - Văn bản: Nhấn Menu File/Save as (ghi cả trang đang xem) sau đó chọn 
thư mục cần ghi vào trong hộp thoại hiện lên, ghi tên tương ứng.
 - Hình ảnh: Nhấn chuột phải vào hình ảnh và ghi vào máy, chọn Save 
Picture As, các thao tác chọn thư mục và ghi tên tương tự như ghi văn bản.
 - Video, Flash: Chọn đoạn Video, Flash cần tải, nhấn chọn Download (tải 
xuống)/ chọn Save/ chọn đường dẫn để ghi vào/ OK.
 Để tạo ảnh đưa vào Web, có thể sử dụng ảnh chụp, quét ảnh đưa về dạng 
số bằng scanner sau đó sử dụng các phần mềm xử lý ảnh.
2. Phần mềm Microsoft Encarta Encylopedia 2007
 Encarta 2007 là một kho tài nguyên kiến thức lớn để tra cứu những loại 
thông tin dưới hình thức truyền thông đa phương tiện: từ phim video, hình ảnh 
động animation, hình ảnh tĩnh (picture) đến bản đồ (Map – có cả bản đồ tĩnh và 
bản đồ động). Encarta thực sự kết hợp được những thông tin mới và trọn vẹn với 
những công cụ mạnh mẽ mang tính đầy đủ sáng tạo cho phép tiết kiệm thời gian 
cho việc tìm kiếm thông tin và dành nhiều thời gian cho học tập.
 Khởi động chương trình: nhấn Start / Program. Microsoft / Reference / 
Encarta
 Các thao tác tìm kiếm, lưu trữ :
 * Khai thác các bản đồ và hình ảnh
 Sau khi tìm kiếm được các hình ảnh, bản đồ, chúng ta có thể chuyển 
chúng thành các file ảnh và lưu trữ lại, sau đó có thể sử dụng các file ảnh này 
thiết kế bài giảng, trình chiếu trên Powerpoint. Cách tiến hành như sau:
 8 Bước 3: Muốn Copy bảng thống kê này sang Excel để lưu làm cơ sở dữ 
liệu hoặc xây dựng các biểu đồ, bản đồ ta thực hiện các bước sau:
 Kích chuột phải, chọn Whole table / nhấn Ok.
 Từ Start chọn Programs / Microsoft Excel vào Edit / Paste.
 Bước 4: Làm sạch bảng số liệu.
 Vào Edit / nhấn Copy và tiếp tục vào Edit / chọn Pase Special, xuất hiện 
hộp thoại, kích chọn vào Values / nhấn Ok, ta sẽ được bảng số liệu như mong 
muốn. Từ bảng số liệu này giáo viên có thể vẽ các biểu đồ cho những mục đích 
giảng dạy của mình.
3. Khai thác và xây dựng bản đồ bằng phần mềm MapInfo 
 MapInfo là công cụ khá hữu hiệu để tạo ra và quản lý một cơ sở dữ liệu 
địa lý trên máy tính cá nhân, là một phần mềm tương đối gọn nhẹ và dễ sử dụng. 
Đặc biệt, dùng cho mục đích giảng dạy và thành lập các bản đồ chuyên đề và 
phân tích trong địa lý.
 * Các bước thành lập bản đồ MapInfo
 Cũng giống như phương pháp truyền thống, quá trình biên tập và thành 
lập bản đồ bằng máy tính nói chung và phần mềm MapInfo nói riêng đều trải 
qua các bước sau đây :
 - Bước 1: Lập kế hoạch biên tập bản đồ
 - Bước 2: Xây dựng cơ sở dữ liệu
 - Bước 3: Liên kết dữ liệu và kiểm tra
 10 ChØ sè ph¸t triÓn GDP theo gi¸ so s¸nh 1994 C¬ cÊu gi¸ trÞ s¶n xuÊt ngµnh ch¨n nu«i 
 %
 ph©n theo khu vùc kinh tÕ thêi kú 1990 - 2002
 120
 100% C¸c ngµnh
 115 90% ch¨n nu«i
 N«ng, l©m 80% kh¸c
 110 70% S¶n phÈm
 nghiÖp vµ thuû
 60% kh«ng qua
 s¶n
 105 C«ng nghiÖp 50% giÕt thÞt
 40%
 vµ x©y dùng Gia cÇm
 30%
 100
 20%
 DÞch vô
 10% Gia sóc
 95
 0%
 1990 1995 2002
 90 N¨m
 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 N¨m
5. Phần mềm SID 1.0
 Đặc điểm của phần mềm SID 1.0 là hệ rỗng, các câu hỏi do giáo viên đưa 
vào trong thư mục “Tri thức” và lưu vào bộ nhớ máy tính. Giáo viên tự lập 
thang điểm cho các cách trả lời. Vì vậy phần mềm này là một cơ sở cho môn học 
sử dụng nhiều mục đích khác nhau tuỳ yêu cầu cụ thể của người sử dụng. Giáo 
viên có thể sử dụng trong công tác kiểm tra đánh giá học sinh.
 6. Ứng dụng phần mềm Adobe Photoshop để chỉnh sửa ảnh
 Các tranh ảnh sưu tầm có thể có những nội dung không hoàn toàn sát với 
yêu cầu của bài học. Ví dụ: Các bản đồ lấy từ Internet có quá nhiều địa danh 
bằng tiếng Anh, hay mức độ chi tiết quá cao. Chúng ta có thể sử dụng chương 
trình Photoshop để chỉnh sửa lại ảnh cho phù hợp với nội dung bài học bao gồm: 
cắt một phần của ảnh, chỉnh sửa độ sáng của ảnh, tạo độ nét của ảnh, thay đổi 
các màu trong ảnh, quay ảnh.
 12 • Sử dụng các phông nền, phông chữ tương tự nhau trong suốt bài giảng, 
không nên dùng các kiểu chữ rườm rà, khó đọc hay quá nhiều font chữ trong 
một trang trình bày.
 • Chỉ nên đưa ý chính vào mỗi trang trình diễn, các dạng đồ họa cần 
phải được lựa chọn cẩn thận, nếu không chúng sẽ gây phân tán sự chú ý hoặc tạo 
nên những quá trình tư duy lệch lạc cho học sinh.
 8.2. Những tiện ích của PowerPoint trong thiết kế bài giảng Địa lí lớp 11 - 
THPT (Ban cơ bản) theo công thức GIPO
 a. Khởi động PowerPoint
 Nhấn nút Start / Chọn Programs / Chọn PowerPoint (hoặc kích đúp chuột 
vào biểu tượng PowerPoint trên màn hình).
 b. Nhập văn bản, định dạng, hiệu chỉnh văn bản
 - Cách nhập văn bản: Có 2 cách nhập văn bản:
 + Nhập văn bản vào các mẫu có sẵn, ta chọn File / New / Design 
Template và nhập văn bản vào phần mặc định trong trang mẫu.
 + Nếu lựa chọn trang trắng, chọn Slide Layout từ phần trình bày trắng.
 - Định dạng Font chữ: Chọn đoạn văn bản cần định dạng, tô đen đoạn 
văn bản, mở thực đơn Format, chọn Font.
 - Chọn Font chữ trong danh sách Font, kiểu chữ trong Font Style, chọn 
cỡ chữ trong Size, chọn màu trong color, nhấn OK.
 - Định dạng màu nền cho các Slide: Mở thực đơn Format / Background / 
chọn màu nền tại ô Background Fill. Nếu nhấn nút Apply to all, màu nền được 
chọn sẽ áp dụng cho tất cả các Slide trong file trình chiếu.
 c. Chèn các đối tượng đồ hoạ
 * Chèn hình ảnh minh hoạ: Chọn Insert / Picture / From file / chọn file 
ảnh cần chèn / nhấn Insert.
 * Chèn một sơ đồ:
 - Từ lệnh Insert / New Slide / Slide Layout / Orgraniation / OK.
 - Gõ tiều đề vào phần giữ chỗ trong trang chiếu. Nhấn chuột vào biểu 
tượng sơ đồ tổ chức để nhập nội dung, sau khi xong nhấp Yes.
 14

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_bai_giang_dia_li_lop_11_ban_c.doc