Sáng kiến kinh nghiệm Tiếp cận “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ ở phương diện giọng điệu trữ tình
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tiếp cận “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ ở phương diện giọng điệu trữ tình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tiếp cận “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ ở phương diện giọng điệu trữ tình
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIẾP CẬN “BÀI CA NGẤT NGƯỞNG” CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ Ở PHƯƠNG DIỆN GIỌNG ĐIỆU TRỮ TÌNH. Người thực hiện: TRẦN THỊ PHƯƠNG DUNG. Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục: - Phương pháp dạy học bộ môn ................................ (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác:.......................................................... (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác Năm học: 2011-2012 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong chương trình Ngữ văn lớp11, học sinh được tiếp cận với khá nhiều tác phẩm thơ trữ tình cả ở phần văn học trung đại và phần văn học hiện đại. Cái tôi trữ tình ở mỗi giai đoạn lại được thể hiện dưới nhiều hình thức nghệ thuật và giọng điệu khác nhau, tạo nên những phong cách, cá tính độc đáo riêng cho từng nhà thơ. Nắm được nội dung và hình thức nghệ thuật của thơ trữ tình không phải là điều dễ dàng đối với học sinh. Bởi vì có nhiều học sinh chỉ quan tâm đến nội dung mà xem nhẹ hoặc không tìm hiểu hình thức nghệ thuật của bài thơ. Điều này dẫn đến một thực trạng là học sinh không thấy hết được cái hay, cái độc đáo của thơ trữ tình cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật nên thường diễn nôm thơ trữ tình khi cảm nhận thơ. Chính vì thế, trong quá trình giảng dạy và tiếp xúc với học sinh, tôi nhận thấy một trong những yếu tố quan trọng giúp học sinh có thể cảm nhận thơ trữ tình tốt hơn đó là giúp các em nắm được sự đa dạng của giọng điệu trong thơ trữ tình. Hơn nữa, giọng điệu trong thơ trữ tình ở những giai đoạn văn học khác nhau lại có những đặc trưng khác nhau. Vì vậy, trong phạm vi giới hạn của đề tài, tôi xin có một vài đóng góp ý kiến về việc tiếp cận bài ca trù “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ ở phương diện giọng điệu trữ tình để phần nào giúp hoc sinh nắm bắt tác phẩm một cách dễ dàng hơn. II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 1.Cơ sở lí luận: Theo GS Trần Đình Sử: giọng điệu nhà thơ là biểu thị lập trường, tư tưởng, cảm xúc chủ thể, là nguyên tắc lí giải và chiếm lĩnh hiện thực của thi nhân. Hoàng Ngọc Hiến thì cho rằng: giọng điệu là một yếu tố “động”, thể hiện thần thái, phong cốt của nghệ sĩ. Nguyễn Đăng Mạnh nhìn nhận: giọng điệu là một yếu tố quan trọng tạo nên phong cách nghệ sĩ. -Giọng điệu là yếu tố cơ bản tạo nên phong cách nghệ thuật, thể hiện lập trường xã hội, thái độ, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ, sở trường ngôn ngữ tác giả. Nó gắn chặt với đối tượng giao tiếp và cách thức tổ chức lời lẽ diễn đạt. -Giọng điệu thơ được trợ giúp của nhiều yếu tố như: ngữ điệu, nhịp điệu và nhạc điệu.Vì vậy, khi tìm hiểu thơ trữ tình, cần giúp học sinh phân định được sự khác nhau giữa các yếu tố này: +Ngữ điệu: là một phạm trù của ngôn ngữ học, thực hiện các chức năng phân biệt các kiểu thông báo, phân biệt các bộ phận của phát ngôn. Giọng điệu và ngữ điệu có mối quan hệ chi phối và phụ thuộc lẫn nhau. +Nhịp điệu: là sự lặp lại có tính chất chu kì, cách quãng hoặc luân phiên theo thời gian của các hiện tượng ngôn ngữ nhằm thể hiện sự cảm nhận thẩm mĩ về thế giới trong sự vận động của nó. Maiacovxki đã từng khẳng định: “Nhịp điệu là sức mạnh cơ bản, năng lượng cơ bản của câu thơ.” +Nhạc điệu: được tổ chức nhờ nhiều yếu tố: ngắt nhịp, gieo vần, phối thanhlàm cho câu văn thêm hay, thêm réo rắt và trầm bổng 2.3 Giọng điệu trữ tình trong thơ ca trung đại: Như chúng ta đã biết, văn học trung đại mang tính quy phạm rất cao. Điều này thể hiện rất rõ ở cả nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Vì vậy, tài nghệ của các nhà thơ trung đại được bộc lộ chủ yếu ở việc dùng từ, đặt câu, nghệ thuật điểm nhãn, tạo sự cân xứng, hài hòa trong thơ... V.Zhirmunxk đã từng nhận xét: nhà thơ trung đại ít có nhu cầu bộc lộ cá tính, các thi nhân trung đại tập trung làm thơ hơn là sáng tạo thơ. Không có ý thức bộc lộ, giải phóng cá tính bởi thế thơ trữ tình trung đại là thơ trữ tình điệu ngâm. Con người trong thơ trung đại là con người siêu cá thể chứ không phải con người phi ngã. Con người tồn tại như một phần của vũ trụ, quan hệ gắn bó, cảm ứng lẫn nhau. Không phật, không tiên, không vướng tục. Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn Phú, Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung. Trong triều ai ngất ngưởng như ông! Cũng như những bài ca trù khác , “ Bài ca ngất ngưởng” có sự kết hợp của cả yếu tố Hán văn và Việt văn. Giọng điệu vừa nghiêm trang vừa hóm hỉnh. Qua đó, chân dung nhân vật trữ tình được tái hiện khá đầy đủ với hình ảnh “Ông ngất ngưởng” trên con đường hoạn lộ và ngay cả khi cáo quan về hưu. “Ngất ngưởng” ngay trong cả suy nghĩ hành động. 2.4.1. Tìm hiểu về tác giả : Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn, xuất thân trong một gia đình Nho học, người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Từ nhỏ đến năm 1819, ông sống trong nghèo khó và chính thời gian này, ông có điều kiện tham gia sinh hoạt hát ca trù vốn khá phát triển ở làng Cổ Đạm gần làng ông. Năm 1819, ông thi đỗ Giải nguyên và được bổ làm quan. Nhưng con đường hoạn lộ của ông không được bằng phẳng. Ông được thăng chức và bị giáng chức thất thường, có lúc được bổ nhiệm làm Tổng đốc Hải An, có lúc bị giáng chức làm lính thú ở Quảng Ngãi. Là nhà nho tài tử, cá tính độc đáo, sống bản lĩnh, phóng khoáng, tự tin. Khí phách ngang tàng nhiều lúc trở thành ngông nghênh. Đây cũng là biểu hiện của một ý thức cá nhân phóng túng, thấy mình hơn người. Sáng tác nhiều thể loại nhưng ông đặc biệt yêu thích và sở trường thể hát nói. Ông là người đầu tiên đã có công đem đến cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó. Góp phần quan trọng cho việc phát triển thể hát nói trong văn học Việt Nam. 2.4.2. Tìm hiểu tác phẩm : *Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được mở đầu bằng một câu thơ chữ Hán có tính chất như một tuyên ngôn, thể hiện cái chí làm trai của tác giả: “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” (Mọi việc trong khoảng trời đất này đều là của ta) để khẳng định, đề cao vai trò, trách nhiệm, danh phận của cá nhân trước cuộc đời. Đây cũng là điều được Nguyễn Công Trứ nhắc đến rất nhiều trong các sáng tác của ông “Vũ trụ chức phận nội” (việc vũ trụ là phận sự của ta –Phận sự làm trai), “Trong vũ trụ đã đành phận sự” (Chí nam nhi). Theo Nguyễn Công Trứ, kẻ làm trai phải làm nên việc lớn, “phải có danh gì với núi sông”, phải được lưu danh trong sử sách. Sự tự ý thức này được thể hiện qua giọng điệu thơ hết sức khẳng khái , tự tin vào bản lĩnh, khao khát được cống hiến tài năng, sức lực, trí tuệ để giúp dân, giúp nước. Hi Văn là biệt hiệu của Nguyễn công Trứ, ông tự xưng danh như một cách để khẳng định bản thân trước cuộc đời: “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”. Cách thức khẳng định cá nhân này ta cũng có thể thấy được ở một số tác giả khác trong văn học trung đại như Hồ Xuân Hương trong bài Mời trầu: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi Này của xuân Hương mới quệt rồi” Hay ở Nguyễn Du trong Độc Tiểu Thanh kí: “Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” Nhưng chưa ai vừa xưng danh lại vừa khẳng định tài năng của bản thân với giọng điệu vô tư, hồn nhiên và khẳng khái đến như vậy. Đó phải chăng là nhiệt huyết của tác giả đối với cuộc đời. Tự đề cao tầm quan trọng và tài năng của bản thân để thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ đối với quê hương, đất nước. 2.4.5.Giọng điệu tự hào, sảng khoái khẳng định tài năng cá nhân trên con đường hoạn lộ: (câu 3-6) Bằng việc sử dụng hệ thống từ Hán -Việt kết hợp với các câu thơ ngắn, dài khác nhau, cách ngắt nhịp và nghệ thuật điệp từ , Nguyễn Công trước sau một lòng giữ trọn đạo vua tôi. Giọng điệu thơ thanh thản như chính thái độ sống của ông vậy: “Được mất dương dương người tái thượng, Khen chê phơi phới ngọn đông phong. Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng, Không phật, không tiên, không vướng tục. Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn Phú, Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung”. 2.4.7.Giọng điệu thách thức, khẳng định bản lĩnh: (câu 19) “Trong triều ai ngất ngưởng như ông!” Với giọng điệu thách thức, câu thơ kết như khẳng định một lần nữa cá tính, sự tự tin, bản lĩnh mạnh mẽ của một con người có tâm hồn tự do, phóng khoáng, từng làm nên sự nghiệp lớn và ít nhiều có sự phá cách về quan niệm sống, vượt qua những khuôn khổ khắt khe của lễ giáo phong kiến, theo đuổi cái tâm tự nhiên, ngạo nghễ, ngất ngưởng trước triều đình và cuộc đời. 3. Kết luận: Giọng điệu trong “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ rất sôi nổi, mạnh bạo bởi cái nguồn cảm hứng mau lẹ, bởi phong cách phóng túng ngang tàng, bởi lối diễn đạt hùng mạnh bằng những hình ảnh, âm thanh sống động. Nếu ngoài đời, Nguyễn Công Trứ là con người hành động, thì trong thơ ông, nhiều cảm xúc đều được “biểu hiện bằng cử động”(Phan Côn và Lê Trí Viễn, lịch sử Văn Hóa Việt Nam tập 3, Giáo dục, Hà Nội,1976, tr. 293) Qua giọng điệu của bài thơ, người đọc có thể hình dung con người Nguyễn Công Trứ trong “ông ngất ngưởng”: là một nhà nho tài tử ở hậu kì văn học trung đại Việt Nam, trung thành với lí tưởng trí quân trạch dân, cuộc đời làm quan đầy những bước thăng trầm, nhưng có cá tính độc đáo, phong cách sống phóng khoáng, tự tin, đầy bản lĩnh. III.HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Giọng điệu trong thơ trữ tình – Nguyễn Đăng điệp- NXB Văn học Hà Nội 2002. 2. Văn học trung đại Việt Nam – GS.Lê Trí Viễn, PTS.Đoàn Thu Vân, GV. Lê Thu Yến, GV. Lê văn Lực, GV. Phạm Văn Phúc.- khoa Văn ĐHSP TPHCM 1997. 3. Bài giảng văn học THPT – Huỳnh Tấn Kim Khánh – NXB Trẻ 2000. 4. Tiếng Việt –Sách giáo viên 11 –Hồng Dân (chủ biên) – NXBGD 2000. 5. SGK Ngữ văn 11 – Phan Trọng Luận (chủ biên) – NXBGD 2007. 6. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng ngữ văn 11 – BGDVĐT- NXBGDVN – 2010. 7. 131 bài văn chọn lọc 11 – Hoàng Vân, Hương Trà – NXB Thanh Hóa- 2001. NGƯỜI THỰC HIỆN Trần Thị Phương Dung
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tiep_can_bai_ca_ngat_nguong_cua_nguyen.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Tiếp cận “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ ở phương diện giọng điệu trữ.pdf