Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của một số tác giả trong chương trình Ngữ văn THPT

docx 52 trang sk11 05/06/2024 1160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của một số tác giả trong chương trình Ngữ văn THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của một số tác giả trong chương trình Ngữ văn THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của một số tác giả trong chương trình Ngữ văn THPT
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC 
 TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ GIANG
 =====***=====
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân 
vật của một số tác giả trong chương trình Ngữ văn THPT.
 Tác giả sáng kiến: Phan Thị Hạnh 
 Mã sáng kiến: 25.51..
 Vĩnh Phúc, tháng 2 năm 2019 2
A. Một số dạng đề liên quan đến nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.................29
B. Hướng dẫn học sinh làm các dạng đề liên quan đến nghệ thuật miêu tả tâm lý 
nhân vật.................................................................................................................29
Đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân 
trong tác phẩm” Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài .....................................................29
C.Những lưu ý khi làm các dạng đề liên quan đến nghệ thuật miêu tả tâm lý 
nhân vật.................................................................................................................44
KẾT LUẬN..........................................................................................................45
ĐỀ XUẤT.............................................................................................................45
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): không........................................46
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến...................................................46
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến 
theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng 
sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung........................46
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tác giả: .................................................................................46
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:..................................................................46
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng 
sáng kiến lần đầu (nếu có) ....................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................48 4
 Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của một số tác giả trong chương trình 
Ngữ văn THPT có ý nghĩa quan trọng về mặt lí luận. Chuyên đề này góp phần 
giúp người đọc nắm rõ hơn các vấn đề như: khái niệm, các phương thức, 
phương tiện miêu tả tâm lí nhân vật, tâm và tài của người nghệ sĩ, đặc trưng 
phong cách của tác giả qua nghệ thuật diễn tả nội tâm con người...Từ đó giúp 
học sinh giải 1 số dạng đề liên quan đến kiến thức lý luận văn học được trình 
bày trong phần một của chuyên đề.
1.2. Cơ sở thực tiễn
 Trong chương trình Ngữ văn THPT (bao gồm cả SGK Cơ bản và SGK 
Nâng cao), có khá nhiều tác phẩm, đoạn trích liên quan đến nghệ thuật miêu tả 
tâm lí nhân vật: Lớp 10 có các bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, Nỗi sầu 
oán của người cung nữ, Trao duyên, Nỗi thương mình. Lớp 11 có Hai đứa trẻ, 
Chí Phèo. Lớp 12 có Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Những đứa con trong gia đình. 
Các tác phẩm này chiếm tỉ lệ đáng kể trong tổng số các tác phẩm đọc hiểu có 
mặt trong chương trình.
 Trong các kì thi tốt nghiệp, Đại học, thi học sinh giỏi các cấp, chúng ta 
cũng gặp các đề có liên quan đến nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Học sinh 
cần hiểu sâu sắc vấn đề này mới có thể làm bài tốt được.
 Từ thực tế trên, việc tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của một số 
tâc giả trong chương trình là cần thiết. Và là chìa khóa giúp cho học sinh giải đề 
thi THPT Quốc gia và các kì thi khác.
2. Tên sáng kiến:
Tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của một số tác giả trong chương 
trình Ngữ văn THPT.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Phan Thị Hạnh
- Ðịa chỉ : Trường THPT Nguyễn Thị Giang - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0988599085
- Email: phanhanh153@gmail.com 6
nhà văn miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật...nhưng lại gán cho nó những phẩm 
chất của con người.
 Trong nhiều trường hợp, khái niệm nhân vật được sử dụng một cách ẩn dụ 
nhằm chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Chẳng hạn, người ta 
thường nói đến nhân dân như là một nhân vật trung tâm trong Chiến tranh và 
hòa bình của L. Tônxtôi, ca cao là nhân vật chính trong Ðất dữ của G. 
Amađô, chiếc quan tài là nhân vật trong tác phẩm Chiếc quan tài của Nguyễn 
Công Hoan...Tô Hoài nhận xét về Chiếc quan tài: "Trong truyện ngắn Chiếc 
quan tài của Nguyễn Công Hoan, nhân vật không phải là người mà là một 
chiếc quan tài. Nhưng chiếc quan tài ấy chẳng phải là vô tri mà là một sự thê 
thảm, một bản án tố cáo chế độ thảm khốc thời Pháp thuộc. Như vậy, chiếc quan 
tài cũng là một thứ nhân vật". Tuy vậy, nhìn chung, nhân vật vẫn là hình 
tượng của con người trong tác phẩm văn học.
 Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật có tính ước lệ, có những dấu 
hiệu để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc 
điểm riêng...Những dấu hiệu đó thường được giới thiệu ngay từ đầu và thông 
thường, sự phát triển về sau của nhân vật gắn bó mật thiết với những giới thiệu 
ban đầu đó. Việc giới thiệu Thúy Vân, Thúy Kiều khác nhau dường như cũng 
báo trước về số phận của mỗi người sau này:
 "Vân xem trang trọng khác vời 
 Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
 Hoa cười ngọc thốt đoan trang
 Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
 Kiều càng sắc sảo mặn mà 
 So bề tài sắc lại là phần hơn 
 Làn thu thủy, nét xuân sơn
 Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh"
 Hay việc giới thiệu Hoạn Thư:
 "Ở ăn thì nết cũng hay,
 Nói điều ràng buộc thì tay cũng già" 8
luôn luôn nhớ rằng nhân vật văn học là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo gắn liền 
với ý đồ tư tưởng của nhà văn trong việc nêu lên những vấn đề của hiện thực 
cuộc sống. Betông Brecht cho rằng: "Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật 
không phải giản đơn là những bản dập của những con người sống mà là những 
hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả".
2. Thế giới tâm lí của con người và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong 
tác phẩm văn chương.
2.1. Thế giới tâm lí của con người
 Con người là một sinh thể có đời sống hết sức phong phú, phức tạp. Thế 
giới tâm lí của con người là một tiểu vũ trụ với những điều bí ẩn, vi diệu, những 
vận động, biến đổi hết sức tinh vi. Vì thế mà cổ nhân từng than thở “tri nhân tri 
diện bất tri tâm” (Biết người chỉ là biết được diện mạo bên ngoài, không biết 
được tâm tính bên trong). Nắm bắt được nội tâm con người không phải là 
chuyện đơn giản, nhìn thấy được những điều vô hình trong đáy hồn nhân sinh 
không phải là việc dễ làm.
 Như trên đã nói thế giới tâm lí của con người bao gồm toàn bộ những hoạt 
động, trạng thái trong đời sống tinh thần của mỗi cá thể. Những trạng thái ấy có 
thể thuộc về lí trí (tư tưởng, suy nghĩ), có thể thuộc về tình cảm (cảm xúc, rung 
động). Theo lí thuyết phân tâm học, những trạng thái tinh thần mà con người có 
thể điều khiển được, nhận thức được thì thuộc về ý thức, nhưng có những trạng 
thái tinh thần con người không điều khiển được, không nhận biết được thì lại 
thuộc về cõi vô thức (chẳng hạn, giấc mơ là sản phẩm của vô thức); khoảng 
giao thoa giữa ý thức và vô thức là tiềm thức.
 Thế giới tâm lí của con người được sản sinh, phát triển cùng với sự lớn 
lên của thể chất và chịu sự chi phối của hoàn cảnh, môi trường. Mỗi người mang 
một cá tính riêng, đời sống nội tâm riêng. Trong cuộc sống, để nhận biết diễn 
biến tâm trạng của một người, có thể nhìn vào sự biến đổi của sắc diện, hành 
động, cử chỉ, ngôn ngữ của họ. Duy chỉ có những suy nghĩ, những lời độc thoại 
trong tâm trí của người đối diện là chúng ta không thể biết được chính xác nó 10
 Dòng độc thoại nội tâm của con người, như đã nói ở trên, là yếu tố không 
thể nhìn thấy bằng đôi mắt sinh học. Chỉ có con mắt của người nghệ sĩ mới 
khám phá được và chỉ có ngôn từ mới có thể hữu hình hóa những yếu tố vô hình 
ấy. Tất cả những suy nghĩ, trăn trở, băn khoăn trong các miền khuất lấp của nội 
tâm, những lời nói bên trong tâm hồn nhân vật được nhà văn diễn giải bằng câu 
chữ. Độc thoại nội tâm, như chúng ta đã biết, là những lời nhân vật nói với chính 
mình trong tâm tưởng. Cũng có trường hợp con người hướng đến một người 
khác vắng mặt để thổ lộ, thực chất đây cũng là một trường hợp độc thoại. Miêu 
tả độc thoại nội tâm là thủ pháp rất đắc dụng để diễn tả tâm lí nhân vật. Trong 
văn học Việt Nam, ở thời kì trung đại, nhân vật chủ yếu chỉ được miêu tả tâm lí 
qua ngoại hình, hành động, ít khi được miêu tả trực tiếp qua độc thoại nội tâm 
(tất nhiên là cũng có một số ít cây bút rất tài hoa trong việc khắc họa nội tâm 
như Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều). Đến văn học hiện đại, 
với sự tiếp thu nghệ thuật tự sự của văn học phương Tây, thủ pháp miêu tả trực 
tiếp nội tâm nhân vật mới trở nên phổ biến.
 Cũng cần phải nói thêm rằng: Trong việc miêu tả tâm lí nhân vật bằng độc 
thoại, kỹ thuật “dòng ý thức” là thủ pháp cao nhất để mổ xẻ, chiếm lĩnh những 
vùng sâu nhất trong thế giới tâm hồn, tâm linh của con người. Những tác phẩm 
được viết theo kỹ thuật này nhìn chung “khó đọc”, khó tiếp nhận đối với độc giả 
phổ thông, do vậy, chúng gần như không được đưa vào chương trình THPT. Kỹ 
thuật này được sử dụng nhý một chìa khoá đắc lực để khai mở các miền u uẩn, 
các vùng tiềm thức, các không gian tâm linh trong cõi hồn sâu thẳm của con 
người - những yếu tố mà cái nhìn lý tính thuần tuý không thể nắm bắt và lí giải 
được.Thuật ngữ “dòng ý thức” (stream of consciousness) vốn được nhà tâm lý 
học người Mỹ William James (1842 - 1910) đưa ra trong cuốn Cơ sở tâm lý học 
(The Principles of Psychology) xuất bản năm 1890. Ông cho rằng ý thức là một 
dòng chảy, một dòng sông mà ở đó những lý tưởng, cảm xúc, liên tưởng bất 
chợt luôn lấn át, đan bện vào nhau. Kỹ thuật dòng ý thức là mức tới hạn, là dạng 
cực đoan của độc thoại nội tâm. Đây là thủ pháp được các nhà văn Việt Nam 12
thế mạnh của các loại điểm nhìn khác nhau; sử dụng, điều phối, chuyển dịch 
giữa điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong một cách linh hoạt.
 Tương ứng với điểm nhìn bên ngoài là ngôn ngữ gián tiếp. Chẳng hạn, 
trong truyện ngắn Vợ nhặt, ngôn ngữ mà Kim Lân dùng để miêu tả diện mạo của 
nhân vật Tràng là ngôn ngữ gián tiếp với điểm nhìn bên ngoài của người trần 
thuật ngôi thứ ba: “Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm 
cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”.
 Với điểm nhìn bên trong, khi miêu tả độc thoại nội tâm, người cầm bút có 
thể dùng ngôn ngữ trực tiếp và ngôn ngữ nửa trực tiếp.
 Ngôn ngữ trực tiếp là trích dẫn nguyên văn, trực tiếp lời độc thoại của 
nhân vật. Chẳng hạn, trong tác phẩm Vợ nhặt, khi miêu tả độc thoại nội tâm của 
Tràng, tác giả viết: “Mới đầu anh Tràng cũng chợn, nghĩ: thóc gạo này đến cái 
thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”.
 Ngôn ngữ nửa trực tiếp cũng là trường hợp miêu tả độc thoại nội tâm của 
nhân vật nhưng điểm đặc biệt là ở chỗ: điểm nhìn, giọng điệu của người kể 
chuyện như hòa vào làm một với điểm nhìn, giọng điệu của nhân vật. Ví dụ, 
trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, khi miêu tả sự trỗi dậy của niềm khát yêu, 
khát sống trong lòng Mị vào đêm tình mùa xuân, Tô Hoài viết: “Mị trẻ lắm. Mị 
vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết”. 
Ở đây, ngôn ngữ của người kể chuyện ở ngôi thứ ba đã hòa vào ngôn ngữ của 
nhân vật, điểm nhìn bên ngoài giao hòa với điểm nhìn bên trong. Hay nói cách 
khác, đây là trường hợp tác giả dùng lời nửa trực tiếp để diễn tả tâm trạng nhân 
vật. Ngôn ngữ nửa trực tiếp tạo nên một hiệu ứng “đa thanh” trong nghệ thuật 
tự sự, hai loại giọng điệu (của người trần thuật và của nhân vật) tuy thống nhất 
làm một nhưng âm sắc riêng của từng giọng vẫn tồn tại chứ không mất đi.
 Mỗi loại câu phân theo chức năng ngữ pháp (câu trần thuật, nghi vấn, cầu 
khiến, cảm thán) đều có khả năng diễn tả tâm lí con người. Việc tạo sinh và sử 
dụng đúng lúc, đúng chỗ các loại câu này có hiệu quả không nhỏ trong việc biểu 
đạt tâm trạng con người.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tim_hieu_nghe_thuat_mieu_ta_tam_ly_nha.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của một số tác giả trong chương tr.pdf