Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế các hoạt động học tập theo phong cách học của học sinh trong dạy học chương Nitơ-Photpho (Hóa học 11) nhằm phát triển năng lực hợp tác của học sinh

pdf 68 trang sk11 06/05/2024 1700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế các hoạt động học tập theo phong cách học của học sinh trong dạy học chương Nitơ-Photpho (Hóa học 11) nhằm phát triển năng lực hợp tác của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế các hoạt động học tập theo phong cách học của học sinh trong dạy học chương Nitơ-Photpho (Hóa học 11) nhằm phát triển năng lực hợp tác của học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế các hoạt động học tập theo phong cách học của học sinh trong dạy học chương Nitơ-Photpho (Hóa học 11) nhằm phát triển năng lực hợp tác của học sinh
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 Tên đề tài: 
 THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO PHONG CÁCH HỌC 
CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG NITƠ - PHOTPHO (HÓA 
 HỌC 11) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CỦA HỌC SINH 
 LĨNH VỰC: PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC 
 Nghệ An, tháng 4 năm 2022 
 0 
 MỤC LỤC 
MỤC LỤC.i 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... iii 
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1 
 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 
 2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2 
 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu .................................................................. 2 
 4. Giả thuyết khoa học .......................................................................................... 3 
 5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3 
 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 3 
 7. Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm .............................................................. 4 
 8. Những đóng góp của đề tài ............................................................................... 4 
PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI ................................................................................. 5 
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......................... 5 
 1.1. Sơ lƣợc về lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................ 5 
 1.2. Cơ sở lý luận của đề tài .................................................................................. 7 
 1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài ............................................................................. 11 
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO PHONG CÁCH 
HỌC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG NITƠ-PHOTPHO (HÓA 
HỌC 11 THPT) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CỦA HỌC SINH
 ................................................................................................................................. 14 
 2.1. Một số quy tắc khi thiết kế các hoạt động học tập trong dạy học chƣơng 
 Nitơ-Photpho phù hợp với phong cách học ........................................................ 14 
 2.2. Quy trình thiết kế các hoạt động học tập trong dạy học chƣơng Nitơ-
 Photpho ................................................................................................................ 16 
 2.3. Thiết kế các hoạt động học tập trong dạy học chƣơng Nitơ-Photpho (Hóa 
 học 11) nhằm phát triển năng lực hợp tác của học sinh. ..................................... 17 
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ........................................................... 30 
 3.1. Mục tiêu của thực nghiệm sƣ phạm. ............................................................ 30 
 3.2. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm ................................................................... 30 
 3.3. Đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm .................................................................. 30 
 3.4. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm...................................................................... 30 
 i 
 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 
GV Giáo viên 
HS Học sinh 
PCHT Phong cách học tập 
NLHT Năng lực học tập 
NL Năng lực 
ĐC Đối chứng 
TN Thực nghiệm 
SGK Sách giáo khoa 
KN Kỹ năng 
PTHH Phƣơng trình hóa học 
TCHH Tính chất hóa học 
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 
THPT Trung học phổ thông 
PPDH Phƣơng pháp dạy học 
KTDH Kĩ thuật dạy học 
SL Số lƣợng 
TL Tỷ lệ % 
 iii 
 phát triển và thử nghiệm các phƣơng pháp điều trị y tế mới và các loại thuốc. Một 
vấn đề quan trọng nữa là vấn đề môi trƣờng. Hóa học là trung tâm của vấn đề môi 
trƣờng. Điều gì khiến một hóa chất là một chất dinh dƣỡng và một hóa chất khác 
lại gây ô nhiễm? Làm thế nào bạn có thể làm sạch môi trƣờng? Những gì qui trình 
có thể sản xuất những thứ bạn cần mà không làm tổn hại đến môi trƣờng? 
 Quan trọng là vậy nhƣng thực trạng cho thấy việc giảng dạy kiến thức hóa 
học vẫn đƣợc tiến hành theo lối “thông báo - tái hiện”. Giáo viên chủ yếu chú trọng 
vào việc hoàn thành bài giảng, phƣơng pháp dạy học theo lối truyền thụ một chiều, 
học sinh chủ yếu tiếp thu một cách thụ động, không phát huy đƣợc tƣ duy sáng tạo 
của ngƣời học. Bên cạnh đó, việc kiểm tra - đánh giá vẫn còn nhiều bất cập. Mặc 
dù đã hạn chế đựợc tình trạng học thuộc máy móc theo sách giáo khoa, song về cơ 
bản, vẫn theo lối học vẫn chỉ để thi. Việc đánh giá học sinh vẫn nặng về yêu cầu 
kiến thức, chứ chƣa chú trọng đến yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng 
và suy nghĩ sáng tạo, rèn luyện năng lực cho học sinh. 
 Cũng vì học để thi mà việc thực hiện các chuẩn kỹ năng cũng nhƣ đổi mới 
phƣơng pháp dạy học trở thành không cần thiết với đại đa số học sinh cũng nhƣ 
giáo viên. Giải pháp trong tầm giáo viên dạy môn Hóa học cho những vấn đề này 
là nghiên cứu một số biện pháp nâng cao chất lƣợng dạy và học, phát huy đƣợc 
năng lực hợp tác cho học sinh trong chƣơng trình Hóa học ở bậc THPT, chƣơng 
Nitơ-Photpho (sách giáo khoa Hóa học 11) là chƣơng có nội dung tƣơng đối phong 
phú về kiến thức hóa học, nhất là các kiến thức về chất, vật liệu, các kiến thức thực 
tiễn, công nghệ sản xuất và đời sống hàng ngày. Do đó, việc sử dụng nội dung kiến 
thức trong chƣơng Nitơ-Photpho (sách giáo khoa Hóa học 11) để vận dụng một số 
biện pháp nâng cao chất lƣợng dạy học bộ môn Hóa học và phát triển năng lực hợp 
tác cho học sinh là khả thi. 
 Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn góp phần nhỏ bé vào 
việc đổi mới, nâng cao chất lƣợng dạy và học cũng nhƣ nhằm củng cố và làm 
phong phú thêm vốn kiến thức của mình, tôi chọn đề tài: “Thiết kế các hoạt động 
học tập theo phong cách học của học sinh trong dạy học chương Nitơ-Photpho 
(Hóa học 11) nhằm phát triển năng lực hợp tác của học sinh” 
2. Mục đích nghiên cứu 
 Thiết kế đa dạng các hoạt động học trong dạy học chƣơng Nitơ-Photpho, giúp 
ngƣời học đƣợc đƣa vào hoạt động giảng dạy phù hợp nhất với khả năng và sở 
thích của mình, từ đó phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân cũng nhƣ phát triển 
đƣợc năng lực hợp tác cho học sinh. 
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 
 3.1. Đối tượng nghiên cứu 
 - Phong cách học tập của học sinh phổ thông. 
 - Quá trình sử dụng các hoạt động giúp học sinh phát triển năng lực hợp tác. 
 2 
 6.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 
 Thu thập và thống kê dữ liệu từ kết quả của tất cả các thí nghiệm sau đó xử lý 
dữ liệu bằng phần mềm SPSS. 
7. Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm 
 Đề tài đƣợc nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm sƣ phạm rộng rãi tại các 
trƣờng từ năm học 2020 -2021. 
 Quá trình hoàn thiện dữ liệu và đề án vào năm học 2021 - 2022. 
8. Những đóng góp của đề tài 
 Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc thiết kế các hoạt động học tập 
trong dạy học chƣơng Nitơ-Photpho phù hợp với phong cách học của học sinh 
nhằm giúp học sinh phát triển năng lực hợp tác. 
 Đề tài xây dựng các hoạt động học tập phù hợp với khả năng tƣ duy và mức 
độ hứng thú của học sinh, từ đó lựa chọn quy trình luyện tập hiệu quả sẽ giúp phát 
triển năng lực hợp tác của học sinh. 
 4 
 khá phổ biến các nƣớc tƣ bản. Việc học tập hợp tác nhóm có Joseph Lancaster và 
Andrew Bell đã thực nghiệm và triển khai rộng ở Anh. 
 Thế kỷ XIX, điển hình ở Mỹ có Fancis Parker (bang Massachusetts) cho rằng: 
 Học tập hợp tác là chính quá trình học tập thực hiện trên tinh thần chia sẻ 
trong nhóm, lớp với tất cả tình cảm và trí tuệ, nhờ đó việc học sẽ không bao giờ bị 
nhàm chán, niềm vui và động lực lớn nhất của HS là cùng nhau chia sẻ thành quả 
học tập với các bạn trong nhóm học tập và với tinh thần giúp đỡ lẫn nhau. 
 Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, J. Dewey (1991) khi nói về khía cạnh xã hội 
của việc học tập thì cho rằng: Muốn học cách cùng chung sống trong xã hội thì 
ngƣời học phải trải nghiệm trong cuộc sống, hợp tác ngay từ trong nhà trƣờng [39]. 
 Glasser (1969) và Colenam (1972) đã nhấn mạnh vai trò của hợp tác khi tuyên 
bố: Mục tiêu chính của nhà trƣờng là giáo dục học sinh trở thành những ngƣời biết 
cách hợp tác với ngƣời khác thông qua việc quan sát sự tƣơng tác, sự tranh đua với 
nhau trong các trƣờng học tại Mỹ. 
 Năm 1994, nhà giáo dục Ấn Độ Raja Roy Singh, đã đề cập đến nhiều nội dung 
cho giáo dục thế kỷ XXI. Song, vấn đề đƣợc đề cập nhiều hơn cả về giáo dục con 
ngƣời là hình thành cho họ NL sáng tạo, có kỹ năng hợp tác chung sống với ngƣời 
khác, biết gắn bó con ngƣời với xã hội trong giới hạn toàn cầu hóa và sự phụ thuộc 
lẫn nhau ngày càng sâu rộng. Theo ông, một trong những phƣơng pháp dạy học đạt 
đƣợc mục tiêu trên là mô hình dạy học hợp tác, học tập từ bạn bè, từ cộng đồng, từ 
lao động và các hoạt động xã hội, sự hoàn thiện của hoạt động học là sự chia sẻ, 
ngƣời ta càng học thì lại càng khát khao đƣợc chia sẻ [25]. 
 Trong cuốn “Quản lý hiệu quả lớp học”, Robert J.Marzano (2011), (ngƣời 
dịch Phạm Trần Long) cho rằng, trong ba vai trò của giáo viên đứng lớp: Lựa chọn 
biện pháp giảng dạy, thiết kế chƣơng trình giảng dạy và áp dụng các biện pháp 
quản lý lớp học hiệu quả, thì quản lý lớp học là nền tảng. Giáo viên phải tổ chức 
đƣợc các hoạt động để phát huy tính tích cực, tự giác và chủ động, giúp học sinh 
“tƣ duy qua từng bƣớc” để rèn kỹ năng xã hội và giải quyết vấn đề, trong đó nhấn 
mạnh phƣơng pháp học theo nhóm [48]. 
 Nghiên cứu về dạy học hợp tác trong trƣờng học còn có nhiều tác giả khác 
nhƣ Albert Bandura với lí thuyết học tập “Sự làm việc đồng đội” mang tính xã hội; 
Jean Piaget với học thuyết “Sự giải quyết mâu thuẫn” [44], Palincar và Brown với 
phƣơng pháp dạy lẫn nhau [33]. Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu khác 
của các tác giả Slavin (1990) [53], Rosenshine, Meister (1994) [51] và Renkl 
(1995) [47]. 
 Nhƣ vậy, qua việc tìm hiểu lịch sử nghiên cứu trên thế giới về dạy học hợp 
tác, chúng ta thấy rằng tất cả các nghiên cứu đều khẳng định lợi ích của việc học 
tập hợp tác. Hợp tác là một trong các NL thiết yếu của ngƣời học. Trên cơ sở học 
tập hợp tác ngƣời học vừa tiếp thu, lĩnh hội tri thức một cách đầy đủ vừa giúp 
 6 
 hành động và trải nghiệm những gì họ đang cố gắng học hỏi. Những ngƣời thuộc 
phong cách này thƣờng có tƣ duy cởi mở, họ ít có sự thiên vị (Bias) cố hữu trong 
suy nghĩ. Họ thích động não và cởi mở trong các cuộc thảo luận nhóm và giải 
quyết vấn đề. Ngƣời thuộc nhóm hoạt động sẽ nói: "Hãy để mọi thứ diễn ra và xem 
kết quả sau đó, tôi có thể thử nó không?" 
 - Phong cách phản ánh (Reflector) thích suy nghĩ về những gì họ đã học. Họ 
muốn tìm hiểu kỹ mọi thứ trƣớc khi thử chúng. Họ học tốt nhất bằng cách quan sát 
mọi ngƣời và suy nghĩ về những gì đang xảy ra. Những ngƣời này quan sát từ bên 
ngoài và thu thập dữ liệu, sau đó tổng hợp nhiều kinh nghiệm mà họ nhận thức 
đƣợc và đƣa ra kết luận phù hợp. Ngƣời thuộc phong cách phản ánh sẽ nói: "Hãy 
để tôi suy nghĩ về điều này một chút, đừng vội kết luận / hành động". 
 - Phong cách lí luận (Theorist) muốn tìm hiểu lý thuyết cơ bản về các giải 
pháp và hành động. Họ thích làm theo các mô hình và sự kiện thực tế. Họ thích 
những câu chuyện và câu trích dẫn, và họ coi trọng thông tin cơ bản. Họ muốn 
hiểu cách học phù hợp với cơ sở hiện có của họ và những lý thuyết mà họ đã biết. 
Họ có thể không thoải mái với những điều không phù hợp với sự thật mà họ đã 
biết. Ngƣời thuộc phong cách lý luận thƣờng nói: “Nhƣng làm thế nào điều này 
phù hợp với [x]? Tôi có thể hiểu các nguyên tắc đằng sau điều này tốt hơn một 
chút ”. 
 - Phong cách thực tế (Pragmatist) quan tâm đến những gì hoạt động trong thế 
giới thực, họ muốn biết cách đƣa những gì học đƣợc vào thực tế. Họ không quan 
tâm đến những khái niệm trừu tƣợng, họ chỉ muốn biết nó có hiệu quả hay không. 
Họ kiểm tra các lý thuyết, ý tƣởng và kỹ thuật và dành thời gian suy nghĩ về những 
gì họ đã hoàn thành dựa trên thực tế. Ngƣời theo chủ nghĩa thực tế sẽ nói: “Nó áp 
dụng nhƣ thế nào trong thực tế? Tôi thấy nó không phù hợp với thực tế ". Theo 
Peter Honey và Alan Mumford, phong cách học này sẽ giúp chúng ta học tốt hơn, 
thú vị hơn. 
 Ngƣời học với các phong cách học tập khác nhau có những đặc điểm khác 
nhau trong phong cách học tập của họ. Đặc điểm của ngƣời học tƣơng ứng với các 
phong cách học tập khác nhau là cơ sở để thiết kế các hoạt động dạy học nhằm 
phát huy tối đa ƣu điểm của từng phong cách học tập của ngƣời học, từ đó giúp 
học sinh tự chiếm lĩnh tri thức. 
 1.2.1.3. Vai trò của dạy học dựa trên cách học của học sinh 
 a) Đối với học tập: Phát huy tối đa tiềm năng học tập của ngƣời học; Nắm 
đƣợc phƣơng pháp học tập phù hợp để đạt kết quả học tập tốt nhất và đạt điểm cao 
hơn trong các kỳ thi, bài kiểm tra; Giảm căng thẳng của ngƣời học; Giúp ngƣời 
học có những biện pháp và chiến lƣợc học tập hiệu quả hơn. 
 b) Đối với ngƣời học: Giúp ngƣời học tự tin, tự chủ hơn; Tối đa hóa khả năng 
nhận thức và kỹ năng của ngƣời học; Khai thác tối đa sức mạnh trí não của mỗi cá 
nhân; Nhận thức sâu sắc ƣu khuyết điểm của bản thân, từ đó phát huy mặt tích cực, 
khắc phục hạn chế; Hình thành động cơ học tập tích cực. 
 8 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_cac_hoat_dong_hoc_tap_theo_ph.pdf