Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế hoạt động khởi động trong một số bài dạy học Giáo dục Quốc phòng và An ninh lớp 11 nhằm phát huy phẩm chất năng lực cho học sinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế hoạt động khởi động trong một số bài dạy học Giáo dục Quốc phòng và An ninh lớp 11 nhằm phát huy phẩm chất năng lực cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế hoạt động khởi động trong một số bài dạy học Giáo dục Quốc phòng và An ninh lớp 11 nhằm phát huy phẩm chất năng lực cho học sinh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT TÂN KỲ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG MỘT SỐ BÀI DẠY HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH LỚP 11 NHẰM PHÁT HUY PHẨM CHẤT NĂNG LỰC CHO HỌC SINH Nhóm tác giả : 1. Nguyễn Xuân Thủy – Trường THPT Tân Kỳ 2. Trần Sơn Giang – Trường THPT Tân Kỳ 3. Cao Văn Long – Trường THPT Diễn Châu 5 Tổ chuyên môn : Xã hội Số ĐT cá nhân : 0948 631 641; 0919524707; 0369869569 Tân Kỳ, năm 2022 2.2.2.Cách thức tiến hành....................................................................................13 2.2.3. Ví dụ minh họa..........................................................................................13 2.3. Sử dụng phương pháp đóng vai khi thiết kế hoạt động khởi động...............13 2.3.1. Mục đích....................................................................................................13 2.3.2.Cách thức tiến hành....................................................................................14 2.2.3. Ví dụ minh họa..........................................................................................14 2.4. Vận dụng kiến thức văn học khi thiết kế hoạt động khởi động....................15 2.4.1.Mục đích.....................................................................................................15 2.4.2. Cách thức tiến hành...................................................................................15 2.4.3. Ví dụ minh họa..........................................................................................16 2.5. Khai thác phim tư liệu trong việc thiết kế hoạt động khởi động ..................16 2.5.1. Mục đích....................................................................................................16 2.5.2.Cách thức tiến hành....................................................................................16 2.5.3. Ví dụ minh họa .........................................................................................16 3.1. Mục đích của thực nghiệm ...........................................................................17 3.2. Phương pháp thực nghiệm............................................................................17 3.3. Nội dung thực nghiệm..................................................................................17 3.4. Tổ chức thực nghiệm....................................................................................17 3.5. Kết quả thực nghiệm ....................................................................................36 PHẦN III. KẾT LUẬN .....................................................................................38 1. Qúa trình nghiên cứu.......................................................................................38 2. Ý nghĩa của đề tài............................................................................................38 3. Khả năng áp dụng............................................................................................39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................40 PHỤ LỤC ...........................................................................................................41 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Nhiều nước trên thế giới đã có sự thay đổi mạnh mẽ theo hướng chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển năng lực người học. Ở Việt Nam tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Đổi mới chương trình, nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn” . Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XI về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc”. Vì vậy, trong dạy học, giáo viên cần quan tâm đổi mới phương pháp dạy học để người học có cơ hội tự cập nhật tri thức và phát triển năng lực bản thân. Trong đó, việc tổ chức một cách hiệu quả các hoạt động học tập để “kích hoạt” tinh thần học tập của học sinh là rất quan trọng. Thông thường, mỗi bài học nói chung và bài học giáo dục quốc phòng và an ninh nói riêng đều được thiết kế thành các hoạt động nối tiếp nhau, đó là: Hoạt động khởi động; Hoạt động hình thành kiến thức; Hoạt động luyện tập; Hoạt động vận dụng tìm tòi, mở rộng. Như vậy, hoạt động khởi động là hoạt động đầu tiên của một bài học, có thể coi là bước “trải đệm” để dẫn dắt học sinh vào bài mới tốt hơn. Trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, tất yếu giáo viên cần coi trọng hoạt động khởi động sao cho tạo được ấn tượng đầu tiên tốt đẹp nhất giúp học sinh chủ động, tự tin khám phá kiến thức. Khởi động là hoạt động đầu tiên tác động đến cảm xúc, trí tuệ của người học trong toàn tiết học, có vai trò rất lớn giúp tiết dạy thành công. Hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết học. Nếu tổ chức tốt hoạt động này sẽ tạo một tâm lí hưng phấn, tự nhiên để “lôi kéo” học sinh vào tiết học, tạo ra không khí vui vẻ giúp học sinh tiếp cận nội dung bài học. Hơn nữa, nếu hoạt động khởi động càng đa dạng thì sẽ luôn tạo nên những bất ngờ thú vị cho học sinh, người học sẽ không còn cảm giác nặng nề, mệt mỏi, lo lắng, nhàm chán như khi giáo viên kiểm tra bài cũ. Các em sẽ thoải mái tham gia vào hoạt động học tập, giờ học vì thế sẽ giảm bớt căng thẳng, khô khan. Chính vì vậy, việc tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo để tổ chức các hoạt động khởi động là điều rất cần thiết trong mỗi tiết học. Với ý nghĩa đó, trong những năm qua chúng tôi luôn quan tâm, tìm tòi đổi mới để tìm ra cách khởi động bài học hấp dẫn, đúng yêu cầu và đem lại hiệu quả cho từng tiết dạy. Chính vì vậy, chúng tôi viết đề tài 1 6. Tính mới của đề tài - Đề tài đề xuất thiết kế một số hoạt động khởi động áp dụng trong dạy học một số bài dạy môn giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11 nhằm nâng cao hiệu quả trong việc dạy học. Là đề tài đầu tiên được áp dụng tại trường THPT Tân Kỳ và trường THPT Diễn Châu 5. - Thông qua hoạt động khởi động đã góp phần phát huy phẩm chất năng lực cho người học. Tạo mối quan hệ gắn kết giữa giáo viên và học sinh, tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính tích cực, sáng tạo trong học tập. 3 giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức (tự chiếm lĩnh kiến thức) với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”. Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như: học cá nhân, học nhóm, học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học. Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng CNTT trong dạy học. Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất: dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn... Thứ hai: chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới... Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo. Thứ ba: tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và 5 nội dung cơ bản của bài. Thứ năm. HĐKĐ giúp GV và HS có cơ hội hiểu nhau hơn, giúp phá tan sự lo lắng, e ngại ban đầu của người học đối với GV, thu hút HS vào việc học chủ động, tích cực, tạo tâm thế và kiến thức cần thiết cho bài mới. Như vậy, khởi động tốt của mỗi tiết học giúp HS hứng thú, hăng hái trong học tập, thuận lợi cho hoạt động hình thành kiến thức ở phần sau. Nhưng GV cần lưu ý, kết thúc hoạt động này, GV không “chốt” về nội dung kiến thức của bài mà chỉ giúp HS phát biểu được vấn đề học tập để chuyển sang các hoạt động tiếp theo. Qua đó tiếp tục hoàn thiện câu trả lời hoặc giải quyết được vấn đề trong suốt quá trình dạy học. 1.1.4 Một số vấn đề về tổ chức hoạt động khởi động trong dạy học 1.1.4.1. Những yêu cầu của hoạt động khởi động Để HĐKĐ góp phần vào hiệu quả của bài học khi thực hiện, GV cần đảm bảo những yêu cầu sau: Thứ nhất. HĐKĐ phải gắn chặt với nội dung cơ bản của bài học để giúp định hướng tư duy HS vào nội dung chính ngay từ đầu, tránh bị phân tán vào các vấn đề lan man, không cần thiết, làm giảm hiệu quả bài học. Thứ hai. HĐKĐ phải phù hợp với trình độ HS và điều kiện dạy học của nhà trường. Thứ ba. GV cần lựa chọn các tình huống, những câu hỏi đắt giá để giúp HS động não chứ không nên đưa những câu hỏi mờ nhạt, đưa ra rồi không giải quyết. Làm như vậy sẽ không phát huy được tính tích cực học tập của HS. Thứ tư. Kết thúc HĐKĐ, GV cần bố trí thời gian thích hợp để HS bày tỏ quan điểm cũng như sản phẩm hoạt động của mình. Đây cũng là dịp để GV đánh giá sự nỗ lực của các thành viên trong lớp. Qua đây, các em có hứng thú học tập, có động lực để thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo, có sự tự tin trước tập thể, phát triển các năng lực của bản thân. 1.1.4.2. Một số lưu ý khi thực hiện hoạt động khởi động Chúng ta biết rằng việc tạo hứng thú cho học sinh với bài học ngay từ những phút đầu tiên là điều rất quan trọng. Bởi thông qua hoạt động khởi động giáo viên sẽ kiểm tra quá trình học sinh nắm bài cũ cũng như thiết lập mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên và học sinh. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cần lưu ý những vấn đề sau: - Định lượng thời gian: Đây là khâu quan trọng để đảm bảo tiến trình giờ học. Tùy vào nội dung bài học để giáo viên định lượng thời gian, tránh tình trạng khởi động quá nhiều thời gian, làm ảnh hưởng đến quá trình chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng. - Xác định mục tiêu khởi động: Hoạt động khởi động phải xác định rõ mục 7
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_hoat_dong_khoi_dong_trong_mot.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế hoạt động khởi động trong một số bài dạy học Giáo dục Quốc phòng và A.pdf