Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức tổ chức dạy học - Bài học STEM “mô hình trồng rau thủy canh” trong bài 4 Vai trò của các nguyên tố khoáng - Sinh học 11
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức tổ chức dạy học - Bài học STEM “mô hình trồng rau thủy canh” trong bài 4 Vai trò của các nguyên tố khoáng - Sinh học 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức tổ chức dạy học - Bài học STEM “mô hình trồng rau thủy canh” trong bài 4 Vai trò của các nguyên tố khoáng - Sinh học 11
MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Phần I: Đặt vấn đề 2 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 4 Phần II: Nội dung nghiên cứu 4 Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn dạy học giáo dục STEM 4 1. Khái niệm giáo dục STEM 4 2. Vai trò và ý nghĩa của giáo dục STEM 6 3. Hình thức tổ chức giáo dục STEM 6 4. Thực trạng dạy học giáo dục STEM ở trường THPT 7 4.1.Thực trạng chung 7 4.2 Thực tiễn dạy học giáo dục STEM tại đơn vị công tác 8 Chương 2: Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM “ thiết kế mô 10 hình trồng rau thủy canh” 1. Tiêu chí xây dựng bài học STEM 10 2. Quy trình xây dựng bài học STEM 11 3. Giáo án thực nghiệm 18 Chương 3: Kết quả thực nghiệm 31 1. Đối với nhà trường 31 2. Đối với giáo viên 31 3. Đối với học sinh 31 Phần III: Kết luận và kiến nghị 34 1. Kết luận 34 2. Kiến nghị 35 1 Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: Thiết kế và tổ chức tổ chức dạy học - bài học STEM “mô hình trồng rau thủy canh” trong bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng sinh học 11. 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế và tổ chức dạy học bài 4 vai trò của các nguyên tố khoáng ở thực vật theo định hướng giáo dục STEM “mô hình trồng rau thủy canh” 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu - Đề tài được thực hiên trong nội dung bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng, phần I - Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật - Sinh học 11 SHPT và tích hợp các môn học khác. - Đối tượng: Học sinh lớp 11A3 Trường THPT Bắc Yên Thành 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học, cơ sở lý luận của giáo dục STEM - Thực nghiệm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm để xem xét tính khả thi của đề tài. - Phương pháp thu thập và xử lí số liệu. 3 và muối khoáng ở rễ, vai trò của các nguyên tố khoáng, ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây như: áp suất thẩm thấu của môt trường dung dịch, độ pH, quang hợp, hô hấp; Về hóa học (Kiểm soát hàm lượng, nồng độ các chất dinh dưỡng, độ pH của dung dịch); Về vật lí (Hoạt động của máy bơm, Timer). Quy trình tạo ra mô hình đó đi từ nguyên vật liệu ban đầu để thành một sản phẩm hoàn chỉnh được xem là kĩ thuật. Trong suốt quá trình triển khai để tạo thành sản phẩm phải cần đến các công cụ, thiết bị đó chính là công nghệ. Trong quá trình chế tạo mô hình các thiết bị, dụng cụ, các bản vẽ thiết kế luôn cần đến các con số cụ thể thông qua toán học. Mô hình chu trình STEM: Science (Khoa học) Technology Math Knowledge (Công nghệ) (Toán học) (Kiến thức) Engineering (Kỹ thuật) Định nghĩa về giáo dục STEM Một trong những tổ chức uy tín nhất hiện nay trong lĩnh vực giáo dục khoa học trên thế giới là hiệp hội các giáo viên dạy khoa học quốc gia Mỹ (National Science Teachers Association – NSTA) được thành lập 1944, đã đề xuất ra khái niệm giáo dục STEM như sau: “ Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, ở đó các học sinh áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán vào trong các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu, để từ đó phát triển năng lực trong lĩnh vực STEM và có thể góp phần vào cạnh tranh trong nền kinh tế mới” (Tsupros, Kohler và Hallinen, 2009). Theo tác giả Trần Thị Gái “Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kĩ năng cần thiết liên quan đến lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học. Các kiến thức kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau, giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lí mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hàng ngày”. 5 - Hoạt động nghiên cứu khoa học Giáo dục STEM có thể được triển khai thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học và tổ chức các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật với nhiều chủ đề khác nhau thuộc các lĩnh vực robot, năng lượng tái tạo, môi trường, biến đổi khí hậu, nông nghiệp công nghệ cao Hoạt động này không mang tính đại trà mà dành cho những học sinh có năng lực, sở thích và hứng thú với cac shoatj động tìm tòi, khám phá khoa học, kỹ thuật giải quyết vấn đề thực tiễn. Tổ chức tốt hoạt động sáng tạo Khoa học kỹ thuật là tiền đề triển khai các dự án nghiên cứu trong khuôn khổ cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho HS THPT được tổ chức thường niên. 4. Thực trạng dạy học giáo dục STEM 4.1.Thực trạng chung Mô hình giáo dục tích hợp STEM còn khá mới mẻ đối với giáo dục Việt Nam khi chỉ mới thử nghiệm khoảng vài năm gần đây. Giáo dục STEM du nhập vào Việt Nam bắt nguồn từ các cuộc thi Robot dành cho HS THPT do các công ty tại Việt Nam triển khai cùng với các tổ chức nước ngoài. Từ đó đến nay giáo dục STEM đã bắt đầu có sự lan tỏa với nhiều hình thức khác nhau, nhiều cách thức thực hiện khác nhau, nhiều tổ chức hỗ trợ khác nhau. Hệ thống các công ty tư nhân Việt Nam đã rất nhanh nhạnh đưa giáo dục STEM mà chủ yếu là các hoạt động Robot vào giảng dạy tại các trường phổ thông tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng bằng hình thức xã hội hóa. Tuy nhiên khu vực nông thôn hiện nay chưa thể tiếp cận với các hoạt động liên quan đến Robot vì chi phí khá đắt đỏ, vậy nên tại các vùng nông thôn đã có một giải pháp khác đưa ra do liên minh các công ty Giáo dục STEM tại Hà Nội như Học viện sáng tạo S3, Kidscode STEM. Từ năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng năm đã tổ chức cuộc thi “ vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho HS trung học” và cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho GV trung học”. Đặc biệt cuộc thi “ Khoa học Kỹ thuật dành cho HS trung học” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức dành cho HS THPT đã trở thành điểm sáng tích cực trong giáo dục định hướng năng lực Về cơ bản đây là một hình thức của giáo dục STEM. Các cuộc thi này là ví dụ cho mục tiêu giáo dục nhằm phát triển năng lực cho HS hình thành những kĩ năng học tập và lao động trong thế kỷ 21 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đó cũng là mục tiêu mà giáo dục STEM hướng tới. Tại đơn vị công tác, vào tháng 9/2019 giáo viên đã được triển khai về phương pháp giáo dục STEM, tháng 11/2019 nhà trường đã phối hợp với tổ KHTN tổ chức tham quan trải nghiệm theo định hướng STEM “Tham quan nhà máy sữa, nhà máy nước tinh khiết, trại bò của tập đoàn TH true milk”, Tổ KHTN cũng có kế hoạch tổ chức ngoại khóa “ Học sinh tạo sản phẩm STEM” vào tháng 3/2020, nhưng khi tôi phát phiếu khảo sát với khảo sát với 5 câu hỏi: 7 hợp tác, năng lực nghiên cứu khoa học gặp nhiều khó khăn, các em còn bỡ ngỡ, lúng túng khi GV giao nhiệm vụ. Các gia đình ở nông thôn mức sống còn thấp cũng như sự hiểu biết của phụ huynh và cả HS về xu thế nghề nghiệp trong thời buổi công nghệ 4.0 chưa cao, chưa nhận thức được lợi ích của việc học STEM mà còn tồn tại quan điểm “học để thi, để lên lớp” đây cũng là một trở ngại lớn để có được sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào mô hình giáo dục STEM cùng với nhà trường. b. Thuận lợi Bên cạnh những khó khăn nêu trên, tôi cũng nhận thấy những thuận lợi đặc thù riêng tại khu vực nông thôn, miền núi. Đó là kiến thức gắn liền với thực tế cuộc sống vô cùng phong phú, có môi trường thiên nhiên gần gũi và không gian tự nhiên ở xung quanh Với bối cảnh đặc trưng là nền nông nghiệp, tạo cơ hội thuận lợi để truyền đạt kiến thức STEM về cây trồng, vật nuôi, ứng dụng vi sinh vật để sản xuất phân bón, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có như rơm rạ để trồng nấm, thiết kế các mô hình trồng rau sạch, mô hình tưới tiêu Đồng thời những nội dung dạy học đó tốn rất ít và gần như không tốn chi phí nào. VD: Tổ chức cho HS đi tham quan mô hình trồng rau thủy canh nhà lưới tại xã lân cận (cách trường khoảng 6km); Tận dụng những vật liệu gần gũi như ống nhựa PVC, vật liệu phế thải như chai nhựa, thùng xốp...để thiết kế hệ thống thủy canh. Khi được phổ biến về kế hoạch và giao nhiệm vụ học tập chủ đề STEM các em thật sự húng thú, mong muốn được trải nghiệm, được thực hành để khám phá kiến thức và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 9 - Phát triển tư duy phản biện cho HS thông qua quá trình thảo luận và tranh luận. - Tham quan trải nghiệm vườn rau thủy canh nhà lưới để HS khám phá các ứng dụng, kỹ thuật trong thực tiễn đời sống, HS được thấy hệ thống mô hình thủy canh từ đó tự trả lời được các câu hỏi do chính mình đặt ra, làm tăng thêm hứng thú, học tập và sáng tạo ở HS, đồng thời giúp HS nâng cao mức độ hoàn thành sản phẩm. Tiêu chí 4: Hình thức tổ chức bài học STEM lôi cuốn học sinh vào hoạt động nhóm kiến tạo GV giao nhiệm vụ cho các nhóm học tập để giúp các em làm việc cùng nhau như một nhóm kiến tạo. Làm việc nhóm trong thực hiện các hoạt động của bài học STEM là cơ sở để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác. Trong bài học STEM thiết kế mô hình trồng rau thủy canh GV chỉ cung cấp cho HS bộ câu hỏi gợi ý, định hướng mà không cung cấp cụ thể chi tiết các bước tiến hành như thế nào. HS sẽ phải chủ động suy nghĩ, làm việc nhóm và thảo luận với nhau nhiều để quyết định chọn cách thực hiện nào. Tiêu chí 5: Nội dung bài học STEM áp dụng chủ yếu từ nội dung khoa học và toán học mà học sinh đã và đang học Trong bài học STEM thiết kế mô hình trồng rau thủy canh, GV cần kết nối và tích hợp nội dung ở lĩnh vực khoa học (sinh học, vật lý, hóa học), công nghệ và toán học. Từ đó, HS thấy rằng khoa học, công nghệ và toán không phải là các môn học độc lập, mà chúng liên kết với nhau để giải quyết các vấn đề. Tiêu chí 6: Tiến trình bài học STEM tính đến có nhiều đáp án đúng và coi sự thất bại như là 1 phần cần thiết trong học tập Trong bài học STEM thiết kế mô hình trồng rau thủy canh, phương án giải quyết vấn đề là do HS suy nghĩ, làm việc nhóm và thảo luận với nhau lựa chọn cách thực hiện. Với việc chia 1 lớp thành 4 nhóm như vậy sẽ có nhiều phương án khả thi, nhưng có thể sẽ khác nhau ở mức độ tối ưu khi giải quyết vấn đề. Qua đó HS được nếm trải qua các cảm xúc của thất bại cũng như thành công trong quá trình học tập. 2. Quy trình xây dựng bài học STEM Theo tài liệu hội thảo “Định hướng giáo dục STEM trong trường trung học” của bộ giáo dục và đào tạo, quy trình xây dựng bài học STEM gồm 4 bước sau: Bước 1: Lựa chọn chủ đề bài học Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết Bước 3: Xây dựng tiêu chí của thiết bị/giải pháp giải quyết vấn đề 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_va_to_chuc_to_chuc_day_hoc_ba.doc