Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử, giao tiếp văn minh, thanh lịch của người Hà Nội cho học sinh qua một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 11

docx 29 trang sk11 27/07/2024 970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử, giao tiếp văn minh, thanh lịch của người Hà Nội cho học sinh qua một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử, giao tiếp văn minh, thanh lịch của người Hà Nội cho học sinh qua một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 11

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử, giao tiếp văn minh, thanh lịch của người Hà Nội cho học sinh qua một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 11
 Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử, giao tiếp văn minh, thanh lịch của người Hà Nội 
 cho học sinh qua một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 11
 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm
2. BCH TW: Ban chấp hành Trung ương
3. GDĐT: Giáo dục đào tạo
4. THPT: Trung học phổ thông
5. HS: Học sinh
6. GV: Giáo viên
7. HSTL: Học sinh trả lời
8. GD: giáo dục
9. GDVH: Giáo dục văn hóa
 1/27 Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử, giao tiếp văn minh, thanh lịch của người Hà Nội 
 cho học sinh qua một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 11
dạy bộ môn văn trong trường phổ thông.Tôi có điều kiện để truyền dạy cho học trò 
những nét đẹp trong giao tiếp, ứng xử thông qua các tiết dạy Giáo dục nếp sống thanh 
lịch, văn minh và thông qua cả một số tiết dạy tích hợp trong bộ môn văn. Đó vừa là trách 
nhiệm vừa là niềm tự hào của tôi nói riêng và những người con Hà Nội nói chung.
 Hơn thế, Việt Nam là một đất nước đa dân tôc và đa dạng về văn hóa vùng 
miền, mỗi địa phương lại mang những nét đặc sắc riêng trong văn hóa giao tiếp, ứng 
xử. Do vậy, từ chương trình thí điểm “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho 
học sinh Hà Nội” và dạy tích hợp về văn hóa ứng xử, giao tiếp của người Hà Nội 
chúng ta cũng có thể nhân rộng các chương trình giáo dục văn hóa vùng miền khác 
cho học sinh, giúp các em có cái nhìn sâu sắc, toàn diện về văn hóa dân tộc, trang bị 
cho các em một hành trang vững chắc để bước vào con đường hội nhập và phát triển.
 Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài : Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử, giao tiếp 
văn minh, thanh lịch của người Hà Nội cho học sinh qua một số tác phẩm trong 
chương trình Ngữ văn lớp 11 nhằm để giúp các em hiểu và gìn giữ, nâng cao nét đẹp 
văn hóa của người Hà Nội, xây dựng một nền tảng văn hóa ứng xử, giao tiếp văn 
minh, thanh lịch trong thế kỉ XXI, đáp ứng nhu cầu phát triển, giao lưu và hội nhập 
quốc tế. 
 II. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 1. Mục đích
 Đề tài nghiên cứu nội dung: Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử, giao tiếp văn 
minh thanh lịch của người Hà Nội cho học sinh qua một số tác phẩm trong môn Ngữ 
văn lớp 11- THPT để góp phần giáo dục văn hóa giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn 
minh cho học sinh.
 2. Đối tượng
 Học sinh lớp 11A12 và lớp 11A15 của trường THPT mà tôi dang công tác, giảng dạy 
năm học 2014-2015.
 3. Phạm vi
 Phạm vi của đề tài tập trung bài: Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm trong chương 
trình Ngữ văn lớp 11, bài Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự) - Lê Hữu 
Trác, bài Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) – Vũ Trọng Phụng và bài Vĩnh biệt 
Cửu trùng đài (trích Vũ Như Tô) – Nguyễn Huy Tưởng.
 4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Phân tích và hệ thống hóa các tài liệu có 
liên quan đến đề tài.
 - Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thí nghiệm ở các giờ dạy trên lớp.
 3/27 Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử, giao tiếp văn minh, thanh lịch của người Hà Nội 
 cho học sinh qua một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 11
khía cạnh đối với tự mình, là thái độ của mỗi cá nhân đối với trách nhiệm của bản thân 
mình trong sinh hoạt, trong công việc
 Với mức độ và tầm quan trọng như vậy, văn hóa giao tiếp, ứng xử đòi hỏi mỗi 
con người phải được học tập, rèn luyện và tu dưỡng thường xuyên, liên tục.
 Hà Nội với 1000 năm tuổi với sự ưu đãi của thiên nhiên đã làm cho Hà Nội là “ 
Chốn hội tụ của bốn phương đất nước”, “ muôn vật phong phú tốt tươi” đã làm cho Hà 
Nội là một đô thị lớn bậc nhất của nước nhà, là nơi phồn thịnh về kinh tế, phát triển về 
văn hóa, tạo nên một bản sắc văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Có thể hình dung chân 
dung văn hóa ứng xử của con người Hà Nội với những giá trị nổi bật như sự lịch lãm, 
tinh tế, hào hoa trí tuệ, có nghĩa khí, giàu lòng yêu nước, tình nhân ái, yêu chuộng hòa 
bình; người Hà Nội kín đáo, khiêm nhường, hướng nội sâu sắc, quan hệ rộng mở, có 
bản lĩnh và tự trọng, với những biểu hiện cụ thể như:
 *Người Hà Nội giao tiếp văn minh, thanh lịch
 Người Hà Nội coi trọng giao tiếp trước hết ở lời ăn, tiếng nói. Qua tiếng nói , 
người ta nhận ra tiếng nói “Hồ Gươm”. Cái thanh, cái lịch của tiếng nói người Hà 
Nội là ở chỗ phát âm hay, dùng từ chuẩn xác, diễn đạt hấp dẫn, dễ nghe.
 Người Hà Nội khi nói chọn ý đẹp, lời hay, tránh thô lỗ, tục tằn.khi giao tiếp 
luôn thể hiện thái độ cầu thị, cẩn trọng cân nhắc kỹ trước khi nói.
 Người Hà Nội chú trọng cách nói, cách xưng hô, cách chào khi gặp và tạm 
biệt. Không nói trống không, nói leo, nói chen ngang làm người khác mất hứng, 
không nói kiểu khoe chữ, học đòi.
 Người Hà Nội biết lắng nghe khi giao tiếp, tin tưởng cởi mở trong giao tiếp. Nghe 
với sự cầu thị, nghe để cảm thông, thấu hiểu, không bàng quan, lơ đãng, vô tình.
 *Người Hà Nội ứng xử văn minh, thanh lịch
 Hà Nội là thủ đô của đất nước, đó cũng là nơi hội tụ của những tài năng, tinh 
hoa trí tuệ tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Từ xa xưa, người của đất “Ngàn năm văn 
vật” đã có lối ứng xử vừa thanh lịch vừa văn minh.
 Người Hà Nội tự trọng, biết mình, cẩn thận, chỉn chu đối với chính mình. Từ 
việc phân biệt cách mặc trong nhà khác với mặc ra đường, ăn trông nồi, ngồi trông 
hướng, tu thân rồi mới tề gia ... chứng tỏ phải biết mình, sửa mình là điều trước tiên.
 Sự hài hòa, dung hòa các mối quan hệ là đặc điểm nổi bật trong quan hệ ứng 
xử của người Hà Nội. Người Hà Nội hào hoa mà không kênh kiệu, khoe vẻ giàu sang; 
vui tươi duyên dáng mà không suồng sã; thông minh, lịch thiệp và vẫn chân thành; 
chững chạc, khiêm nhường, ân cần và tế nhị ... Người Hà Nội không ứng xử thái quá, 
cực đoan, lựa cách ăn ở cho vừa lòng người, không rộng, không hẹp; không “uống 
 5/27 Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử, giao tiếp văn minh, thanh lịch của người Hà Nội 
 cho học sinh qua một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 11
ghép nội dung giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội vào một số 
bài học.
 Trong đặc thù của môn Ngữ văn vừa là những tác phẩm nghệ thuật ,lại vừa là 
những bài học đạo đức được lồng ghép một cách tinh vi, khéo léo vì vậy rất thuận tiện 
và phù hợp cho việc dạy tích hợp những nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Hà 
Nội nói riêng và văn hóa vùng miền nói chung. Đó cũng là một cách để ta truyền tải, 
giáo dục lòng tự hào về truyền thống thanh lịch của đất đô thành, lại vừa giúp thế hệ 
trẻ xây dựng được một văn hóa ứng xử đẹp thật sự văn minh, thanh lịch.
 Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy việc giảng dạy còn chưa được một số giáo viên 
thực sự chú trọng đến nội dung này, nên chưa phù hợp với yêu cầu xã hội. Chính vì 
vậy việc lồng ghép nội dung giáo dục giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh nói 
chung và văn hóa ứng xử thanh lịch, văn minh của người Hà Nội nói riêng vào môn 
học này vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để và sâu rộng.
 II. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN ĐỂ TÍCH HỢP GIÁO DỤC VĂN 
HÓA ỨNG XỬ, GIAO TIẾP VĂN MINH, THANH LỊCH CỦA NGƯỜI HÀ 
NỘI CHO HS
 1. Nhiệm vụ của người GV trong việc tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử, giao 
tiếp văn minh, thanh lịch của người Hà Nội cho HS.
 Giáo dục văn hóa ứng xử, giao tiếp thanh lịch, văn minh là dựa trên những tri thức 
về những nét đẹp văn hóa ứng xử, giao tiếp của Hà Nội mà hình thành thái độ, ý thức, 
trách nhiệm và kĩ năng sống cho HS, nhằm khơi dậy niềm tự hào được kế thừa truyền 
thống thanh lịch, giữ gìn nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội. Qua đó tạo sự chuyển 
biến từng bước về nhận thức, hành vi cho học sinh, góp phần đào tạo, xây dựng thế hệ 
người Hà Nội giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh, xây dựng Thủ đô và đất nước 
phồn vinh giàu mạnh.
 Là một GV chủ nhiệm và GV giảng dạy môn Ngữ văn, ngoài những tiết học 
trực tiếp giảng dạy chuyên đề Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh, thông qua một 
số bài học liên quan đến văn hóa giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh của người Hà 
Nội, tôi đã cung cấp, gửi gắm các thông điệp phong phú về giữ gìn và bảo vệ, phát 
huy nét đặc sắc trong văn hóa ứng xử của người Hà Nội. Cụ thể : HS hiểu được văn 
hóa ứng xử, giao tiếp thanh lịch, văn minh của người Hà Nội xưa và đối với đời sống 
của các thế hệ người dân Hà Nội nay như thế nào, thấy được những nét đẹp ấy đã và 
đang bị mai một cụ thể ra sao để có ý thức gìn giữ và phát huy những nét đẹp đó . Bên 
cạnh đó tôi còn tạo môi trường để các em có thể giao lưu, thực hành, giúp các em 
thấm nhuần những nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Hà Nội; có thái độ thân 
thiện với mọi người , ủng hộ những việc làm bảo vệ bản sắc văn hóa của Hà Nội và 
lên án, tố cáo những hành vi làm mất đi những nét đẹp văn hóa trong giao tiếp, ứng 
 7/27 Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử, giao tiếp văn minh, thanh lịch của người Hà Nội 
 cho học sinh qua một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 11
 - Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng : cung cấp những thông tin về văn 
hóa ứng xử, giao tiếp của người Hà Nội và ở địa phương nơi mà các em đang sinh 
sống và học tập.
 - Phương pháp nêu gương: Muốn nét đẹp văn hóa ứng xử, giao tiếp thanh lịch, 
văn minh của người Hà Nội được tỏa sáng, giúp học sinh hiểu và gìn giữ thì bản thân 
GV phải gương mẫu ngay trong lời ăn, tiếng nói, trong cách ứng xử hàng ngày
 3. Một số bài học vận dụng tích hợp, lồng ghép giáo dục văn hóa giao tiếp, 
ứng xử thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong môn Ngữ văn 11 
 3.1 Hệ thống những bài học có nội dung giáo dục văn hóa giao tiếp, ứng 
xử thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.
 Như trên đã nói, kiến thức giáo dục văn hóa ứng xử, giao tiếp thanh lịch, văn 
minh của người Hà Nội trong môn Ngữ văn lớp 11 không được trình bày cụ thể trong 
từng bài rõ ràng mà được mà phải tích hợp và lồng ghép vào nội dung bài giảng. 
Khảo sát toàn bộ nội dung chương trình Ngữ văn lớp 11, tôi thấy có một số bài học 
tiêu biểu liên quan đến văn hóa giao tiếp, ứng xử của người Hà Nội có thể tích hợp 
được nội dung này đó là các bài: Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự) –Lê 
Hữu Trác; Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm, đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia 
(trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng); Vĩnh biệt Cửu trùng đài (trích Vũ Như Tô) – Nguyễn 
Huy Tưởng.
 3.2. Vận dụng
 * Đoạn trích: Vào Phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự) – Lê Hữu Trác.
 Khi dạy đến bài này, tôi muốn tích hợp giáo dục cho học sinh có cái nhìn sâu 
sắc và toàn diện về đời sống, văn hóa ứng xử, cung cách sinh hoạt của tầng lớp vua 
quan phong kiến thời vua Lê – chúa Trịnh. Cuộc sống xa hoa, quyền quý nhưng thiếu 
sinh khí, tình người để từ đó giáo dục cho học sinh một lối sống tích cực chan hòa với 
thiên nhiên, trân trọng tài năng phẩm giá, có thái độ đúng mực với danh lợi, vật chất. 
 * Đoạn trích: Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) – Vũ Trọng Phụng
 Với đoạn trích này, ngoài việc đảm bảo nội dung kiến thức giờ dạy cho học 
sinh thấy được mặt trái với những cách giao tiếp, ứng xử thiếu văn minh thanh lịch của 
xã hội thành thị Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Đó là cách ứng xử giao tiếp 
thái quá cực đoan, háo danh, hám lợi, giả tạo, thiếu tình người. Để từ đó có ý thức xây 
dựng một lối sống đẹp trong giao tiếp, ứng xử với những người thân trong gia đình, 
với những quan hệ ngoài xã hội, với việc ăn mặc, ma chay,
 * Đoạn trích Vĩnh biệt Cửu trùng đài (trích kịch Vũ Như Tô) – Nguyễn Huy Tưởng
 9/27 Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử, giao tiếp văn minh, thanh lịch của người Hà Nội 
 cho học sinh qua một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 11
 GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các 
hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 GV: Nêu hoàn cảnh ra đời, mục đích sáng tác của văn bản chiếu cầu hiền?
3. Bài mới
 - Lời vào bài: học sinh xem trích đoạn chèo “Ngọc Hân công chúa” – Biên 
kịch: Lưu Quang Vũ
 - Bài giảng:
 Đoạn trích các em vừa theo dõi cũng đã phần nào cho thấy được bối cảnh thời 
đại Tây Sơn và tư tưởng cầu hiền của vua Quang Trung trước khi bài chiếu ra đời. Để 
hiểu rõ hơn bài Chiếu Cầu Hiền , cô cùng các em đi tiếp vào bài học ngày hôm nay.
 PP HOẠT ĐỘNG CỦA NỘI DUNG KIẾN THỨC NỘI DUNG 
 TG THẦY VÀ TRÒ CẦN ĐẠT TÍCH HỢP
 I. TÌM HIỂU CHUNG
 II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
 1. Đọc, tìm hiểu bố cục
 2. Tìm hiểu văn bản
 a/ Đoạn 1: Quy luật xử 
 thế của người hiền
 b/ Đoạn 2: Cách ứng xử 
 của sĩ phu Bắc Hà và nhu 
 cầu đất nước
 Đất nước hưng vong, thất phu 
 hữu trách. Chúng ta đã từng 
 nghe câu dưới thời nhà Trần, 
 Trần Quốc Tuấn đã vì nghĩa 
 nước mà gạt bỏ mối thù nhà 
 quên đi những hiềm khích 
 riêng tư. Hay câu chuyện 
 dưới thời nhà Lê, Nguyễn 
 Trãi đã tự tìm đến chủ tướng 
 Lê Lợi dâng Bình Ngô Sách 
 làm nên chiến thắng vang dội 
 11/27

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_giao_duc_van_hoa_ung_xu_giao.docx