Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức lịch sử vào giảng dạy tác phẩm văn học trung đại lớp 11

docx 44 trang sk11 07/08/2024 870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức lịch sử vào giảng dạy tác phẩm văn học trung đại lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức lịch sử vào giảng dạy tác phẩm văn học trung đại lớp 11

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức lịch sử vào giảng dạy tác phẩm văn học trung đại lớp 11
 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản
 TÍCH HỢP KIẾN THỨC LỊCH SỬ VÀO GIẢNG DẠY TÁC 
 PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI LỚP 11
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Trong những năm gần đây, việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo 
được cả xã hội quan tâm. Theo tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về việc việc đối 
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thì phương pháp dạy học văn cũng cần 
phải thay đổi để theo kịp yêu cầu của thực tiễn. Dạy học theo hướng “tích hợp, liên 
môn” là một trong những vấn đề ưu tiên hiện nay.
 Thêm nữa, nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI có nêu rõ về đổi mới căn 
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo như sau: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương 
pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo 
và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một 
chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, 
tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng 
lực”. Theo quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục trung học trên thì phát triển năng 
lực của người học được coi là mục tiêu quan trọng và được cần được coi trọng.Mặt 
khác, khái niệm năng lực ở đây được hiểu là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng 
và mong muốn của người học. Như vậy, việc liên hệ kiến thức lịch sử vào việc đọc 
hiểu tác phẩm văn học cũng là biện pháp cần thiết, đáp ứng yêu cầu của quá trình 
đổi mới giáo dục, đặc biệt đối với bộ môn Ngữ văn.
 Văn học cũng như mỗi tác phẩm văn chương luôn luôn được ra đời trong 
những bối cảnh lịch sử xã hội cụ thể, những yếu tố đó thẩm thấu, chắt lọc thông 
qua lăng kính của nhà văn để đi vào tác phẩm. Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà 
muốn nghiên cứu một tác phẩm văn chương cụ thể chúng ta lại tìm đến bối cảnh 
mà nó ra đời. Trong phương pháp dạy học văn gọi đó là “quan điểm tiếp cận lịch 
sử phát sinh hay là sự vận động một cách thích hợp những hiểu biết ngoài văn bản 
để cắt nghĩa tác phẩm”.
 Bên cạnh đó, đặt trong giai đoạn đất nước như hiện nay, khi mà những giá trị 
sống của con người đều bị “lung lay” trong “cơn bão” của quá trình hội nhập, 
nhiệm vụ giáo dục qua môn Ngữ văn lại càng được quan tâm hơn bao giờ hết. Đó 
có thể là giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc 
gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo 
vệ môi trường, an toàn giao thôngvà hơn thế nữa bồi dưỡng cho HS tình yêu đối 
với lịch sử dân tộc.
GV: Lê Thị Thu Phương 1 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản
Nguyễn Đình Chiểu, nỗi suy tư sâu lắng của Nguyễn Khuyến đều có nguồn gốc 
sâu xa từ bối cảnh văn hóa, lịch sử của thời đại.
 1.1.2 Quan điểm tiếp cận hướng vào đáp ứng của học sinh:
 Theo phương pháp dạy học văn hiện đại, HS là một chủ thể sáng tạo đa dạng, 
phong phú. Để chủ thể ấy phát huy được tối đa khả năng tiếp cận, lĩnh hội văn bản 
văn học nói chung và tác phẩm văn học trung đại nói riêng thì cần có một kênh 
thông tin, một cây cầu nối bằng văn hóa và lịch sử để có sự đối thoại, cuộc gặp gỡ 
giữa những giá trị của một thời với tâm lí tiếp nhận của người học hiện nay. Mỗi 
tác phẩm văn chương không chỉ truyền cho HS những thông điệp mà nhà văn, nhà 
thơ gửi gắm mà còn truyền cho các em một niềm tin thực sự dựa trên cơ sở có thật 
mà cái thật đó không gì khác ngoài lịch sử. Khi đã hiểu về lịch sử, các em sẽ cảm 
nhận và tin vào những thông điệp mà các tác giả gửi gắm, sẽ không còn cảm giác 
“chơi vơi”, mơ hồ, sáo rỗng về những tác phẩm xưa cũ. Khi đó, HS sẽ là người tiếp 
nhận tác phẩm văn học vừa là người đồng sáng tạo với tác giả nếu được đặt mình 
trong không gian văn hóa và thời gian lịch sử mà tác phẩm đó ra đời.
 Như vậy, quan điểm tiếp cận trên là thực sự cần thiết đối với thực tế giảng dạy 
các tác phẩm văn học trung đại trong nhà trường. Nó đã rút gần hơn khoảng cách 
giữa HS với nhữngtác phẩm này, để chúng không còn xa lạ, vô nghĩa và khắc phục 
tâm lí chán nản, hoài nghi về giá trị của những tác phẩm thuộc thời đại cũ.
 1.2 Mối quan hệ giữa văn học và lịch sử:
 1.2.1 Mối quan hệ hai chiều giữa văn học và lịch sử:
 Văn học cũng như mỗi tác phẩm văn chương luôn ra đời trong những bối cảnh lịch 
sử xã hội, văn hoá cụ thể. Mỗi tác phẩm văn học – đứa con tinh thần của mỗi nhà văn, 
nhà thơ lại được thai nghén, ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử, xã hội nhất định. Nếu 
khôngđặt trong môi trường sinh thành thì không thể có cơ sở để khẳng định hay ngợi ca 
về những giá trị hiện thực, nhân đạo mà nó thể hiện.
 Văn học là lăng kính phản chiếu lịch sử và hoàn cảnh lịch sử sẽ là đối tượng, là bối 
cảnh sản sinh ra văn học. Và nhà thơ, nhà văn đóng vai trò là “người thư kí trung thành 
của thời đại” (Balzac). Bởi thế, không phải ngẫu nhiên khi đánh giá sự nghiệp thi ca của 
Tố Hữu, người đọc thấy ở đó chặng đường thơ gắn liền với chặng đường cách mạng của 
dân tộc, hay xa hơn nữa là thơ văn Nguyễn Đình Chiểu được ngợi ca là “ghi lại lịch sử 
của một thời khổ nhục nhưng vĩ đại" của dân tộc. (Phạm Văn Đồng- Nguyễn Đình 
Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, tạp chí văn học 7- 1963).Tuy 
nhiên, văn học không phản ánh lịch sử một cách khô cứng, gượng ép mà rất hình 
tượng và mang màu sắc thẩm mĩ. Như vậy, ở phương diện nào đó, lịch sử là chất
GV: Lê Thị Thu Phương 3 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản
và mục tiêu phấn đấu của mỗi GV và HS. Bởi lẽ trong qua trình tiếp nhận cả GV 
và HS gặp nhiều khó khăn cơ bản như:
 Thứ nhất là vấn đề ngôn ngữ. Cả GV và HS hầu như chỉ tiếp nhận tác phẩm 
thông qua các bản dịch nghĩa và dịch thơ. Do đó việc hiểu sai hoặc chưa đầy đủ 
các lớp nội dung, ý nghĩa cũng như vẻ đẹp nghệ thuật của các tác phẩm rất hay xảy 
ra.
 Thứ hai, rất nhiều tác phẩm văn học trung đại là những văn bản “hành chức”, 
được sáng tác theo các thể loại mang tính chức năng như chiếu, cáo, hịch, văn tế 
nên ít gây hứng thú đối với HS ngày nay.
 Thứ ba, những tác phẩm văn học thời kì này đã trở nên cũ kĩ và xa lạ với tâm lí 
tiếp nhận của HS ngày nay. Ngoài ra việc vận dụng về sự phát triển của lịch sử xã 
hội góp phần vào việc lí giải các tác phẩm văn học thời kì này cũng gặp rất nhiều 
khó khăn, nhất là các sự kiện lịch sử cụ thể liên quan đến sự ra đời của các tác 
phẩm văn học.
 Từ thực tiễn trên, đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp liên hệ kiến 
thức lịch sử vào giảng dạy tác phẩm văn học trung đại lớp 11” sẽ góp phần khắc 
phục khó khăn thứ ba, kéo HS gần hơn với những tác phẩm đã ra đời rất lâu so với 
thời đại các em sống.
 2.2 Những hướng đề xuất trong việc giảng dạy tác phẩm văn học trung 
đại:
 Vì còn nhiều bất cập trong việc giảng dạy tác phẩm văn học trung đại nên cũng 
có nhiều ý kiến trao đổi, những hướng đề xuất để việc tiếp nhận những tác phẩm 
thời kì này như:
 Cô Nguyễn Thị Hiểu – GV trường THPT Lệ Thủy, Quảng Bình trong bài viết 
“Một vài đề xuất hướng tiếp cận và giảng dạy các tác phẩm văn học trung đại 
trong chương trình THPT” có nhấn mạnh: khi giảng dạy các tác phẩm văn chương 
trung đại, giáo viên phải dựng lại được không khí văn hóa, lịch sử của thời đại, 
phải tạo được sự đồng cảm về văn hóa, văn học; giảng dạy văn học trung đại phải 
dựa trên thi pháp văn chương trung đại, phải bám sát đặc trưng thể loại, phải đặt 
trong mối liên hệ với cuộc sống thực tại hôm nay.
 Theo kinh nghiệm của mình, cô Trần Thị Hoa– Giáo viên Trường THPT Thái 
Hòa (Hàm Yên, Tuyên Quang) có chia sẻ: “ trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy 
việc tham khảo tài liệu từ các lĩnh vực khác có vai trò quan trọng trong việc khôi 
phục, tái hiện hình ảnh quá khứ. Tài liệu tham khảo giúp người học xây dựng được 
tầm đón nhận phù hợp với văn bản”,cụ thể là: sử dụng tài liệu liên môn,sử dụng tư 
liệu lịch sử, sử dụng tư liệu về các tác phẩm nghệ thuật, sử dụng tài liệu địa lý và 
ngôn ngữ học, sử dụng tài liệu các lĩnh vực văn hóa khác. Kinh nghiệm trên chỉ ra
GV: Lê Thị Thu Phương 5 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản
trung đại nào trong quá trình tìm hiểu cũng có thể được liên hệ kiến thức lịch sử ở 
mức độ như nhau. GV phải tìm hiểu kĩ tác phẩm, sau đó đặt những câu hỏi thật sát 
với nội dung bài học, tận dụng tối đa những hiểu biết ngoài tác phẩm của HS vừa 
để các em có cái nhìn tin cậy hơn, đúng hơn về tác phẩm, vừa tránh tình trạng tản 
mạn trong kiến thức của mình. Dưới đây làgợi ý trong việc xây dựng hệ thống câu 
hỏi tích hợp kiến thức lịch sử trong một số tác phẩm văn học trung đại 11 tiêu biểu:
 * Trước hết là văn bản Vào phủ chúa Trịnh trích Thượng kinh kí sự của Lê 
Hữu Trác. Đây là văn bản thuộc thể loại kí sự - một thể kí, ghi chép sự việc, câu 
chuyện có thật và tương đối hoàn chỉnh. Có thể thấy qua đoạn trích này một cái 
nhìn chân thực, hài hước, mỉa mai, bất bình của tác giả về lối sống xa hoa, lãng phí 
và biểu hiện lộng quyền của chúa Trịnh. Để HS đọc hiểu tốt văn bản này, GV nên 
đặt những câu hỏi hướng các em đến những sự kiện lịch sử trong thời gian mà văn 
bản ra đời.
 - Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh tríchThượng kinh kí sự của tác giả Lê Hữu 
Trác được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
 - Tác phẩm Thượng kinh kí sự của tác giả Lê Hữu Trác được hoàn thành vào 
năm 1783. Bằng những kiến thức lịch sử ở lớp 10 đã học, em hãy cho biết vào thời 
điểm đó, nền chính trị nước ta có gì đáng chú ý? Em biết gì về mối quan hệ giữa 
chính quyền Lê- Trịnh?
 - Cũng vào thời điểm đó, đời sống nhân dân như thế nào dưới sự trị vì của chúa 
Trịnh?
 - Hình ảnh nào trong SGK lịch sử 10 cho em thấy sự lộng hành, tiếm quyền cả 
cung vua Lê của chúa Trịnh?
 * Đối với bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến, tưởng chừng như không cần 
có sự liên hệ kiến thức lịch sử thì tâm sự thời thế của nhà thơ ở hai câu cuối và hồn 
thu đẹp nhưng có phần lạnh lẽo, cô quạnh ở sáu câu trước đó lại cần tìm về bối 
cảnh lịch sử những năm cuối thế kỉ XIX thì mới có thể cắt nghĩa, lí giải được.
 - Nhà thơ Nguyễn Khuyến sáng tác bài thơ Thu điếu trong hoàn cảnh nào?
 - Vì sao Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn?
 - Trong thời gian khoảng thời gian và sau khi ông cáo quan về ở ẩn tại quê nhà 
(1872-1883), lịch sử Việt Nam có những biến động gì đáng chú ý?
 * Bài Vịnh khoa thi Hương (có bản ghi là Lễ xướng danh khoa thi Đinh dậu) 
của Trần Tế Xương (1870-1907) là bài thơ thuộc đề tài “thi cử”. Bài thơ đã thể 
hiện thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời và đối
GV: Lê Thị Thu Phương 7 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản
 - Nhìn vào lịch sử nước ta lúc đó, lúc đó có nhiều cuộc tiếp xúc với phương 
Tây, liệu đó có phải là yếu tố tác động đến tư tưởng và tâm trạng của Cao Bá Quát 
được thể hiện trong bài thơ này không?
 - Trong SGK lịch sử 10, bài 26, Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và 
phong trào đấu tranh của nhân dân giúp em hiểu thêm được điều gì về cuộc đời và 
con người Cao Bá Quát?
 * Bài Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888)
 Bài Chạy giặc (có sách ghi là Chạy Tây) là một trong những tác phẩm đầu tiên 
của văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX. Tác phẩm này cho dù là 
bài đọc thêm nhưng cả GV và HS không thể tiếp cận được nếu không phân tích 
hoàn cảnh lịch sử ra đời của nó. Ở bài thơ này, GV đặt một số câu hỏi cho HS về 
nhà chuẩn bị để rút ngắn thời gian trên lớp trong việc cảm nhận bài thơ.
 - Em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình 
Chiểu có gì đặc biệt?
 - Trong SGK lịch sử 11, bài Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 
(1858-1884) đã ghi nhận bối cảnh lịch sử - thời điểm bài thơ Chạy giặc ra đời như 
thế nào?
 - Em biết gì về địa danh Bến Nghé và Đồng Nai? Trong SGK lịch sử 11, bài 
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858-1884) cho em biết thêm 
điều gì về những địa danh này?
 * Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là bài văn Nguyễn Đình Chiểu viết theo yêu 
cầu của Đỗ Quang – tuần phủ Gia Định, để tế những nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận 
tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm 16-2-1861. Vậy điều gì đã khiến bài văn 
này ngay lập tức được truyền tụng khắp nơi trong nước và làm xúc động lòng 
người? Đó là bởi nó đặt trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 
xâm lược (1858-1884) đang diễn ra sôi sục, liên tiếp những cuộc khởi nghĩa nông 
dân nổ ra và đã đạt những chiến thắng nhất định. Đặt trong bối cảnh khi toàn dân 
tộc đang quyết một lòng “chết vinh còn hơn sống nhục”, sự hi sinh vì đại nghĩa của 
những nghĩa sĩ trong trận Cần Giuộc lại có sức mạnh cổ vũ và khích lệ to lớn. Vì 
vậy, ở bài văn tế này, GV có thể đặt một số câu hỏi liên hệ lịch sử cho HS như:
 - Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu được ra đời trong 
hoàn cảnh nào?
 - Bài văn tế ra đời giữa thời điểm các phong trào đấu tranh chống thực dân 
Pháp xâm lược diễn ra như thế nào?
GV: Lê Thị Thu Phương 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_kien_thuc_lich_su_vao_giang_d.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức lịch sử vào giảng dạy tác phẩm văn học trung đại lớp 11.pdf