Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức dạy học trực tuyến bài Kiểu xâu - Tin học 11 theo mô hình “Lớp học đảo ngược” nhằm phát triển năng lực tự học và tự chủ cho học sinh

docx 60 trang sk11 09/07/2024 880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức dạy học trực tuyến bài Kiểu xâu - Tin học 11 theo mô hình “Lớp học đảo ngược” nhằm phát triển năng lực tự học và tự chủ cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức dạy học trực tuyến bài Kiểu xâu - Tin học 11 theo mô hình “Lớp học đảo ngược” nhằm phát triển năng lực tự học và tự chủ cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức dạy học trực tuyến bài Kiểu xâu - Tin học 11 theo mô hình “Lớp học đảo ngược” nhằm phát triển năng lực tự học và tự chủ cho học sinh
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 Trường THPT Đô Lương 2
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 TÊN ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TRỰC TUYẾN BÀI KIỂU XÂU - TIN 
 HỌC 11 THEO MÔ HÌNH “LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC” NHẰM PHÁT 
 TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC VÀ TỰ CHỦ CHO HỌC SINH
 LĨNH VỰC: TIN HỌC
 Nhóm tác giả: Nguyễn Văn Niệm
 Võ Văn Phượng
 Tổ: Toán - Tin
 Thời gian thực hiện: 2020 - 2022
 Số điện thoại: 0945331188 - 0965255768
 Nghệ An, tháng 4 năm 2021 Chương 2: Thiết kế kế hoạch dạy học trực tuyến theo mô hình lớp học đảo 
ngược nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Tin học 11
2.1. Đặc điểm chương trình và sách giáo khoa Tin học 11 .....................................13
2.1.1. Về chương trình Tin học 11...........................................................................13
2.1.2. Về sách giáo khoa Tin học 11........................................................................13
2.2. Nguyên tắc lựa chọn nôi dung dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược........14
2.3. Quy trình tổ chức dạy học trực tuyến theo mô hình “lớp học đảo ngược” trong 
dạy học Tin học 11 nhằm phát triển NLTH cho HS................................................14
2.4. Thiết kế bài giảng theo mô hình LHĐN ...........................................................16
2.5. Đánh giá NLTH của HS trong dạy học theo mô hình LHĐN ..........................25
2.5.1. Bảng mô tả các mức độ tương ứng với các biểu hiện của năng lực tự học ...26
2.5.2. Xây dựng công cụ hỗ trợ đánh giá năng lực tự học của học sinh..................26
2.5.3. Quy ước cách tính điểm và thang điểm đánh giá NLTH...............................30
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm .......................................................................31
3.1. Thực nghiệm sư phạm theo mô hình “lớp học đảo ngược”...............................31
3.1.1. Mục đích của thực nghiệm ............................................................................31
3.1.2. Nội dung và thời gian thực nghiệm ...............................................................31
3.1.3. Phương pháp thực nghiệm.............................................................................31
3.1.4. Kết quả thực nghiệm......................................................................................31
3.1.5. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm........................................................33
3.2. Kết luận thực nghiệm........................................................................................34
PHẦN III. KẾT LUẬN .........................................................................................35
1. Kết luận ...............................................................................................................35
2. Ý nghĩa của đề tài đối với hoạt động giáo dục ....................................................35
2.1. Đối với học sinh...............................................................................................35
2.2. Về phía giáo viên..............................................................................................36
3. Hướng phát triển của đề tài..................................................................................36
4. Đề xuất, kiến nghị................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................38
PHỤ LỤC .................................................................................................................1 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
 Với sự phát triển khoa học, công nghệ kĩ thuật hiện đại vào đầu thế kỉ XXI thì 
lượng tri thức của nhân loại tăng lên nhanh chóng. Cho dù nhà trường tốt đến mấy 
cũng không thể dạy đủ và dạy hết tri thức cho học sinh (HS), không thể đáp ứng hết 
nhu cầu học tập của người học cũng như đòi hỏi ngày càng cao của đời sống xã hội. 
Xã hội hiện đại đòi hỏi mỗi cá nhân phải chuẩn bị cho mình những hành trang nhất 
định để hội nhập và phát triển. Trong đó năng lực tự học (NLTH) là năng lực cốt lõi 
cần hình thành từ sớm cho mỗi cá nhân, nhất là trong độ tuổi HS. Vì vậy bồi dưỡng 
và phát triển năng lực tự học cho HS trong trường phổ thông là một công việc cực kì 
quan trọng và cấp thiết. Các em sẽ tự mình bồi đắp bằng nhiều con đường khác nhau 
để lĩnh hội và phát triển cho bản thân mình có thế giới quan và nhân sinh quan đúng 
đắn. Do vậy, nhà trường phải giúp cho từng HS thay đổi triệt để quan niệm và phương 
pháp học tập phù hợp với yêu cầu của thời đại, góp phần giúp các em hình thành và 
rèn luyện khả năng tự nghiên cứu và tự học suốt đời.
 Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược - Flipped Classroom là một trong 
những phương pháp dạy học hiện đại và đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Qua 
phương pháp dạy học này, người học sẽ phải tự tiếp cận kiến thức ở nhà, tự mình trải 
nghiệm, khám phá, tìm tòi các thông tin liên quan về bài học thay vì tiếp thu kiến thức 
một cách thụ động từ giáo viên. Mô hình này giúp việc học tập hiệu quả hơn, giúp 
người học tự tin hơn, làm chủ quá trình học tập của chính bản thân mà không còn bị 
động, phụ thuộc trong quá trình khám phá tri thức.
 Qua nghiên cứu chương trình và thực tiễn dạy học cho thấy, môn Tin học 
lớp 111 có khối lượng kiến thức lớn, có nhiều kiến thức khó và mang tính trừu 
tượng đối với HS, môn học đòi hỏi HS cần có ý thức tự học, tự đào sâu và tìm tòi 
kiến thức ở ngoài giờ học. Do đó, việc phát triển NLTH của HS thông qua cải tiến 
những hình thức dạy học truyền thống và tìm kiếm những phương pháp dạy học 
mới mẻ, hấp dẫn là một điều hết sức cần thiết. Nhất là trong thời điểm dịch bệnh 
COVID-19 diễn ra phức tạp, đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong 
đó có hoạt động giáo dục ở các nhà trường. Trong hoàn cảnh như vậy, việc tổ chức 
trên không gian mạng qua phương thức dạy học trực tuyến cách thức quan trọng 
để ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch bệnh theo phương châm “Ngừng đến 
trường nhưng không ngừng học”
 Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Thiết kế và 
tổ chức dạy học trực tuyến bài Kiểu xâu - Tin học 11 theo mô hình “Lớp học đảo 
ngược” nhằm phát triển năng lực tự học và tự chủ cho học sinh”. Thực hiện đề tài 
này chúng tôi tổ chức các hoạt động học tập theo mô hình lớp học đảo ngược với mục 
đích tạo môi trường học tập tiên tiến dựa trên sự tương tác hiệu quả của CNTT góp 
phần nâng cao kiến thức về các vấn đề Tin học đồng thời rèn luyện và phát triển năng 
lực tự học cho học sinh THPT.
 1 - Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến phương pháp dạy học đặc biệt là mô hình 
LHĐN để đề xuất quy trình, các biện pháp tổ chức dạy học nâng cao NLTH cho HS.
5.2. Nghiên cứu thực tế
- Điều tra bằng phiếu khảo sát để tìm hiểu thực trạng sử dụng mô hình lớp học đảo 
ngược ở trường THPT với việc phát triển năng lực tự học cho HS.
- Thảo luận trao đổi ý kiến với các giáo viên giàu kinh nghiệm dạy môn Tin học về 
nội dung KT, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học trong quá trình dạy 
học.
- Thăm dò ý kiến học sinh năng lực tự học sau khi học xong các tiết học vận dụng mô 
hình lớp học đảo ngược mà đề tài đưa ra.
5.3. Phương pháp toán học thống kê
- Sử dụng phương pháp toán học thống kê để xử lí kết quả điều tra về định lượng, chủ 
yếu tính điểm trung bình, tính phần trăm.
6. Điểm mới của đề tài nghiên cứu
- Tổng hợp, phân tích, hệ thông hóa các tài liệu góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về 
dạy theo mô hình LHĐN và phát triển NLTH.
- Điều tra, đánh giá được thực trạng việc sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong 
dạy học nhằm phát triển năng lực tự học cho HS THPT.
- Xác định được các tiêu chí và bộ công cụ đánh giá sự phát triển năng lực tự học cho
HS THPT.
- Đề xuất được quy trình tổ chức dạy học trực tuyến theo mô hình lớp học đảo ngược 
nhằm phát triển năng lực tự học cho HS THPT.
- Thiết kế được kế hoạch bài dạy theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển 
năng lực tự học cho HS THPT.
- Đánh giá được năng lực tự học của HS thông qua các tiêu chí và bộ công cụ đã xác 
định ở trên.
7. Cấu trúc của sáng kiến
 Nội dung chính của đề tài được trình bày trong 3 chương, ngoài ra có phần mở 
đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục.
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy
học nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh.
Chương 2: Thiết kế kế hoạch dạy học trực tuyến theo mô hình lớp học đảo ngược 
nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Tin học 11
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
 3 + Đánh giá và điều chỉnh: HS tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót của 
mình trong học tập; rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác.
 Như vậy tự học là kết quả của sự tìm tòi, hứng thú nghiên cứu khoa học và lựa 
chọn phương pháp tự học đúng đắn phù hợp để đem lại kết quả cao, tạo ra nền tri thức 
bền bỉ cho người học.
1.2.2 Vai trò của tự học
 Tự học giúp HS tự hoàn thiện và làm phong phú vốn kiến thức bằng sự nỗ lực 
tự tìm tòi, nghiên cứu. Trong quá trình đó HS sẽ gặp nhiều vấn đề mới và việc đi tìm 
lời giải đáp cho những vấn đề ấy là cách tốt nhất kích thích hoạt động trí tuệ.
 Tự học còn có vai trò trong việc giáo dục, hình thành nhân cách cho HS. Việc 
tự học rèn luyện cho HS thói quen độc lập suy nghĩ, giải quyết vấn đề khó khăn trong 
học tậpvà cuộc sống giúp cho HS tự tin hơn. Hơn thế nữa, tự học thúc đẩy HS ham 
học, ham hiểu biết, khát khao vươn tới những đỉnh cao của khoa học, sống có hoài 
bão, ước mơ.
1.2.3. Cấu trúc năng lực tự học
 Cấu trúc NL quá trình tự học của HS dựa theo quy trình của nhóm tác giả 
Griffin, Care và Harding (2015) Nguyễn Văn Biên được xây dựng gồm các bước 
sau:
 Bước 1: Định nghĩa NLTH
 Bước 2: Xác định các thành tố của NLTH
 Năng lực tự học được cấu thành từ những thành tố sau:
 -Xác định được mục tiêu học tập: Để đạt được kết quả học tập học sinh phải 
xác định nhiệm vụ học tập bằng cách đặt ra các mục tiêu chi tiết, cụ thể để đạt được 
kết quả đó, đồng thời vạch ra những khía cạnh yếu kém cần phải khắc phục.
 -Lập kế hoạch và thực hiện cách học: Hình thành khả năng điều chỉnh và lập 
kế hoạch học tập cho riêng bản thân mình, tìm tài liệu phù hợp với mức đích và nhiệm 
vụ học tập khác nhau, sử dụng công cụ tìm kiếm trên các thư viện điện tử, hay thư 
viện sách, chọn tư liệu phù hợp để hoàn thành nhiệm vụ học tập, biết cách ghi chép, 
ghi nhớ, bổ sung khi cần thiết, biết đặt vấn đề cho tình huống trong trong học tập và 
xử lí tình huống.
 -Đánh giá và điều chỉnh việc học: là thành tố giúp học sinh nhận ra những sai 
sót và hạn chế của bản thân để điều chỉnh cho đúng, rút ra được kinh nghiệm cho bản 
thân để điều chỉnh cách học để có thể linh động vận dụng vào tình huống học tập 
khác. Các tiêu chí đánh giá đều được cụ thể hóa theo các mức độ khác nhau.
 Bước 3: Thiết lập chỉ số hành vi biểu hiện và xây dựng các mức độ chất lượng
Mức độ tự lực, mức độ phức tạp và mức độ hoàn thiện hành vi là các tiêu chí được 
thiết lập để đánh giá mức độ chất lượng. (Xem bảng mức độ biểu hiện P1- phụ lục)
 5 Mô hình LHĐN có thể được hiểu là các hoạt động dạy học được thực hiện 
đảo ngược so với thông thường, HS sẽ tự tìm hiểu các kiến thức mới ở mức độ tư 
duy thấp theo định hướng của GV và hoàn thành nhiệm vụ học tập đó ở nhà, khi đến 
lớp HS sẽ chia sẻ, thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ học tập ở mức tư duy cao, 
khám phá các chủ đề sâu hơn và tạo ra những cơ hội học tập thú vị dưới sự cố vấn, 
hỗ trợ của GV.
1.3.2. Vai trò, đặc điểm mô hình lớp học đảo ngược
 * Vai trò
 - HS được chủ động nghiên cứu bài giảng trước khi đến lớp, HS chủ động về
thời gian và không gian học tập.
 - Tương tác giữa GV và HS được nâng cao, có nhiều thời gian trên lớp cho sự 
trao đổi giữa HS –HS, HS- GV để giải đáp những thắc mắc chưa hiểu của bản thân, 
tạo sự chủ động trong học tập chứ không ép buộc làm theo yêu cầu của GV.
 - Phù hợp với sự khác biệt giữa mỗi HS; Tạo ra bầu không khí học thực sự; Hình 
thức học tập linh động; HS có thể học nhiều lần; Nguồn tài liệu đa dạng nên HS có 
cơ hội tìm hiểu kiến thức sâu ngoài SGK.
 * Đặc điểm
 - Theo mô hình LHĐN đã được nghiên cứu và áp dụng, học sinh sẽ xem các 
bài giảng qua mạng, sách, tài liệu ở nhà. Tiết học ở lớp sẽ dành cho các hoạt động 
hợp tác giúp HS củng cố thêm các khái niệm mà HS đã tìm hiểu được. HS sẽ được 
chủ động trong việc tìm hiểu, nghiên cứu lý thuyết, các em có thể xem video bài giảng 
bất kỳ lúc nào, có thể dừng lại, ghi chú và xem lại (điều này là không thể nếu nghe 
giáo viên giảng dạy trên lớp). Lớp học giúp học sinh hiểu kỹ hơn về lý thuyết từ đó 
sẵn sàng tham gia vào các buổi học nhóm, bài tập nâng cao tại giờ học của lớp. Điều 
này giúp việc học tập hiệu quả hơn, giúp HS tự tin hơn về lượng KT mình đã có.
 - Sáu mức độ nhận thức theo thang đo Bloom bao gồm ghi nhớ, thông hiểu, 
nhận biết, vận dụng, phân tích tổng hợp, đánh giá là cơ sở khoa học của mô hình lớp 
học đảo ngược. Ở ba mức độ đầu thì học sinh được thực hiện ở nhà dưới sự hướng 
dẫn của giáo viên giao nhiệm vụ học tập tự học KT mới, làm việc tại nhà các em để 
khi đến lớp các em cùng nhau chia sẻ tương tác với nhau.
 Phương pháp học qua mô hình lớp học đảo ngược đòi hỏi HS phải dùng nhiều 
đến hoạt động trí não. Như vậy những nhiệm vụ bậc cao trong thang tư duy được thực 
hiện bởi cả thầy và trò.
1.3.3. Nguyên tắc tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược
 Nguyên tắc dạy học lấy học sinh làm trung tâm ở mô hình LHĐN luôn được 
đảm bảo, thời gian học ở lớp giúp học sinh chia sẻ, khám phá và tạo ra những cơ hội 
học tập thú vị, bổ ích về các tri thức khoa học về chủ đề học tập của mình. Việc truyền 
tải nội dung bài học thông qua nhiều kênh như những bài giảng giáo dục trực tuyến 
hoặc do giáo viên thiết kế.
 7

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_va_to_chuc_day_hoc_truc_tuyen.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức dạy học trực tuyến bài Kiểu xâu - Tin học 11 theo mô hình.pdf