Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức giáo dục môi trường chương Nitơ - Photpho ở bộ môn Hóa học lớp 11 - Chương trình cơ bản

docx 56 trang sk11 12/05/2024 1160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức giáo dục môi trường chương Nitơ - Photpho ở bộ môn Hóa học lớp 11 - Chương trình cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức giáo dục môi trường chương Nitơ - Photpho ở bộ môn Hóa học lớp 11 - Chương trình cơ bản

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức giáo dục môi trường chương Nitơ - Photpho ở bộ môn Hóa học lớp 11 - Chương trình cơ bản
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài 
 Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, kinh tế xã hội thì môi trường 
đang trở thành vấn đề được toàn cầu quan tâm. Hiện nay, sự phát triển về kinh tế 
kéo theo hậu quả là trái đất ấm dần lên, ô nhiễm môi trường sống và phá huỷ sinh 
cảnh tự nhiên. Nguyên nhân sâu xa và trực tiếp đều do con người. Vì vậy việc giáo 
dục bảo vệ môi trường cũng như trang bị kiến thức bảo vệ môi trường cho thế hệ 
trẻ là điều cấp thiết. Bởi vì bảo vệ môi trường không chỉ là bảo vệ trái đất mà chính 
là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. 
 Lần đầu tiên trong lịch sử, tại cuộc họp Liên hiệp Quốc (LHQ) về bảo vệ 
môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở Pari, thuật ngữ “GDMT” được sử dụng, 
tiếp đó ngày 5/6/1972, tại hội nghị LHQ họp ở Stockhôm (Thuỵ Điển) đã nhất trí 
nhấn mạnh: Việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường là hai nhiệm vụ hàng đầu của 
nhân loại và ngày 5 tháng 6 hàng năm trở thành “Ngày môi trường thế giới”. Các 
hội nghị quốc tế về môi trường liên tiếp diễn ra đã nói lên tầm quan trọng và sự 
khẩn thiết của toàn cầu.
 Giáo dục môi trường được xem là một trong những biện pháp hàng đầu để 
bảo vệ môi trường có hiệu quả, giúp con người có được nhận thức đúng đắn về môi 
trường, về việc khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên. Giáo dục bảo vệ 
môi trường không còn là nhiệm vụ của riêng ai mà là nhiệm vụ của mọi người, mọi 
nhà, mọi tổ chức nhưng có vai trò quan trọng nhất vẫn là ngành giáo dục, đặc biệt 
là các trường phổ thông. Vì nhà trường phổ thông là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những 
chủ nhân tương lai của đất nước, những người sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ giáo dục, 
tuyên truyền, khai thác và bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 
 Ở nước ta, giáo dục môi trường đã được đưa vào chương trình đào tạo của 
một số trường đại học và chương trình giáo dục phổ thông ở một số môn học trong 
đó có bộ môn hoá học. Môn hoá học là một trong những môn học có liên quan mật 
thiết với môi trường. Thông qua các bài giảng ở trường phổ thông, giáo viên hoá 
học có thể cung cấp thêm thông tin, mở rộng kiến thức và giáo dục ý thức bảo vệ 
môi trường cho học sinh. Những nội dung này sẽ tạo hứng thú học tập, khơi dậy 
niềm say mê môn hoá học cho học sinh. Là giáo viên hoá học sau nhiều năm tham 
gia giảng dạy lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào các bài học 
liên quan, tôi mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Tích hợp kiến thức 
giáo dục môi trường chương Nitơ - Photpho ở bộ môn hóa học lớp 11 - chương 
trình cơ bản”. 
2. Mục đích nghiên cứu 
 Tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào một số bài giảng chương Nitơ – 
Photpho môn hóa lớp 11 chương trình cơ bản nhằm giúp học sinh ý thức bảo vệ 
môi trường. 
 1 B. NỘI DUNG
 Chương 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về môi trường và ô nhiễm môi trường
1.1.1. Khái niệm về môi trường
 Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan 
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người và thiên nhiên.
 Môi trường của con người bao gồm toàn bộ hệ thống tự nhiên và các hệ 
thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (tập quán, niềm tin), trong đó con 
người sống và lao động, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm 
thoả mãn nhu cầu cho cuộc sống sinh hoạt của mình. Môi trường sống không phải 
là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật và con người, mà 
nó còn là “khung cảnh của cuộc sống, của lao động và vui chơi giải trí của con 
người”. Môi trường sống của con người là cả vũ trụ bao la, trong đó hệ Mặt Trời 
và Trái Đất là bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất.
 Môi trường là tổng hợp tất cả các nhân tố vật lí, hoá học, kinh tế xã hội có 
tác động tới một cá thể, một quần thể, hoặc một cộng đồng.
 Môi trường vật lí: Là môi trường bao gồm các thành phần vô sinh của môi 
trường tự nhiên như môi trường thạch quyển, môi trường thuỷ quyển, môi trường 
khí quyển và môi trường sinh quyển.
 + Thạch quyển (đất): Là lớp vỏ cứng ngoài của trái đất, có cấu tạo hình thái 
phức tạp, có thành phần không đồng nhất, có bề dày thay đổi theo những vị trí địa 
lí khác nhau từ 0 đến 100 km.
 + Thuỷ quyển (nước): Là một trong những yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là 
nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên trái đất và cần thiết cho các hoạt động kinh tế 
- xã hội của loài người. Thuỷ quyển bao gồm tất cả các dạng nguồn nước có trên 
trái đất như: Đại dương, biển, hồ, sông, suối, các nguồn chứa băng đá ở hai cực 
Trái Đất và các nguồn nước ngầm. Khối lượng thuỷ quyển ước tính vào khoảng 
1,38.1021kg (tương đương 0,03% tổng khối lượng trái đất).
 + Khí quyển: Là lớp khí bao quanh bề mặt Trái Đất, có khối lượng 
5,2.1018kg, nhỏ hơn 0,0001% trọng lượng trái đất. Khí quyển có vai trò quan trọng 
trong việc giữ cân bằng nhiệt lượng của trái đất thông qua quá trình hấp thụ tia tử 
ngoại từ Mặt Trời chiếu xuống và tia nhiệt từ mặt đất phản xạ lên.
 + Sinh quyển: Là toàn bộ các dạng vật thể sống tồn tại ở bên trong, bên trên 
và ngoài Trái Đất, trong đó có cơ thể sống và các hệ sinh thái hoạt động. Đây là 
một hệ thống động và rất phức tạp. Nơi sinh sống của sinh vật trong sinh quyển 
gồm môi trường cạn (địa quyển), môi trường không khí và môi trường thuỷ quyển.
 3 Ô nhiễm không khí là một vấn đề có quy mô toàn cầu vì các chất gây ô 
nhiễm không khí dù từ nguồn nào và ở đâu thì cuối cùng cũng được phân tán khắp 
mọi nơi trong toàn bộ khí quyển của trái đất.
 Các nguồn phát tán chất ô nhiễm không khí chủ yếu là:
 - Giao thông vận tải.
 - Sản xuất nhiệt điện.
 - Sự cháy
 - Các quy trình sản xuất công nghiệp.
Có thể mô tả tóm tắt các chất ô nhiễm, nguồn gốc và cách phân loại chúng theo 
bảng:
 Chất ô nhiễm Nguồn gốc
 Khí cacbonic Núi lửa, sự hô hấp của sinh vật
 Cacbon monooxit (CO) Núi lửa, động cơ đốt trong
 Hiđrocacbon Cây cối, vi khuẩn, động cơ đốt trong
 Các hợp chất hữu cơ Công nghiệp hoá học, đốt rác thải, đốt các 
 chất hữu cơ khác
 SO2 và dẫn xuất của lưu huỳnh Công nghiệp hoá học, núi lửa, bụi nước biển, 
 vi khuẩn, đốt nhiên liệu
 Dẫn xuất của nitơ Vi khuẩn, đốt nhiên liệu
 Chất phóng xạ Nhà máy điện hạt nhân, nổ bom hạt nhân
 Kim loại nặng, hợp chất vô cơ Núi lửa, thiên thạch, sói mòn do gió, bụi nước 
 biển, động cơ đốt trong
 Hợp chất hữu cơ tự nhiên hay Cháy rừng, công nghiệp hoá học, đốt nhiên 
 tổng hợp liệu, đốt chất thải sinh hoạt, nông nghiệp 
 (thuốc trừ sâu)
 Chất phóng xạ Nổ bom hạt nhân
Dựa vào tác dụng chủ yếu của chất độc hại chia ra các nhóm:
Nhóm 1: Chất gây bỏng, kích thích da, niêm mạc, ví dụ như axit đặc, kiềm đặc và 
loãng (vôi tôi, amoniac).
Nhóm 2: Kích thích đường hô hấp: Cl2, NH3, SO2, NO, HCl, hơi F2
 + Chất kích thích đường hô hấp trên và phế quản như hơi ôzon, hơi brom
 + Kích thích tế bào như NO2
 + Các chất này hòa tan trong niêm dịch tạo ra axit gây phù phổi cấp.
Nhóm 3: Chất gây ngạt
 + Chất gây ngạt đơn thuần như CO2, etan, metan
 + Gây ngạt hóa học: CO hóa hợp với các chất khác làm mất khả năng vận 
chuyển oxi của hồng cầu làm hô hấp rối loạn.
Nhóm 4: Chất tác dụng hệ thần kinh trung ương, gây mê, gây tê như các loại rượu, 
các hợp chất hiđrocacbua, H2S, CS2, xăng
Nhóm 5: Chất gây độc
 5 Để bảo vệ chất lượng nguồn nước dùng trong sinh hoạt, trong công nghệ 
nước sạch phải trải qua các giai đoạn xử lí về mặt vật lí, hoá học, sinh học. Đặc 
biệt công nghệ xử lí nước thải công nghiệp, sinh hoạt, bệnh viện phải tuân thủ 
nghiêm ngặt các công đoạn xử lí rồi mới xả ra các sông ngòi, ao đầm để tránh ô 
nhiễm nguồn nước.
 - Ô nhiễm môi trường đất: 
 Ô nhiễm đất là tất cả các hiện tượng, quá trình làm bẩn đất, thay đổi các tính 
chất lí, hoá tự nhiên của đất do các tác nhân gây ô nhiễm dẫn đến làm giảm độ phì 
nhiêu của đất.
 Dựa vào tác nhân gây ô nhiễm người ta phân loại:
 + Ô nhiễm do tác nhân hoá học: loại ô nhiễm này gây ra do tác dụng của 
phân bón hoá học bón vào đất không được cây sử dụng hết, một số chuyển sang 
dạng khí, một số chuyển sang thể hoà tan, một số dạng liên kết với keo đất làm ô 
nhiễm đất.
 Khi dùng thuốc bảo vệ thực vật có khoảng 50% lượng thuốc rơi vào đất, 
nước, tồn tại trong đất và lôi cuốn vào chu trình dinh dưỡng.
 Đất nước cây trồng động vật và người.
 Các chất hoá học thất thoát, rò rỉ thải ra trong quá trình hoạt động sản xuất 
công nghiệp, đặc biệt là các hoá chất độc hại và kim loại nặng.
 + Ô nhiễm do tác nhân sinh học: Đất là môi trường cho các loại vi khuẩn 
phát triển. Các loại vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại phát triển trong đất, bị nhiễm 
bẩn bởi các phế thải hữu cơ như: Phân rác, phế thải công nghiệp thực phẩm
 + Ô nhiễm do tác nhân vật lí: 
 Ô nhiễm nhiệt: Khi nhiệt độ tăng, ảnh hưởng lớn đến hệ sinh vật trong đất 
làm nhiệm vụ phân giải chất hữu cơ và trong nhiều trường hợp làm chai cứng đất, 
mất chất dinh dưỡng. Nhiệt độ tăng quá cao làm giảm lượng oxi trong đất và tăng 
quá trình phân huỷ chất hữu cơ trong đất theo kiểu kị khí tạo ra nhiều sản phẩm 
trung gian gây độc hại cho cây: NH 3, H2S, CH4, anđehit,  Nguồn ô nhiễm nhiệt 
do cháy rừng, nguồn nhiệt do nước làm mát các thiết bị máy của các nhà máy nhiệt 
điện và các nhà máy khác.
 Ô nhiễm do tác nhân phóng xạ: Các chất phóng xạ do những phế thải của 
các trung tâm nghiên cứu nguyên tử, nhà máy điện nguyên tử theo chu trình dinh 
dưỡng sẽ thâm nhập vào cơ thể sống làm thay đổi cấu trúc tế bào, gây bệnh di 
truyền qua máu, bệnh ung thư
 Ô nhiễm phóng xạ chính là việc chất phóng xạ nằm trên các bề mặt, chất 
lỏng hoặc chất khí (kể cả cơ thể con người), hoặc trong chất rắn, nơi mà sự hiện 
 7 1.2.2. Phát triển bền vững
 Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế – xã hội lành mạnh, dựa trên việc 
sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, nhằm đáp ứng nhu cầu 
hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng bất lợi cho các thế hệ mai sau. 
 Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế – xã hội với tốc độ tăng trưởng 
cao, liên tục trong thời gian dài dựa trên việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài 
nguyên thiên nhiên mà vẫn bảo vệ được môi trường sinh thái. Phát triển kinh tế 
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện tại, song không làm cạn kiệt 
tài nguyên, để lại hậu quả về môi trường cho thế hệ tương lai. Phát triển bền vững 
là phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm thương tổn đến khả năng 
của các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của họ. Năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh 
về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc được tổ chức ở RiodeJaneiro đề ra 
Chương trình nghị sự toàn cầu cho thế kỷ XXI, theo đó, phát triển bền vững được 
xác định là: “Một sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà 
không làm hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai”. 
 Về nguyên tắc, phát triển bền vững là quá trình vận hành đồng thời ba bình 
diện phát triển: kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, công bằng, ổn 
định, văn hoá đa dạng và môi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì bền 
vững. Do vậy, hệ thống hoàn chỉnh các nguyên tắc đạo đức cho phát triển bền 
vững bao gồm các nguyên tắc phát triển bền vững trong cả “ba thế chân kiềng” 
kinh tế, xã hội, môi trường. 
 Cho tới nay, quan niệm về phát triển bền vững trên bình diện quốc tế có 
được sự thống nhất chung và mục tiêu để thực hiện phát triển bền vững trở thành 
mục tiêu thiên niên kỷ. 
1.3. Giáo dục môi trường
 Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục 
chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng 
và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh 
thái. Mục đích của Giáo dục môi trường nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ 
năng vào gìn giữ, bảo tồn, sử dụng môi trường theo cách thức bền vững cho cả thế 
hệ hiện tại và tương lai. Nó cũng bao hàm cả việc học tập cách sử dụng những 
công nghệ mới nhằm tăng sản lượng và tránh những thảm hoạ môi trường, xoá 
nghèo đói, tận dụng các cơ hội và đưa ra những quyết định khôn khéo trong sử 
dụng tài nguyên. Hơn nữa, nó bao hàm cả việc đạt được những kỹ năng, có những 
động lực và cam kết hành động, dù với tư cách cá nhân hay tập thể, để giải quyết 
những vấn đề môi trường hiện tại và phòng ngừa những vấn đề mới nảy sinh. 
 Hệ thống kiến thức giáo dục môi trường ở trường phổ thông ở nước ta hiện 
nay tập trung chủ yếu vào các môn học có liên quan đến môi trường nhiều như hóa 
học, sinh học, địa lí, công nghệ
 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_kien_thuc_giao_duc_moi_truong.docx