Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” phần Thực vật – Sinh học 11, THPT

docx 42 trang sk11 02/07/2024 940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” phần Thực vật – Sinh học 11, THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” phần Thực vật – Sinh học 11, THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” phần Thực vật – Sinh học 11, THPT
 PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
 Giáo dục và đào tạo đã từ lâu là một yếu tố rất quan trọng, thiết yếu trong việc phát 
triển của một đất nước. Không chỉ riêng ở Việt Nam, các quốc gia trên thế giới đều 
lấy giáo dục làm quốc sách hàng đầu. Ở nước ta hiện nay, giáo dục và đào tạo đang là 
vấn đề được nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm. Việc đào tạo con người – đào tạo 
nguồn lực lao động đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển 
kinh tế, văn hóa, xã hội. Luật Giáo Dục, điều 28.2 đã ghi ―Phương pháp Giáo Dục 
phổ thong phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sang tạo của học sinh; phù hợp 
với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng 
làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động 
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập‖.
 Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, một trong những phương pháp nghiên cứu 
chủ yếu là quan sát và thí nghiệm. Thí nghiệm trong dạy học sinh học có thể nghiên 
cứu trên lớp, phòng thí nghiệm, vườn trườngcó thể do giáo viên biểu diễn hoặc học 
sinh thực hiện. Nội dung chủ yếu của chương trình Sinh học 11 là những kiến thức về 
các quá trình sinh lý cơ bản như chuyển hóa vật chất và năng lượng, tính cảm ứng, 
sinh trưởng và phát triển, sinh sản trong cơ thể thực vật, động vật; ảnh hưởng của các 
nhân tố sinh thái lên các quá trình đó và các nguyên tắc ứng dụng vào thực tiễn sản 
xuất và cuộc sống. Chính vì vật, phương pháp thực hành thí nghiệm là một trong 
những phương pháp có nhiều ưu thế việc thực hiện mục tiêu đào tạo.
 Mặt khác, thực tế giảng dạy sinh học ở nhà trường phổ thông hiện nay, đa số giáo 
viên chưa thực sự chú trọng đến phương pháp thực hành đặc biệt là thực hành thí 
nghiệm, chưa gắn việc giảng dạy lý thuyết với thực hành. Vì vậy, học sinh chưa được 
tạo điều kiện để bồi dưỡng phát triển năng lực tư duy, năng lực thực nghiệm, năng lực 
hoạt động tự lực, sáng tạo.
 Một trong những phương hướng để gắn lí thuyết với thực hành, khắc phục thực 
trạng trên, giúp học sinh nắm vững các kiến thức, kĩ năng cơ bản về lý thuyết và thực 
nghiệm của môn Sinh học đó là việc sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy 
học. Thông qua việc giải bài tập thực hành thí nghiệm, học sinh được bồi dưỡng, phát 
triển năng lực tư duy, năng lực thực nghiệm, năng lực hoạt động tự lực, sáng tạo, bộc 
lộ rõ khả năng sở trường, sở thích về sinh học. Như vậy, giải các bài tập thực hành thí 
nghiệm là một hình thức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng học tập, đây cũng là 
một trong những biện pháp để phát hiện và bồi dưỡng những học sinh khá, giỏi về 
sinh học. Mặt khác, giúp các em biết vận dụng các kiến thức sinh học vào đời sống 
sản xuất đáp ứng yêu cầu giáo dục tổng hợp cho học sinh khi ra trường và tiếp tục
 1 - Nghiên cứu tổng quan các tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng và nhà 
nước trong công tác giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học, các tài liệu lý luận 
dạy học, đặc biệt là dạy học bằng bài tập thực hành thí nghiệm làm cơ sở cho việc vận 
dụng vào dạy – học chương ―Chuyển hóa vật chất và năng lượng‖ phần thực vật – 
Sinh học 11.
 - Nghiên cứu các tài liệu về hệ thống kĩ năng của học sinh trung học phổ thông làm 
cơ sở để xác định một số kĩ năng tư duy thực nghiệm cơ bản cần rèn luyện.
 - Nghiên cứu SGK Sinh học 11 và các tài liệu tham khảo về Sinh học cơ thể làm 
cơ sở cho việc xác định nội dung có thể thiết kế bài tập thực hành thí nghiệm.
6.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
 Điều tra trên đối tượng học sinh, đánh giá qua thái độ trên lớp và kết quả các bài 
kiểm tra
7. Phạm vi nghiên cứu
 - Học sinh khối 11 các trường THPT trên phạm vi huyện nhà
8. Đóng góp của đề tài
 - Thiết kế được 33 bài tập thực hành thí nghiệm và phân thành 4 nhóm tương ứng 
với rèn luyện 4 kỹ năng tư duy thực nghiệm: Phân tích thí nghiệm, só sánh kết quả thí 
nghiệm, phán đoán kết quả thí nghiệm và thiết kế thí nghiệm.
 - Vận dụng quy trình sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm để rèn luyện một số kỹ 
năng tư duy thực nghiệm cho học sinh. Từ chỗ đơn giản hóa kiến thức, học sinh sẽ 
hiểu sâu và nhớ lâu kiến thức, học sinh được thỏa sức sáng tạo theo cách riêng của 
mình, giúp học sinh tự tin vào bản thân hơn và kích thích được hứng thú trong quá 
trình học tập
 - Rèn luyện thói quen tự nghiên cứu, tự tìm hiểu và buộc học sinh tư duy khi học 
bài, hạn chế tình trạng đa số học sinh hiện nay là việc học phụ thuộc rất nhiều vào 
giáo viên, học một cách thụ động, máy móc.
 3 thích tính tích cực tự lực, trí thông minh, tài sáng tạo, tháo vát, của từng học sinh. 
Đây cũng là một trong những biện pháp để phát hiện ra đúng những học sinh khá, giỏi 
về bộ môn.
 Thông qua bài tập thực hành thí nghiệm sẽ tạo ra học sinh khả năng tổng hợp kiến 
thức lý thuyết và thực nghiệm, các kĩ năng hoạt động trí óc và thực hành một cách 
khéo léo, các vốn hiểu biết về vật lý, kỹ thuật và thực tế đời sống nhằm phát huy tốt 
nhất khả năng suy luận, tu duy lôgic.
 Với bài tập thực hành thí nghiệm, học sinh có thể đề xuất các phương án thí 
nghiệm khác nhau gây ra không khí tranh luận sôi nổi.
1.1.2. Phƣơng pháp sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy – học Sinh 
học
1.1.2.1. Sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong khâu nghiên cứu bài học mới
 Trong khâu nghiên cứu bài học mới, bài tập thực hành thí nghiệm được dùng như 
một bài tập tình huống, bài tập nhận thức, đặt ra một vấn đề mới mà khi học xong học 
sinh sẽ lĩnh hội được kiến thức mới và hình thành nên kĩ năng mới. Học sinh phải tự 
mình tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, phân tích thí nghiệm,để rút ra kết 
luận có giá trị nhận thức mới. Vai trò của giáo viên là hướng dẫn học sinh phân tích 
kết quả, tìm ra mối quan hệ nhân quả bằng các câu hỏi định hướng. Bài tập này 
thường đưa ra khi nghiên cứu một nội dung mới, vấn đề mới.
1.1.2.2. Sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong khâu củng cố - hoàn thiện 
kiến thức
 Các bài tập thực hành thí nghiệm được sử dụng trong khâu hoàn thiện kiến thức 
thường được tiến hành sau khâu dạy bài mới, vào cuối tiết học, giờ thực hành, ngoại 
khóa, ôn tập cuối chương, cuối học kỳ hoặc ôn tập cuối năm,
1.1.2.3. Sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong khâu kiểm tra đánh giá
 Công việc kiểm tra có thể thực hiện thông qua các bài tập thực hành thí nghiệm vì 
vừa có tác dụng kiểm tra được kiến thức, vừa kiểm tra được kĩ năng, vừa sinh động 
hấp dẫn đối với học sinh.
1.1.2.4. Những lưu ý khi sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm
 Bài tập thực hành thí nghiệm có thể dùng dưới nhiều dạng khác nhau:
 Dạng 1: Bài tập yêu cầu HS sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, hóa chất cần thiết và 
đối tượng (cây, hạt) để làm thí nghiệm.
 Dạng 2: Bài tập chỉ được giải bằng lý thuyết (mang tính chất thí nghiệm tưởng 
tượng hay còn gọi là thí nghiệm giấy – bút).
 5 + Kỹ năng phán đoán là năng lực sử dụng các dữ kiện, các tri thức hay khái niệm 
thuộc lĩnh vực chuyên môn đã có; vận dụng chúng để phát hiện ra các thuộc tính bản 
chất của sự vật, hiện tượng; đưa ra những phán đoán, nhận định nhằm giải quyết các 
nhiệm vụ học tập.
 + Suy luận là một hình thức của tư duy. Từ 1 hay nhiều phán đoán đã có, rút ra 
được 1 phán đoán mới theo các quy tắc logic xác định.
 - Kỹ năng thiết kế thí nghiệm: Khi thiết kế thí nghiệm. học sinh có thể dựa vào các 
dụng cụ thí nghiệm cho sẵn hoặc các em có thể tự nghĩ ra các dụng cụ đơn giản để 
làm thí nghiệm chứng minh cho 1 mệnh đề nào đó đề bài đưa ra.
1.1.3.3. Các yêu cầu khi sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm để rèn luyện một số 
kỹ năng tư duy thực nghiệm cho học sinh
 - Phải phù hợp với nội dung chương trình, bài học.
 - Gần gũi với đời sống thực tiễn của học sinh.
 - Phải phù hợp với trình độ của học sinh.
 - Các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm đơn giản, dễ tìm, các thao tác thí nghiệm không 
quá khó.
 - Tạo khả năng để học sinh đưa ra nhiều giải pháp khi giải bài tập.
 - Rèn luyện được một số kỹ năng tư duy thực nghiệm.
 - Khắc sâu được một số kiến thức lý thuyết nhất định.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Thực trạng dạy học Sinh học
1.2.1.1. Thực trạng giảng dạy của giáo viên
 Tôi sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến của 16 giáo viên thuộc trường THPT. Kết quả 
thăm dò thu được như bảng 1.1 và bảng 1.2:
 Bảng 1.1. Kết quả điều tra về phương pháp giảng dạy của giáo viên
 STT Phƣơng pháp Mức độ sử dụng
 Thƣờng Không Không sử 
 xuyên thƣờng dụng
 xuyên
 SL TL% SL TL% SL TL%
 1 Thuyết trình 0 0 9 56,25 7 43,75
 7 Bảng 1.3. Kết quả điều tra về học tập của học sinh
 Các chỉ tiêu Mức độ Số lƣợng Tỉ lệ %
1. Yêu thích bộ A. Có 66 34,74
môn
 B. Bình thường 78 41,05
 C. Không 46 24,21
2. Lí do yêu thích A. Thầy dạy hay 15 22,73
bộ môn
 B. Dễ học 7 10,61
 C. Có tính thực tiễn cao 34 51,52
 D. Có tác dụng với nghề 10 15,14
 nghiệp sau này
3. Lí do không yêu A. Thầy dạy chán 19 41,3
thích
 B. Khó học 13 28,26
 C. Trừu tượng, xa thực tiễn 8 17,39
 D. Không có tác dụng với 6 13,05
 nghề nghiệp sau này
4. Cảm nhậnvề A. Giờ học đầy hứng thú 43 22,63
giờ học Sinh học
 B. Giờ học bình thường 89 46,84
 C. Giờ học ít hứng thú 37 19,47
 D. Giờ học nhàm chán 21 11,06
5. Hoạt động của A. Nghe giảng, ghi chép, xây 54 28,42
học sinh trong giờ dựng bài
học Sinh học
 B. Nghe giảng, ghi chép, 67 35,26
 không xây dựng bài
 C. Nghe giảng, không ghi 54 28,42
 chép, thỉnh thoảng nói 
 chuyện riêng
 D. Làm việc khác (đọc 15 7,9
 truyện, học bài môn khác)
 9 pháp phát huy tính tích cực của học sinh còn lúng túng trong triển khai. Mặt khác, cơ 
sở vật chất, trang thiết bị sử dụng dạy các bài thực hành, tiến hành thí nghiệm còn 
thiếu.
 + Nhiều giáo viên chưa chú trọng rèn luyện các kỹ năng học tập cho học sinh
 + Các trường chưa có các biện pháp khuyến khích giáo viên và học sinh đổi mới 
phương pháp dạy – học theo hướng tích cực.
 - Về phía học sinh:
 + Năng lực học sinh không đồng đều nên việc tổ chức các bài tập thực hành thí 
nghiệm còn nhiều khó khăn.
 + Từ lâu phương pháp dạy học bị động: giáo viên đưa ra kiến thức, học sinh nghe 
và ghi chép lại đã ăn sâu vào tiềm thức của học sinh nên việc triển khai phương pháp 
này gặp nhiều khó khăn do tâm lý ngại khó của học sinh.
 + Mặt khác, do hiện nay chương trình học chính khóa khá nặng, lại thêm tình trạng 
các em học phụ đạo thêm ngoài giờ chiếm khá nhiều thời gian nên việc tiến hành các 
bài tập thí nghiệm dài gặp khá nhiều khó khăn.
 - Nguyên nhân khách quan:
 + Môn Sinh chỉ được vận dụng để thi khối B nên khó chọn nghề, chọn trường để 
thi so với các môn khoa học tự nhiên khác. Vì vậy, các em chỉ xem môn Sinh là môn 
phụ và không giành thời gian, công sức nhiều để đầu tư học tập.
 + Do phân phối chương trình chưa hợp lý, chặt chẽ, một số tiết học có thể sử dụng 
thêm thí nghiệm thực hành thì dung lượng kiến thức quá nặng.
 + Chế độ thi cử còn nặng nề về lý thuyết, chưa quan tâm đến thực hành. Những 
dạng bài tập thực hành thí nghiệm thông thường chỉ bắt gặp trong các đề thi Olympic.
1.2.2. Mục tiêu chƣơng “Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng” phần thực vật – 
Sinh học 11
1.2.2.1. Mục tiêu
- Kiến thức:
 + HS có được những tri thức về quá trình sinh học cơ bản chủ yếu của thực vật: 
Trao đổi nước, khoáng ở thực vật với ba con đường hấp thu nước ở rễ, vận chuyển 
nước ở thân, thoát hơi nước ở lá, quá trình quang hợp, hô hấp, các yếu tố ảnh hưởng 
đến quang hợp, hô hấp và ứng dụng trong việc tăng năng suất cây trồng.
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_va_su_dung_bai_tap_thuc_hanh.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học chương “Chuyển.pdf