Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng một số bài kiểm tra đánh giá quá trình chương Sinh sản – Sinh học 11 theo hướng phát triển năng lực học sinh

docx 29 trang sk11 29/06/2024 970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng một số bài kiểm tra đánh giá quá trình chương Sinh sản – Sinh học 11 theo hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng một số bài kiểm tra đánh giá quá trình chương Sinh sản – Sinh học 11 theo hướng phát triển năng lực học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng một số bài kiểm tra đánh giá quá trình chương Sinh sản – Sinh học 11 theo hướng phát triển năng lực học sinh
 MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................................................2
I. Lời giới thiệu .................................................................................................................................3
II. Tên sáng kiến ................................................................................................................................3
IV. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến ........................................................................................................4
V. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến.........................................................................................................4
VI. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử ...........................................................4
VII. Mô tả bản chất sáng kiến...........................................................................................................4
NỘI DUNG LÝ THUYẾT ...............................................................................................................6
 1. Kỹ thuật đánh giá quá trình ......................................................................................................6
 1.1. Đánh giá quá trình thông qua các bài kiểm tra trong lớp học.........................................6
 1.2. Đánh giá quá trình thông qua vấn đáp, thảo luận ...........................................................7
 1.3. Đánh giá quá trình thông qua quan sát trong quá trình dạy học.....................................8
 1.4. Đánh giá quá trình thông qua sản phẩm, tài liệu viết (bài tập về nhà, báo cáo, bài luận)
 ..................................................................................................................................................9
 1.5. Đánh giá quá trình thông qua hồ sơ học tập...................................................................10
 1.6. Đánh giá quá trình qua học sinh tự đánh giá..................................................................10
 2. TỔ CHỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH...............................................................12
 2.1. Quy trình tổ chức kiểm tra đánh giá quá trình................................................................12
 2.2. Tổ chức sử dụng bảng hướng dẫn chấm ( bảng kiểm) ...................................................14
 2.3. Vận dụng quy trình để thiết kế kế hoạch bài dạy.............................................................15
VIII. Khả năng áp dụng của sáng kiến ...........................................................................................25
IX. Những thông tin cần được bảo mật ..........................................................................................26
X. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến ............................................................................26
XI. Đánh giá lợi ích thu được hoặc lợi ích có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của 
tác giả..............................................................................................................................................26
 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
I. Lời giới thiệu
 Đánh giá quá trình là một hình thức đánh giá nhằm đánh giá sự tiến bộ của HS trong 
học tập, thông qua đánh giá quá trình giúp cho việc thu nhận thông tin phản hồi từ người 
học, nhờ đó người học có thể tự điều chỉnh quá trình học tập, người dạy có thể điều chỉnh 
quá trình dạy nhằm giúp cho HS thu nhận kiến thức tốt hơn. Ngoài ra, thông qua đánh giá 
quá trình HS có cơ hội tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong quá trình học tập.
 Môn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, việc đánh giá trình độ, khả năng của HS 
không chỉ nên dừng ở mức đánh giá về mặt kiến thức mà quan trọng phải tiến tới đánh giá 
các kỹ năng khác như khả năng thực nghiệm, khả năng quan sát, khả năng tìm tòi, khả năng 
tự học...Trong bộ môn Sinh học nói chung và Sinh học 11 nói riêng việc HS đánh giá lẫn 
nhau và HS tự đánh giá được các khả năng của HS là vô cùng thiết yếu bởi trong quá trình 
làm thí nghiệm HS phải tự mình tiến hành các bước, quy trình thí nghiệm một cách độc lập, 
nếu HS tự biết được khả năng của mình đến đâu thì việc làm độc lập trở nên đơn giản hơn 
bởi các em đã có kế hoạch cụ thể cho mình để phát huy điểm mạnh hạn chế mặt còn yếu. 
 Vì vậy để đánh giá năng lực của người học, cần đặc biệt nhấn mạnh đến đánh giá 
quá trình học. Việc đánh giá quá trình học kết hợp với đánh giá kết quả học sẽ đem đến 
cho giáo viên những thông tin phản hồi để điều chỉnh hoạt động dạy học. Để góp phần 
nâng cao hiệu quả của KTĐG cùng như bài giảng của GV và giúp học sinh THPT tự khám 
phá và phát triển năng lực bản thân, tôi đã viết sáng kiến kinh nghiệm: “Thiết kế và sử dụng 
một số bài kiểm tra đánh giá quá trình chương Sinh sản – Sinh học 11 theo hướng phát 
triển năng lực học sinh” 
II. Tên sáng kiến
Thiết kế và sử dụng một số bài kiểm tra đánh giá quá trình chương Sinh sản – Sinh học 11 
theo hướng phát triển năng lực của học sinh.
III. Tác giả sáng kiến 
Họ và tên: Lê Thị Thúy Nga 
 3 Mục tiêu kiểm tra đánh giá
 Phân tích nội dung bài học
 Bài kiểm tra
 Bảng hướng dẫn chấm
2.2. Chuẩn kiến thức, kỹ năng theo chương trình hiện hành
a. Kiến thức
- Khái niệm sinh sản và các hình thức sinh sản ở thực vật.
- Cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống vô tính và vai trò của sinh sản vô tính đối với 
đời sống thực vật và con người.
- Khái niệm về sinh sản hữu tính. Sự hình thnh hạt phấn, ti phơi, sự thụ tinh kp v kết quả của sự thụ tinh.
- Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật. Ưu điểm , nhược điểm của sing sản vô tính ở động vật.
- Các giai đoạn của quá trình sin sản hữu tính. Phân biệt được thụ tinh ngoài với thụ tinh trong. Ưu và 
nhược điểm của đẻ trứng và đẻ con.
- Cơ chế diều hoà sinh tinh trùng và cơ điều hoà sản sinh trứng.
b. Kỹ năng
 5 Đối với bài kiểm tra GV có thể đặt câu hỏi theo thang phân loại Bloom (6 mức: nhớ, 
hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá) [2]:
 Các mức độ trên là các thứ bậc mà HS cần đạt được theo mức độ nhận thức. Bài KTĐG 
cần phải phụ thuộc vào mục tiêu giáo dục của cấp học, đặc điểm sinh lí và năng lực trí tuệ 
để phù hợp với việc đánh giá phân loại từng mức độ, khả năng của từng đối tượng HS cụ 
thể. Tuy nhiên chúng tối căn cứ vào thực tiễn tình hình dạy học Sinh học ở trường 
THPT,chúng tôi dự kiến sẽ vận dụng thành thạo thang đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo 
để đặt câu hỏi, với 3 mức: Nhớ; Thông hiểu và Vận dụng (cơ bản, nâng cao). Trong đó, vận 
dụng nâng cao ứng với 3 mức sau của thang phân loại Bloom là: nhận biết, thông hiểu, vận 
dụng [2]. Khi chuẩn bị câu hỏi, giáo viên cần nghiên cứu kĩ những mục tiêu kiến thức của 
bài, nắm vững yêu cầu của chương trình, xác định rõ các kiến thức cần kiểm tra và mục đích 
kiểm tra để đưa ra các câu hỏi phù hợp với từng mức độ. Ngoài ra, dung lượng kiến thức 
trong mỗi câu hỏi phải phù hợp với trình độ học sinh ở các lớp và cần dự kiến trước thời 
gian trả lời của học sinh. 
1.2. Đánh giá quá trình thông qua vấn đáp, thảo luận
 GV có thể vấn đáp về nội dung bài cũ để kiểm tra việc học bài ở nhà của HS hoặc có 
thể đặt những câu hỏi cho HS trả lời trong quá trình dạy bài mới.Theo Black và Wiliam 
(1998a)1, khuyến khích giáo viên sử dụng phương pháp đặt câu hỏi và thảo luận lớp học và 
xem đây là cơ hội để làm tăng thêm kiến thức và nâng cao sự hiểu biết của HS. Tuy nhiên, 
cần lưu ý đến việc giáo viên cần đảm bảo rằng họ phải hỏi HS những câu hỏi mang tính tư 
duy và đòi hỏi phải hiểu bài sâu sắc hơn là hỏi những câu đơn giản, mang tính sự kiện và 
sau đó phải cho HS đủ thời gian để trả lời câu hỏi. Để thu hút mọi HS tham gia trả lời câu 
hỏi, giáo viên nên đưa ra các chiến lược như sau: 
- Mời người học trao đổi những suy nghĩ của mình về một câu hỏi hay một chủ đề theo 
 nhóm 2 người hay theo các nhóm nhỏ, sau đó yêu cầu đại diện nhóm chia sẻ suy nghĩ với 
 nhóm lớn hơn.
- Trình bày nhiều câu trả lời cho một câu hỏi và yêu cầu người học lựa chọn. 
- Yêu cầu tất cả người học viết ra câu trả lời, sau đó đọc to các câu trả lời được chọn.
 Người dạy cũng có thể đánh giá mức độ hiểu biết của người học theo các cách sau: 
- Cho người học viết ra những hiểu biết về nội dung bài học trước và sau khi dạy.
1 Black, P. & Wiliam, and D. (1998a) Inside the Black Box: raising standards through classroom assessment London UK: 
nferNelson.
 7 1.4. Đánh giá quá trình thông qua sản phẩm, tài liệu viết (bài tập về nhà, báo cáo, bài 
luận)
 Bên cạnh các kỹ thuật áp dụng trong lớp học, các sản phẩm, báo cáo, bài kiểm tra và 
bài tập về nhà có thể được sử dụng thường xuyên nếu người dạy phân tích được trình độ 
năng lực từng cá nhân người học; cung cấp các phản hồi cụ thể liên quan đến khả năng và 
cách thức để nâng cao thành tích học tập. 
 - Sản phẩm của dạy học dự án: GV yêu cầu các nhóm HS thực hiện một dự án ở nhà, 
HS phải tự lập kế hoạch, phân vai, tìm kiếm tài liệu, làm các thực nghiệm để tạo được sản 
phẩm và sau một thời gian các nhóm phải báo cáo kết quả quá trình thực hiện cùng với sản 
phẩm. GV sẽ đánh giá HS dựa theo báo cáo và các sản phẩm có được của mỗi nhóm.
 - Các báo cáo tiểu luận: GV yêu cầu cá nhân hoặc nhóm HS tự chọn cho mình/nhóm 
mình một đề tài và về nhà viết tiểu luận: HS sẽ phải thu thập tài liệu, tìm kiếm thông tin, 
thực nghiệm....để cuối cùng viết được bài tiểu luận và nộp cho GV. GV sẽ đánh giá kết quả 
làm việc thông qua bài tiểu luận.
 - Các báo cáo seminar: GV yêu cầu các nhóm hoặc cá nhân HS chuẩn bị một đề tài/nội 
dung và lên báo cáo trước lớp, các HS khác sẽ nhận xét và đặt câu hỏi. HS sẽ phải tự thu 
thập tài liệu, nghiên cứu nội dung, chuẩn bị các phương tiện trực quan và thiết kế bài báo 
cáo. GV sẽ đánh giá HS thông qua việc chuẩn bị bài báo cáo, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng 
làm việc nhóm và kỹ năng trả lời các câu hỏi của các nhóm hoặc HS khác.
 - Xây dựng tiêu chí đánh giá tiểu luận và seminar:
 Tiêu chí Yêu cầu Trọng số
 Hình thức trình - Đúng theo quy định của GV
 0,2
 bày - Rõ ràng, mạch lạc, ít sai sót lỗi chính tả
 - Chính xác, khoa học, đầy đủ
 Nội dung 0,5
 - Cập nhật các thông tin
 Báo cáo, thảo - Báo cáo lưu loát
 0,3
 luận - Xử lí tốt các vấn đề thảo luận
 - Các bài tập tự học ở nhà hoặc các bài thực hành thí nghiệm: GV có thể yêu cầu HS 
thực hiện các bài tập ở nhà hoặc các thí nghiệm, sau khi HS thực hiện ở nhà GV sẽ tổ chức 
cho HS báo cáo kết quả, cùng nhau thảo luận và đánh giá.
 9 - Xác định mục tiêu, nội dung tự đánh giá
 - Lựa chọn công cụ tự đánh giá: bảng hỏi, bài tập tự đánh giá
 - Tổ chức cho người học tự đánh giá 
 Công cụ sử dụng cho HS tự đánh giá: 
 Bảng hỏi : là tập hợp các câu hỏi, chỉ báo đã được vạch ra nhằm khai thác, thu thập 
 thông tin về thái độ của người học trên cơ sở các giả thiết và mục đích của người dạy. 
 Bảng hỏi được sử dụng trước hoặc sau khi học xong kiến thức, kĩ năng của bài học. 
Người học có thể hoàn thành bảng hỏi ở nhà hoặc ở trên lớp. Người dạy xử lí kết quả bảng 
hỏi, phân loại, xác định mức độ đạt được về thái độ của mỗi người học. Phân tích nguyên 
nhân dẫn đến thái độ lệch lạc của người học. 
 GV có thể thiết kế bảng hỏi như sau: 
 • Xác định các mục tiêu thiết kế bảng hỏi
 • Thiết kế các câu hỏi cần thiết cho bảng hỏi
 • Sắp xếp các câu hỏi theo một trật tự logic
 Bài tập tự đánh giá mục tiêu về thái độ: Dựa vào mục tiêu bài học, bảng tiêu chí đánh 
giá các mục tiêu và khả năng nhận thức hiện tại, người học tự đánh giá mức độ đạt được 
mục tiêu bài học trước và sau khi học bài mới.
 Dựa vào kết quả tự đánh giá mục tiêu, người học vẽ biểu đồ thể hiện mức độ đạt được 
mục tiêu trước và sau khi học. 
 Qua việc tự đánh giá mục tiêu thái độ, người học tự nhận thức được thái độ học tập của 
mình. Đồng thời người dạy cũng thu nhận được thông tin phản hồi về thái độ học tập của 
người học.
 GV có thể sử dụng kỹ thuật dạy học KWL (Know, Want, Learn) để HS tự đánh giá 
kiến thức của mình trước và sau khi học xong một nội dung bài học.
 Bảng kiểm: áp dụng cho bài KTĐG là một công cụ đánh giá thể hiện các yêu cầu về 
chất lượng. Bảng kiểm giúp cho người học tự định hướng và tự đánh giá cũng như làm công 
cụ giao tiếp cho người học và GV [3]
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_va_su_dung_mot_so_bai_kiem_tr.docx
  • docBìa Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng một số bài kiểm tra đánh giá quá trình chương Sinh sản.doc
  • docxĐơn đề nghị Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng một số bài kiểm tra đánh giá quá trình chương.docx