Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn 11
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn 11
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÌM HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11 II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lý luận: Dạy và học văn học nước ngoài ở trường trung học phổ thông hiện nay là để cung cấp thêm kiến thức hiểu biết cho học sinh hiểu thêm về những quốc gia trên thế giới thông qua những bài dạy cụ thể. Để cho học sinh hiểu về văn hoá đất nước và con người các dân tộc có quan hệ với nước ta. Nước Việt Nam ta từng chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc, sau đó là nền văn hoá Anh, Pháp, Nga Có thể nói đấy là một mâu thuẫn. Ngôn ngữ mỗi dân tộc lại có những sắc thái riêng biệt, tạo nên mối quan hệ muôn hình muôn vẻ giữa lớp vỏ từ ngữ và nội dung biểu đạt. Dạy Ngữ Văn là cung cấp kiến thức về ngôn từ, nội dung tác phẩm và tâm hồn tác giả được biểu hiện qua hệ thống ngôn từ. Trang bị cho học sinh kiến thức về văn học nước ngoài. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: 2.1. Nội dung: Tìm hiểu tác phẩm “Người trong bao” – A.P.Sê-Khốp 2.1.1. Thể loại: Truyện ngắn 2.1.2. Cốt truyện: Truyện ngắn phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó, qua con người, hành vi, sự kiện được miêu tả bởi người kể chuyện. Thông qua câu chuyện đời thường tác giả khái quát lên bối cảnh xã hội. Truyện ngắn thường có cốt truyện, tình huống truyện, hệ thống nhân vật, ngôn ngữ nhân vật Ở đây cốt truyện với một chuỗi các tình tiết, sự kiện, biến cố xảy ra liên tiếp tạo nên sự vận động của hiện thực được phản ánh, góp phần khắc họa rõ nét tính cách, số phận các nhân vật thông qua câu chuyện đời thường khái quát lên bối cảnh xã hội. Truyện ngắn “Người trong bao” của A.P.Sê-Khốp có dáng vẻ độc đáo riêng. Đó là hình thức nhỏ, nhưng chứa đựng nội dung lớn sâu sắc, có sức gợi lớn. Trong đoạn trích, nhân vật chủ yếu (được tái hiện ở góc nhìn của người kể chuyện, của tác giả và người nghe chuyện) là Bê-li-cốp. Trong việc khắc họa chân dung nhân vật Sê-Khốp thường chú ý đến nhân vật Bêlicốp từ chân dung thói quen sinh sinh hoạt, tính cách lối sống Về mặt nghệ thuật, tác phẩm đã rất thành công ở nghệ thuật xây dựng biểu tượng và nhân vật điển hình, cùng với ngôn ngữ, giọng kể chuyện chậm rãi, châm biếm, mỉa mai. Tất cả đều góp phần xây dựng được bức chân dung nhân vật Bê licốp.Ngoài ra, tác giả lên án phê phán lối sống thu mình trong bao, cuộc sống tù hãm ngăn chặn tự do dân chủ của nhân dân Nga cuối thế kỉ XIX. 2.1.3. Bối cảnh lịch sử: Từ những cốt truyện rất giản dị, tác phẩm của Sê Khốp thường đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân bản sâu xa.Tác phẩm Người trong bao, ra đời trong bối cảnh lịch sử của nước Nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế nặng nề cuối thế kỉ XIX. Môi trường xã hội ấy đẻ ra lắm kiểu người kì quái. Tác phẩm “Người trong bao” nhân vật Bê li cốp là một phát hiện nghệ thuật độc đáo, đặc sắc của nhà văn. Câu chuyện cười ra nước mắt về cuộc đời của một con người mắc chứng bệnh sợ hãi, sống, chết đều thảm hạikhông chỉ phán ánh thực trạng xã hội mà còn có ý nghĩa triết lí sâu sắc. Nguyễn Tuân từng ca ngợi: “Truyện Bê licốp là một áng văn đả kích lên đến tuyệt đỉnh: hình thù, tên họ nhân vật đã thành một cái sự, đã thành một hình dung từ ngày nay vẫn còn tác dụng lớn”.Tác phẩm “Người trong bao” ( 1898), truyện ngắn nổi tiếng của Sê Khốp, được sáng tác trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I- an-ta, trên bán đảo Crưm, biển đen. Thời đó, xã hội Nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế nặng nề cuối thế kỉ XIX. Môi trường xã hội đó đẻ ra lắm kiểu người kì quái – người trong bao. quá. + Tình yêu với Va ren ca.Hắn nhút nhát không dám đối mặt với cuộc sống gia đình. - Trong công việc. + Hắn làm theo chỉ thị, thông tư một cách máy móc rập khuôn . + Y không bao giờ dám có ý kiến riêng về bất cứ một vấn đề to nhỏ nào. - Trước cái mới. + Ngạc nhiên, không chấp nhận việc đi xe đạp ra đường của chi em Va ren ca + Hắn cho không phù hợp với tư thế của một nhà giáo dục thiếu niên. Hắn nhận thức bảo thủ, ích kỉ. - Trong cuộc sống. + Nhút nhát ghê sợ hiện tại, lo sợ + Tôn sùng quá khứ say mê tiếng Hi Lạp cổ. Lối sống tính cách kì quái tách biệt với mọi người. - Bản thân Bê li cốp luôn hài lòng thỏa mãn tự tin ở cách sống đúng mực của mình (là công dân tốt với nhà nước, viên chức mẫn cán với cấp trên, giáo viên có trách nhiệm) + Không chịu được cách sống phóng khoáng của chị em Varen ca + Buồn có người vẽ tranh châm biếm. + Bối rối hoảng hốt khi Cô va len - Thậm chí Cô va len cô còn mắng mỏ khinh ghét ra mặt xua đuổi đẩy y xuống cầu thang. - Những việc làm trên không thay đổi được cách sống tính cách Bê li cốp. Ngược lại, còn bị tính cách ấy, lối sống ấy đầu độc, làm cho sợ hãi ảm ánh tinh thần họ suốt mười lăm năm cho tới khi hắn chết. 2.2.2.3. Về cái chết của Bê- li -cốp - Nguyên nhân. + Vì bị sốc nặng trước thái độ và hành động của chị em Varenca. Nguyên nhân sâu xa hơn đó là cái chết tất yếu bởi vì tạng người và cách sống của Bê li cốp trước sau cũng phải bị tiêu diệt. Vậy cái chết của Bê li côp là một biện pháp nghệ thuật mà Sê Khốp đã sử dụng để đẩy tính cách nhân vật tới đỉnh điểm. + Cái chết là sự giải thoát và hạnh phúc nhất đối với hắn vì hắn được nằm trong cái bao tốt nhất, bền vững nhất “ Vẻ mặt hắn trông hiền lành, dễ chịu, thậm chí còn có vẻ tươi tỉnh nữa, cứ hệt như hắn mừng rằng cuối cùng hắn chui vào cái bao mà từ đó không bao giờ phải thoát ra nữa..thế là hắn đạt được mục đích cuộc đời”. Quan tài là cái bao tốt nhất, bền vững nhất đối với Bê-li-cốp. - Thái độ, tình cảm của mọi người sau khi Bê-li-cốp chết + Lúc đầu Bê li côp chết: mọi người cảm thấy nhẹ nhàng thoải mải tự do thoát khỏi gánh nặng. + Nhưng không bao lâu cuộc sống lại diễn ra như cũ tù túng, nặng nề. Vì vẫn còn hiện tượng người trong bao, lối sống trong bao trong xã hội mà Bê-li-cốp điển hình cho một kiểu người một hiện tượng xã hội đã và đang tồn tại trong cuộc sống một bộ phận trí thức Nga đương thời. Hiện tượng đó chỉ có thể chấm dứt hoặc dần mất đi khi xã hội thay đổi. 2.2.2.4. Chủ đề tư tưởng của truyện - Tác phẩm “ Người trong bao” lên án phê phán mạnh mẽ kiểu người trong bao lối sống trong bao, gây nên những tác hại to lớn đối với hiện tại và tương lai nước Nga ngăn chặn sự tự do dân chủ của nhân dân Nga cuối thế kỉ XIX. Sau một thời gian nhận thấy tôi nhận thấy tiết học tác phẩm nước ngoài không còn đơn điệu, buồn tẻ mà có sự chủ động của học sinh trong giờ học, giáo viên trở thành người hướng dẫn, định hướng giúp học sinh cảm thụ tác phẩm một cách tích cực. Tìm hiểu tác phẩm một cách chủ động, phát huy khả năng ham học hỏi về văn hóa các nước qua hình tượng, tính cách nhân vật trong văn bản ở học sinh trong giờ học Ngữ văn. Nhìn chung, đã góp phần tạo sự hứng thú, góp phần tạo niềm say mê, học hỏi của học sinh trong giờ học, năng lực tư duy được nâng cao. Tuy nhiên, kết quả như vậy chưa phải là cao nhưng đó cũng là một sự thay đổi trong quá trình tìm hiểu tác phẩm văn học nước ngoài của học sinh. Kết quả cụ thể hai lớp 11B1, 11B2 sau khi áp dụng đề tài tôi thu được kết quả như sau: - Lớp 11B1: Sĩ số 44 (Giỏi: 01(2.27%), Khá: 19 (43.18%), TB: 21 (47.72%), Yếu: 03 (6.8%)) - Lớp 11B2: Sĩ số 46 (Giỏi: 02(4.34%), Khá: 21 (45.65%), TB: 20 (43.47%), Yếu: 03 (6.52 %)) Tôi nhận thấy rằng cách tìm hiểu các tác phẩm văn học nước ngoài đã góp phần phục vụ hữu ích và nâng cao hiệu quả, chất lượng các giờ dạy - học tác phẩm văn học nước ngoài. Phần lớn học sinh nắm chắc và sâu kiến thức bài học, hiểu và cảm thụ sâu sắc những giá trị đặc sắc nghệ thuật, nội dung của tác phẩm văn, thơ nước ngoài. Có kỹ năng tìm hiểu, khám phá, phân tích những tác phẩm văn chương nước ngoài theo cảm nhận của mỗi học sinh. IV.ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ, KHẢ NĂNG ÁP DỤNG. - Tìm hiểu, cảm nhận, khám phá tác phẩm văn học là một vấn đề khá quan trọng của các em học sinh.Đồng thời, còn đánh dấu quá trình giảng dạy của người giáo viên. Chính vì vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượng học môn Ngữ 1. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Ngữ Văn 11. 2. Sách Dạy học văn học nước ngoài – PGS. TS. Lê Huy Bắc. 3. Sách Đổi mới giờ học tác phẩm văn chương ở trường THPT - PGS Trương Dĩnh. 4. Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 ( NXBGD- năm 2007) 5. Sách giáo viên Ngữ Văn 11( NXBGD- năm 2007)
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tim_hieu_tac_pham_van_hoc_nuoc_ngoai_t.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn 11.pdf