Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục hướng nghiệp vào giảng dạy phần hóa học hidrocacbon nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Chí Thanh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục hướng nghiệp vào giảng dạy phần hóa học hidrocacbon nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Chí Thanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục hướng nghiệp vào giảng dạy phần hóa học hidrocacbon nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Chí Thanh
Sáng kiến kinh nghiệm SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc An Giang, ngày 18 tháng 02 năm 2019 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến I- Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ và tên: NGUYỄN VĂN PHÚ. Nam, nữ: NAM - Ngày tháng năm sinh: 1982 - Nơi thường trú: Phú Mỹ- Phú Tân- An Giang. - Đơn vị công tác: THPT Nguyễn Chí Thanh. - Chức vụ hiện nay: giáo viên . - Trình độ chuyên môn: đại học sư phạm Hóa Học - Lĩnh vực công tác: giảng dạy bộ môn Hóa học và kiêm nhiệm chủ nhiệm lớp, giảng dạy hướng nghiệp II.- Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: . Trường nằm ngay thị trấn Chợ Vàm, Phú Tân, An Giang ( vùng nông thôn) . Trường đặt tại vùng nông thôn, rất ít doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, không có trường đại học, cao đẳng đặt trên địa bàn. . Gia đình học sinh khó khăn nên công tác xã hội hóa để học sinh tham gia chương trình trải nghiệm, tiếp cận với các trường đại học hầu như không có. . Chất lượng học sinh đầu vào rất thấp. Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm nhiều nguyên nhân, hoạt động giáo dục hướng nghiệp hiện vẫn mang nặng tính hình thức và chưa thiết thực. Đa số giáo viên chưa ý thức rõ vai trò của mình trong công tác hướng nghiệp, trong khi nhận thức của cha mẹ HS về việc chọn nghề còn rất phiến diện. Gần như tuyệt đại đa số phụ huynh đều tha thiết mong muốn con em mình phải đậu đại học. Bên cạnh đó, tâm lý chọn nghề chung của HS mang tính may rủi, thiếu thông tin chọn nghề theo sự áp đặt của người lớn, theo thời thượng; chọn nghề theo mác , nhãn ; chọn các nghề nổi tiếng, dễ kiếm tiền mà không cần biết có phù hợp với năng lực, hứng thú, điều kiện bản thân hay không. . Công tác tuyển chọn giáo viên chuyên trách công tác hướng nghiệp còn rất nhiều khó khăn trong khi yêu cầu đòi h i giáo viên phải có hiểu biết thực tế sâu, rộng về nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt nhưng các trường ĐH, CĐ tại Việt Nam vẫn chưa đào tạo chuyên ngành cụ thể về hướng nghiệp. Đa số giáo viên phụ trách hướng nghiệp là giáo viên chủ nhiệm hay bộ môn của trường, giáo viên kiêm nhiệm . Trước năm học 2009-2010, thời lượng dành cho hoạt động giáo dục hướng là 27 tiết/năm học/lớp (3 tiết/tháng/lớp . Nhưng từ năm học 2009-2010 trở đi, thời lượng dành cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp rút xuống còn 9 tiết/năm học/lớp do có sự tích hợp một số chủ đề hướng nghiệp vào hoạt động ngoài giờ lên lớp và môn công nghệ lớp 10. Với thời lượng này, rất khó thực hiện đầy đủ các nội dung trong chương trình giáo dục hướng nghiệp. . Các thầy cô không có nhiều thời gian để tìm hiểu sâu về thế giới nghề nghiệp vốn dĩ vô cùng đa dạng và phức tạp. . Hiện các em đang gặp phải không ít khó khăn như thiếu sự đào tạo bài bản, không được cập nhật thông tin, không am hiểu về thị trường lao động, giáo dục mang nặng tính lí thuyết, thiếu trải nghiệm Đây cũng chính là các nguyên nhân dẫn đến thực trạng tư vấn hướng nghiệp thiếu hiệu quả Trang 3 Sáng kiến kinh nghiệm Xác định được nghề Xác định nhưng còn Không biết nghề gì Em đã xác định cụ thể mơ hồ chưa chắc nghề tương lai của chắn, hay thay đổi mình là gì chưa? 40% 20% 40% Vì sao chọn nghề Tự thích Bố mẹ gợi ý Do năng lực, sở đó? thích 65% 26.6 % 8.4 % Em tìm hiểu nghề từ Tự tìm hiểu trên Giáo viên dạy HN Giáo viên bộ môn nguồn thông tin mạng, bạn bè,.. nào? 65% 30% 5% Mức độ giáo viên bộ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ môn giáo dục hướng 5% 3.3% 91.7% nghiệp cho em như thế nào? Em biết gì về tinh Biết rất nhiều Có nghe nói Chưa biết bao giờ thần khởi nghiệp 3.3% 10 % 86.7% b. Nhận xét: . Câu h i chọn nghề gì luôn là vấn đề trăn trở đối với học sinh (HS khi bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, đặc biệt là đối với HS THPT. Vì vậy, giáo dục hướng nghiệp Trang 5 Sáng kiến kinh nghiệm 1.3. Thực trạng về tinh thần khởi nghiệp của học sinh Em biết gì về tinh Biết rất nhiều Có nghe nói Chưa biết bao giờ thần khởi nghiệp 1.6% 11.6% 86.8% Sau khi học xong Vào ĐH, CĐ Đi làm Chưa xác dịnh 12, em sẽ làm gì? 40% 46.7% 13.3% Sau khi tốt nghiệp Đi xin việc làm Tự thành lập doanh Chưa xác định ĐH, CĐ, em sẽ làm nghiêp sản xuất, gì? kinh doanh 90% 5 % 7% . Kết quả khảo sát, có đến 86.8% học sinh chưa hề biết đến các hoạt động khởi nghiệp. Số lượng học sinh biết đến các chương trình khởi nghiệp chỉ đạt 13.2% và thực tế trong số đó, có em biết rất mơ hồ . Tuy nhiên, khi h i về khả năng kinh doanh có đến 89% học sinh cho rằng bản thân có khả năng kinh doanh., có thể thấy rằng rất nhiều học sinh có các tố chất của một tinh thần khởi nghiệp nhưng đang bị mai một. . Nhiều giáo viên chưa chú trọng việc khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho thế hệ trẻ. Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học chưa được trang bị những nguyên lý cơ bản về ngành nghề và tiếp cận thực tiễn về kinh doanh, nên phần lớn học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học, thậm chí không ít sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học vẫn chưa có ý niệm như thế nào là sự nghiệp làm chủ. Hơn nữa, các chương trình đào tạo thường hướng học sinh trang bị kiến thức và động cơ để trở thành người làm thuê. Trang 7 Sáng kiến kinh nghiệm thời, cần xây dựng chương trình, lộ trình cụ thể để khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho người dân nói chung trong các định chế xã hội. . Một khi tinh thần khởi nghiệp, văn hóa khởi nghiệp nở rộ trong các tầng lớp dân cư, đặc biệt là trong thế hệ trẻ thì nó sẽ thực sự trở thành động lực mạnh mẽ nhất, chủ yếu nhất thúc đẩy phát triển nền kinh tế, phát triển xã hội, đưa đất nước tiến lên. 1.4. Thực trạng tích hợp hướng nghiệp vào giảng dạy hóa học tại trường phổ thông: Thực hiện chỉ thị số 33/2003/CT-BGD về việc tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bằng nhiều hình thức, trong đó có hình thức tích hợp giáo dục hướng nghiệp vào dạy học bộ môn. Đồng thời sở giáo dục và đào tạo An Giang đã có công văn chỉ đạo số 36/2018 về việc tích hợp hướng nghiệp vào bộ môn nhưng vẫn có những vấn đề sau: . Thỉnh thoảng giáo viên có tích hợp giáo dục hướng nghiệp vào giảng dạy bộ môn, và những tiết dạy đó bồi dưỡng được hứng thú, động lực học tập cho học sinh. . Do áp lực của việc kiểm tra, đánh giá, của các kì thi nên đa phần giáo viên dạy phần chữ quên đi nội dung tích họp giáo dục hướng nghiệp. . Nội dung hướng nghiệp do bộ giáo dục ban hành hiện tại đã lạc hậu, giáo viên ít cập nhật nên khó triển khai trong giảng dạy. . Giáo viên chưa tạo được cầu nối giữa kiến thức hàn lâm của bộ môn Hóa học với thực tiễn sản xuất, kinh doanh, chưa hình thành kiến thức về thế giới nghề cho học sinh. Nhiều giáo viên còn lúng túng khi tích hợp vào tiết dạy. Giáo viên chưa xác định nội dung và hình thức tích hợp. . Một số giáo viên còn mơ hồ về tinh thần khởi nghiệp. Thầy cô có thường Hầu như không có Rất ít khi tích hợp Thường xuyên tích hay tích hợp giáo hợp dục hướng nghiệp 80% 20% 0.0 % vào giảng dạy Hóa ( 4/5 giáo viên) (1/5 giáo viên) (không có giáo viên học không? nào) Trang 9 Sáng kiến kinh nghiệm trường có tính sáng tạo cao và sử dụng trí óc có tính chất công việc ít lặp lại trong thế kỷ 21. Để làm được những việc nêu trên, đòi h i ngành giáo dục cần có sự thay đổi trước tiên trong cách nghĩ, cách dạy và hướng nghiệp. Làm sao để tạo một môi trường luôn gợi mở, khơi dậy, khuyến khích nhằm phát hiện, hun đúc những ý tưởng mới, sáng tạo và độc đáo ngay từ ban đầu của các em. . Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu đầy tâm huyết và tinh thần Khởi nghiệp: Cần phải đẩy mạnh khơi dậy tinh thần kinh doanh, khả năng sáng tạo, sự năng động của cả quốc gia, đặc biệt là thế hệ trẻ, ...Coi khởi nghiệp là đột phá để thực hiện 3 đột phá chiến lược. Coi kết quả các chương trình khởi nghiệp là thước đo thành công của Chính phủ kiến tạo . Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng ý kiến Giáo dục phổ thông dành cho tuổi trẻ từ tuổi thơ ấu đến tuổi 18, tuổi thanh niên, tuổi hoàn thành giáo dục phổ thông ở đây có sự gặp gỡ hài hòa giữa ba nhân tố: giáo dục phổ thông, tuổi trẻ và giáo dục nghề nghiệp,đó là quá trình chẩn bị vào đời của mỗi người Mọi người cần nhớ rằng , giáo dục phổ thông không chỉ kiến thức khoa học tự nhiên và xã hội mà còn nhằm cái đích dạy các nghề có tầm quan trọng rất thiết thực ở nước ta. . Từ năm 2000, công tác giáo dục hướng nghiệp đã được quan tâm, song việc thực hiện còn nhiều khó khăn, hiệu quả không cao với nhiều nguyên nhân như thiếu giáo viên đúng chuyên ngành, cơ sở vật chất còn thiếu, nhiều giáo viên chỉ lo tập trung dạy chữ , việc giáo dục hướng nghiệp do giáo viên bộ môn làm thông qua dạy học bộ môn còn rất hạn chế, thậm chí là không tiến hành. . Định hướng nghề nghiệp và xây dựng kế hoạch trong tương lai là một trong những giá trị quan trọng không chỉ dành riêng cho học sinh mà cho mỗi con người chúng ta. . Công tác giáo dục hướng nghiệp bị coi nhẹ dẫn đến sự mất cân đối trong phân luồng đào tạo nghề. Tình trạng thừa thầy thiếu thợ ngày càng tiếp diễn. Báo cáo của Bộ LĐTBXH cho thấy, thị trường lao động Việt Nam là thị trường dư thừa lao động và phát triển không đồng đều, đặc biệt quan hệ cung - cầu lao động giữa các vùng, khu vực, ngành nghề đang diễn ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng. Số cử nhân ra trường ngày càng lớn nhưng tỷ lệ thất nghiệp cũng ở mức lớn nhất. . Chọn đúng nghề - bài toán thật sự quan trọng mà mỗi con người chúng ta đều cần phải tìm ra cho mình đáp án. Đáp án đúng, cuộc đời sẽ nở hoa. Đáp án sai, chúng ta buộc phải làm lại từ đầu, mà cuộc sống này đôi khi còn không cho mình cơ hội. Do vậy, Trang 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_giao_duc_huong_nghiep_vao_gia.pdf