Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm để phát triển năng lực, phẩm chất cho người học trong dạy học văn xuôi 1930-1945, lớp 11 - THPT
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm để phát triển năng lực, phẩm chất cho người học trong dạy học văn xuôi 1930-1945, lớp 11 - THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm để phát triển năng lực, phẩm chất cho người học trong dạy học văn xuôi 1930-1945, lớp 11 - THPT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm để phát triển năng lực, phẩm chất cho người học trong dạy học văn xuôi 1930- 1945, lớp 11- THPT MÔN: NGỮ VĂN Năm 2021 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................4 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................4 2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................4 3. Giả thuyết khoa học.............................................................................................4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................5 5. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................5 6. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................5 7. Những đóng góp mới của đề tài ..........................................................................5 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI......................6 1. Cơ sở lý luận........................................................................................................6 1.1. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................6 1.1.1. Trải nghiệm ...................................................................................................6 1.1.2. Sáng tạo .........................................................................................................6 1.1.3. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.....................................................................6 1.2. Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường THPT ...............................................7 1.3. Hoạt động trải nghiệm trong dạy học Ngữ Văn ...............................................7 1.4. Hoạt động trải nghiệm trong dạy học văn xuôi 1930- 1945.............................8 2. Cở sở thực tiễn.....................................................................................................8 2.1. Thực trạng dạy học Ngữ Văn trong nhà trường hiện nay.................................8 2.2. Thực trạng của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học văn và văn xuôi 1930- 1945, ở trường THPT. ....................................................................9 2.2.1. Thực trạng nhận thức, mức độ sử dụng HĐTN vào dạy học của giáo viên. .9 2.2.2. Mức độ hứng thú của HS đối với các HĐTN...............................................10 CHƯƠNG 2..........................................................................................................12 THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT CHO NGƯỜI HỌC TRONG DẠY HỌC VĂN XUÔI 1930 - 1945, NGỮ VĂN 11 .............................................................................................12 2.1. Cấu trúc, nội dung chương trình phần văn xuôi 1930- 1945 có thể thiết kế được các HĐTN và các năng lực, phẩm chất cần hướng tới cho HS ....................12 2.1.1. Cấu trúc, nội dung chương trình phần văn xuôi 1930- 1945 có thể thiết kế được các hoạt động trải nghiệm.............................................................................12 1 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt/Ký hiệu Cụm từ đầy đủ PPĐV Phương pháp đóng vai GV Giáo viên HS Học sinh THPT Trung học phổ thông HĐTN Hoạt động trải nghiệm ĐC Đối chứng TN Thực nghiệm 3 Nếu thiết kế những HĐTN sáng tạo phù hợp nội dung và phương pháp đưa ra, sẽ phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh và nâng cao chất lượng dạy - học Ngữ văn - 11 nói riêng và văn học nói chung ở trường trung học phổ thông. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu lí luận và thực tiễn về hoạt động trải nghiệm, vai trò và phương pháp thiết kế hoạt động trải nghiệm. 4.2. Nghiên cứu qui trình thiết kế các hoạt động trải nghiệm để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh trong dạy - học Ngữ văn -11 phần văn xuôi Việt Nam 1930- 1945 4.3. Thiết kế các hoạt động trải nghiệm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh trong dạy - học Ngữ văn -11, phần văn xuôi Việt Nam 1930-1945 4.4. Thực nghiệm sư phạm để khảo sát khả năng tổ chức các HĐTN của học sinh, xác định hiệu quả của việc tổ chức HĐTN trong dạy học văn xuôi Việt Nam 1930- 1945, Ngữ văn 11. 5. Đối tượng nghiên cứu Các hoạt động trải nghiệm và phương pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm đó để phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh THPT phần văn xuôi Việt Nam 1930-1945, Ngữ văn 11. 6. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận: nghiên cứu tài liệu, các công trình nghiên cứu về HĐTN, phương pháp dạy học Văn, sách giáo khoa phổ thông, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục và đào tạo - Tiến hành thực nghiệm sư phạm: khảo sát ý kiến của giáo viên, của học sinh về HĐTN trong dạy học Ngữ văn. Dự giờ đồng nghiệp, trao đổi ý kiến với giáo viên, xây dựng hệ thống các câu hỏi, phiếu điều tra để điều tra thực trạng. - Phương pháp thống kê toán học: sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí kết quả thực nghiệm để rút ra kết luận, chứng minh tính khả thi của đề tài. 7. Những đóng góp mới của đề tài 7.1. Xây dựng được quy trình thiết kế các HĐTN sáng tạo nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh trung học phổ thông trong phần văn xuôi Việt Nam 1930- 1945, Ngữ văn 11. 7.2. Tổ chức các HĐTN sáng tạo đã xây dựng để phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh trung học phổ thông trong phần văn xuôi Việt Nam 1930- 1945, Ngữ văn 11. Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học văn hiện nay 5 học và áp dụng trong thực tế đời sống đối với một đơn vị (một phần kiến thức) nào đó, giúp học sinh phát hiện, hình thành, củng cố kiến thức một cách sáng tạo và hiệu quả. Các hoạt động này được thực hiện trong lớp học, ở trường, ở nhà hay tại bất kỳ địa điểm nào phù hợp. Một số phương pháp tổ chức HĐTN sáng tạo trong dạy học được sử dụng ở trường phổ thông như: Tổ chức dạy học trải nghiệm sáng tạo qua qui mô lớp học/ giờ học có vận dụng các phương pháp- kĩ thuật dạy học tích cực để học sinh được trải nghiệm như: dự án dạy học, đóng vai, sân khấu hóaNgoài ra có các hoạt động trải nghiệm với qui mô lớn như: tổ chức các câu lạc bộ, hoạt động tham quan, dã ngoại tìm hiểu các di sản văn hóa, thực nghiệm khoa học, tổ chức các diễn đàn, các sự kiện văn hóa- thể thao, các cuộc thi, các trò chơi vận động; các hoạt động thiện nguyện. Như vậy, có thể thấy hoạt động TNST được tiến hành đa dạng về hình thức. 1.2. Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường THPT HĐTN sáng tạo được xem là một bộ phận hữu cơ không thể thiếu trong quá trình giáo dục nói chung, quá trình dạy học nói riêng ở nhà trường phổ thông, góp phần thực hiện các mục tiêu giáo dục đào tạo của nhà trường trong chương trình phổ thông 2018 “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn, từ đó, hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân” HĐTN là cầu nối nhà trường, kiến thức các môn học với thực tiễn cuộc sống một cách có tổ chức, có định hướng góp phần tích cực vào hình thành và củng cố năng lực và phẩm chất nhân cách. Giúp giáo dục thực hiện được mục đích tích hợp và phân hóa của mình nhằm phát triển năng lực thực tiễn và cá nhân hóa, đa dạng hóa tiềm năng sáng tạo. Nuôi dưỡng và phát triển đời sống tình cảm, ý chí tạo động lực hoạt động, tích cực hóa bản thân. 1.3. Hoạt động trải nghiệm trong dạy học Ngữ Văn Tổ chức HĐTN sáng tạo trong môn Ngữ văn có ý nghĩa quan trọng trong xu thế dạy học hiện nay. So với những phương pháp dạy học quen thuộc thì dạy học theo phương pháp trải nghiệm gợi được hứng thú, khơi dậy niềm đam mê văn chương nghệ thuật cho học sinh, giúp các em bộc lộ được năng khiếu, khả năng cảm nhận riêng. Bằng việc thực tiễn trải nghiệm, học sinh biết đấu tranh với cái ác, ca ngợi cái đẹp, nhận thức được những giá trị của cuộc sống. Thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm thì năng lực ngôn ngữ, giao tiếp của học sinh sẽ được cải thiện, bởi vì các em được bày tỏ quan điểm bằng ngôn ngữ của bản thân. Bên cạnh đó còn phát triển năng lực giải quyết tình huống thực tiễn, bởi từ những tình huống gặp được qua trải nghiệm thì ứng xử của học sinh sẽ có điều chỉnh phù hợp. 7 tình hình dạy học văn như sau: “Dạy Văn suốt thế kỉ qua vẫn là lối dạy khuôn sáo. Dạy tác phảm văn chương là thông báo, áp đặt từ phía giáo viên. HS không trực tiếp rung cảm trước tác phẩm, thiếu sự giao tiếp cần có giữa nhà văn với bạn đọc, học sinh. Giờ văn thiên về xã hội học nhằm cung cấp cho HS bức tranh hai màu về xã hội và con người. Phương pháp sáo mòn, công thức áp dụng cho mọi giờ văn, mọi đối tượng, trình tự giờ văn cứng nhắc, khuôn sáo. Không khí giờ Văn nặng nề, đơn điệu, thiếu rung động thẩm mĩ.”[22, tr. 28]. Một vài năm gần đây, dạy học Ngữ văn đã có những nỗ lực trong đổi mới phương pháp dạy học và cũng đã có những bước chuyển biến, chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, chuyển từ phương pháp học theo lối truyền thống “truyền thụ một chiều” sang vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực, phẩm chất. Tuy nhiên kết quả vẫn con chưa được như sự mong đợi. Các phương tiện dạy học chưa được sử dụng và phát huy một cách hiệu quả. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại bước đầu được vận dụng nhưng vẫn chưa được linh hoạt, chưa đạt kết quả cao. Phương pháp tổ chức dạy học trên lớp hầu như chỉ chú trọng truyền tải kiến thức cho HS, chưa chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Việc tổ chức các hoạt động học tập cũng chưa phong phú và đa dạng. 2.2. Thực trạng của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học văn và văn xuôi 1930- 1945, ở trường THPT. 2.2.1. Thực trạng nhận thức, mức độ sử dụng HĐTN vào dạy học của giáo viên. Để có cơ sở thực tiễn cho việc ứng dụng HĐTN ở trường THPT đạt hiệu quả cao, tôi đã tiến hành điều tra về nhận thức, mức độ sử dụng của 12 giáo viên dạy Ngữ văn ở 3 trường THPT trên địa bàn. Kết quả thu được như sau: Mức độ, nhận thức và lí do Số giáo viên Tỉ lệ % A. Mức độ nhận thức - Rất cần thiết 9 75 - Cần thiết 3 25 - Không cần thiết 0 0 B. Các lí do - Kích thích hứng thú học tập của học sinh 12 100 - Phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo, phát triển 12 100 phẩm chất, năng lực của học sinh - Đảm bảo kiến thức vững chắc 9 75 - Chuẩn bị công phu mất thời gian 7 58 - HS được thể hiện mình trước đám đông 12 100 Bảng 1: Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của giáo viên về sử dụng HĐTN trong dạy học ở trường THPT 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_va_to_chuc_hoat_dong_trai_ngh.doc