Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu thao tác so sánh trong dạy đọc văn phần Văn học hiện đại
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu thao tác so sánh trong dạy đọc văn phần Văn học hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu thao tác so sánh trong dạy đọc văn phần Văn học hiện đại
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT SÁNG SƠN BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: TÌM HIỂU THAO TÁC SO SÁNH TRONG DẠY ĐỌC VĂN PHẦN VĂN HỌC HIỆN ĐẠI Tác giả sáng kiến: NGUYỄN HỒNG THANH Mã sáng kiến: 18.51.03 Vĩnh Phúc, Tháng 2/2019 9.2. Kiến nghị 12 10. Đánh giá lợi ích thu được 12 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử 13 PHẦN III. KẾT LUẬN CHUNG 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu 2. Tên sáng kiến: Tìm hiểu thao tác so sánh trong dạy đọc văn phần Văn học hiện đại. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Nguyễn Hồng Thanh - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Sáng Sơn –Thị trấn Tam Sơn – huyện Sông Lô – tỉnh Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0972148978. - Email: thanh0972148978@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Cá nhân GV Nguyễn Hồng Thanh – Trường: Trường THPT Sáng Sơn 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong giảng dạy và học tập môn Ngữ văn lớp 11. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 11/2018 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1/ Về nội dung sáng kiến: PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài Trong nhà trường, việc rèn luyện viết văn nghị luận là yêu cầu rất trọng yếu trong quá trình học tập. Văn nghị luận giúp cho học sinh tập vận dụng tổng hợp các tri thức văn học, tri thức xã hội và đời sống vào việc làm văn, rèn luyện kĩ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ và đặc biệt giúp đắc lực vào việc phát triển tư duy khoa học, tư duy lí luận. Những đề bài trong văn nghị luận đặt ra những vấn đề tư tưởng và học thuật đòi hỏi học sinh phải huy động những hiểu biết lí luận và thực tiễn để giải quyết, nhằm xây dựng cho các em một phương pháp, tư tưởng khoa học để có nhận thức đúng và có thái độ đúng trước những vấn đề bàn luận. Điều đó cũng là giúp học sinh có sự chuẩn bị cần thiết để tiến tới những hành động đúng đắn, tích cực, sáng tạo trong đời sống hiện tại và tương lai. Để học sinh Trung học phổ thông tạo được những văn bản hay, đầy sáng tạo, việc dạy các em sử dụng tốt các thao tác lập luận là vô cùng quan trọng. Vì vậy, sách giáo khoa Ngữ Văn từ THCS (Trung học cơ sở) đến THPT (Trung học phổ thông) đã đưa các thao tác lập luận thành từng nội dung cụ thể (ở sách giáo khoa Làm văn trước đây các thao tác lập luận này chưa được học một cách rõ 1 - Phần 1: Đặt vấn đề. - Phần 2: Nội dung. - Phần 3: Kết luận PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN I. Cơ sở lí luận 1. Các khái niệm liên quan - Văn nghị luận: Là loại văn trong đó người viết đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng về một vấn đề nào đấy và thông qua các thao tác nghị luận mà làm cho người đọc hiểu, tin, tán đồng những ý kiến quan điểm của mình. -Thao tác: Trong cuốn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê (chủ biên) thì thao tác được định nghĩa như sau: “Thực hiện những động tác nhất định để làm một việc gì đó trong sản xuất” [tr.917]. Thao tác chính là cốt lõi của các cách thức hành động bị quy định và phụ thuộc chặt chẽ bởi phương tiện, điều kiện cụ thể. Thao tác là một yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động của con người. Nó nảy sinh từ nhu cầu hành động của con người. Nhu cầu ấy chi phối tới việc xác định hành động nhu thế nào để đạt được những mục đích cụ thể, hành động đó nhằm đạt được những nhiệm vụ gì. Thao tác là cách để làm nên nội dung hành động. Vì vậy, nó là yếu tố có tính chất cơ động, kĩ thuật, có thể lắp ghép trong các chuỗi hành động miễn sao nó phù hợp với mục đích thực hiện hành động đó. - So sánh: Là một thao tác của hoạt động tư duy lôgíc nhằm giúp con người tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt khi đưa đối tượng này ra đối chiếu với đối tượng khác dựa trên một tiêu chí nào đó, từ đó nhận thức sâu sắc và làm nổi bật đối tượng. Cuốn “Phong cách học Tiếng Việt hiện đại” của tác giả Hữu Đạt cũng đưa ra khái niệm so sánh là việc “đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ nhất định nhằm tìm ra sự giống và khác nhau giữa chúng”[ tr.294]. Cuốn “Giáo trình tâm lí học đại số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên”, tác giả Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) đã đưa ra cách hiểu về so sánh “ So sánh là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác nhau, sự đồng nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các đối tượng nhận thức (sự vật, hiện tượng)”[tr.116]. 3 CHƯƠNG II CÁC PHƯƠNG DIỆN SO SÁNH KHI TÌM HIỂU TÁC PHẨM PHẦN VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Khi sử dụng thao tác so sánh trong dạy Đọc văn .Tôi đã vận dụng vào việc so sánh Phong cách nhà văn. Cụ thể: So sánh phong cách của nhà văn Thạch Lam trong tác phẩm Hai đứa trẻ và phong cách của Nam Cao trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao. Khi vận dụng so sánh phong cách nhà văn tôi đã so sánh ở một số phương diện cơ bản sau: 1. So sánh về phương diện xây dựng hình tượng nghệ thuật. M. B. Khrapchenkô viết: “ Phong cách được hiểu như những thủ pháp biểu hiện, cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống, như những thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả”. Theo ý kiến đó, thì phương thức khai thác hình tượng thể hiện tài năng và cá tính sáng tạo của nhà văn, đây được coi là yếu tố quan trọng để hình thành phong cách. Nhà văn xây dựng thế giới hình tượng nhằm nhận thức và cắt nghĩa hiện thực đời sống, đồng thời thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Nói cách khác, hình tượng nghệ thuật chính là khách thể của đời sống, được tái hiện một cách sáng tạo đầy ý đồ của nhà văn. do vậy có hiện tượng cùng đề tài sáng tác, song mỗi nhà văn có cách thể hện hình tượng riêng không trùng hợp với phương thức biểu hiện của các nhà văn khác. 1.1.Với nhà văn Nam Cao: - Nhân vật của Nam Cao luôn vật lộn hàng ngày với cái đói, miếng ăn , lương thiện hay lưu manh, giữ được nhân phẩm hay bị tha hoá,.... Họ có đời sống nội tâm phức tạp , nhiều khi bị đẩy đến bước đường cùng, bị huỷ hoại cả nhân hình, lẫn nhân tính . Quá trình tha hoá và níu giữ nhân phẩm của Chí Phèo là minh chứng cho tội ác của bọn cường hào ác bá ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945, cho số phận khổ cực – nhất là nỗi đau đớn vật vã trong tâm hồn - của người nông dân đương thời. - Cả Nam Cao và Thạch Lam đều chú ý đến khai thác thế gới nội tâm nhân vậtđể bộc lộ tư tưởng truyện.Song, Nam Cao thường có thiên hướng đi sâu phân tích tâm lí nhân vật trong từng hành động, hoàn cảnh đặc biệt, để làm nổi bật bản chất tính cách nhân vật. Chí phèo hiện lên đầy đủ lai lịch, hoàn cảnh sống; đặc biệt là đời sống nội tâm phức tạp: lúc hiền lành như cục đất, lúc lưu manh, dữ tợn. Trong chuỗi ngày sống đội lốt quỷ dữ, tưởng như bản chất lương thiện của anh canh điền đã mất hẳn, vậy mà nó vẫn tồn tại hiện hữu trong con người Chí. - Mạch truyện của Nam Cao, phát triển trên mạch tâm lí, hành động của nhân vật. Hành động của nhân vật đến đâu kéo theo suy nghĩ, tâm trạng tới đó, 5 + Suốt một ngày dài, hai đứa trẻ chỉ cảm thấy hạnh phúc trong khoảnh khắc ngắn ngủi vào đêm khuya khi có đoàn tàu chạy qua phố huyện. Đó là sự ồn ào là hoạt động sống cuối cùng của phố huyện. Đoàn tàu là tia hồi quang về một kí ức đẹp đẽ của một tuổi thơ đã mất, nên nhìn thấy đoàn tàu chúng có thể tìm lại tuổi thơ trong chốc lát. Sự sôi động và ánh sáng trên chuyến tàu đó cho chúng biết: ở đâu đó ngoài phố huyện này vẫn có cuộc sống khác tươi vui hơn, đáng sống hơn.Nhưng đoàn tàu đã vụt qua phố huyện như một vệt sao băng, hai đứa trẻ chưa kịp vui thì nó đã mất hút. Điều đó cho thấy cuộc sống nơi phố huyện này chẳng khác gì cái ao tù, vô hình đang muốn nhấn chìm hai chị em và những con người nơi đây. Cho nên, cố thức đợi tàu là một nỗ lực của chúng để ngoi lên bám vào cái phao tinh thần, để khỏi bị chìm ngập trong cái tù túng nơi này. Việc đợi tàu của hai đứa trẻ trong mắt người đời là một việc làm buâng quơ, thậm chí là vô nghĩa. Thế nhưng, Thạch Lam lại thấy trong đó chứa đựng một khát khao không phải chỉ của riêng hai đứa trẻ: khát khao đổi đời! Từ đó mà mang đến một thông điệp đầy tính nhân văn sâu sắc: Hãy cứu lấy con người, bằng cách thay đổi thế giới tối tăm này đi và đem đến một thế giới khác xứng đáng với con người hơn, “ở đó ai cũng có quyền sống trong hi vọng, chứkhôngphải tàn đi trong vô vọng ở cái miền đời bị lãng quên này!”(Chu Văn Sơn- Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học lớp 11). 2. So sánh về giọng điệu nhà văn thể hiện trong tác phẩm: Giọng điệu là yếu tố quan trọng để tạo nên phong cách nhà văn. Một nhà văn tài năng, dứt khoát qua tác phẩm của mình phải tạo ra một giọng điệu riêng. Giọng điêụ đó phải thể hiện được: tư tưởng, thái độ, cảm hứng sáng tạo của người viết, và thông qua lời lời văn nghệ thuật độc giả có thể cảm nhận được tư tưởng, thái độ ấy. Nghiên cứu về giọng điệu nhà văn cho thấy, mỗi phong cách nhà văn thể hiện ở một giọng điệu chủ yếu trong sự đa dạng và tổng hợp những phương tiện giọng điệu 2.1. Với nhà văn Nam Cao - Cùng chung cảm hứng về con người vươn tới cái đích “ tuyệt thiện tuyệt mỹ”, những sáng tác của Nam Cao thể hiện một nỗi khao khát cháy bỏng của con người. Nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao thường rơi vào hoàn cảnh đau đớn về thể xác, tủi nhục về tinh thần, bị xúc phạm về nhân phẩm ghê gớm, tha hoá nhân hình, nhân tính. Cả đời Chí Phèo là những cơn đau, cơn say dài vô tận, sống liều lĩnh và tủi nhục, chết đau đớn và uất hận, phải bán linh hồn cho quỷ dữ để tồn tại và trượt dài trên con đường tha hoá. Nam Cao có tài phân tích tâm lý nhân vật, nhân vật có đời sống bên trong phức tạp, luôn đấu tranh, dằn vặt, giằng xé cao độ 7 chuyện xua tan phần nào màn đêm u ám quanh cái ga xép nghèo nàn, mở ra một thế giời thầm kín bên trong con người với bao cảm giác tinh tế, bâng khuâng.Truyện có giọng điệu chủ yếu là giọng buồn thương, cảm thông lẫn trong lời văn trữ tình nhẹ nhàng, mà sâu lắng. 3. So sánh về đặc sắc ngôn ngữ nghệ thuật: Ngôn ngữ “là yếu tố thứ nhất của văn học”( M. Gorki)để tạo nên thế giới hình tượng, tạo nên phong cách nhà văn. Ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương mang đậm dấu ấn tài năng, cá tính sáng tạo của nhà văn. 3.1.Với nhà văn Thạch Lam: - Với quan niệm “ nhà tiểu thuyết gia có biệt tài là nhà văn đã diễn tả đúng và thấu cái tâm lí chuyển của con người”. Nên trong những sáng tác của mình, Thạch Lam hướng ngòi bút đi sâu khám phá thế giới nội tâm, cái bí mật không tả được của mỗi con ngườiđể thấu hiểu, đồng cảm, chia sẻ (Tâm trạng buồn của Liên lúc chiều tối nơi phố huyện; tâm trạng hai đứa trẻ lúc đêm xuống; lúc thấp thỏm chờ đoàn tàu khi trời đã khuya ). Chính vì thế, đọc văn Thạch Lam, người đọc bị hút vào những dòng phân tích đời sống tâm trạng nhân vật đầy chất trữ tình. - Câu văn xuôi của Thạch Lam đầy chất thơ, chất nhạc. Những câu văn như thế, có thể tách ra thành thơ văn xuôi. Như những câu: “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru,văng vẳng tiếng êch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió đưa vào(...). Đường phố và các ngõ con dần chứa đầy bóng tối(...). Tối hết cả, con đường thăm thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà.(...).Trời bắt đầu vào đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng hơi gió mát.” Văn Thạch Lam như chính con người ông, nhẹ nhàng, trong sáng, thuần khiết mà tinh tế. Một lối văn kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể và tả. Một lối văn biểu cảmgiàu sắc thái trữ tình đánh dấu một bước tiến vượt bậc của ngôn từ nghệ thuật tiếng Việt đương thời. 3.2.Với nhà văn Nam Cao: - Nếu như những câu văn của Thạch Lam đầy chất trữ tình mượt mà, thì câu văn của Nam Cao dửng dưng, lạnh lùng, đứt nối, lắp ghép bởi những suy nghĩ , hành động, triết lí chiêm nghiệm. Nhà văn sử dụng nhiều kiểu câu, nhiều thủ pháp nghệ thuật làm cho hình tượng sống động như hiện lên trước mắt độc giả. Đọc Chí Phèo, độc giả bị ám ảnh ngay từ những dòng đầu: “ Hắn vùa đi vừa chửi, bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tim_hieu_thao_tac_so_sanh_trong_day_do.docx