Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT

docx 71 trang sk11 02/07/2024 980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài:
“TỐ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO 
HỌC SINH QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT, 
 SINH HỌC LỚP 11 - THPT”
 Lĩnh vực: Sinh học
 DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
 Họ và tên: Nguyễn Thị Thu 
 Tổ: Tự nhiên
 Viết tắt Đọc là
 Đơn vị: Trường THPT Quỳnh Lưu 3 
 BGDĐT - GDTrH Bộ Giáo Dục Đào Tạo – Giáo dục trung học 
 Điện thoại: 0966151917
 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm
 Email: nguyenthithu.ql3@gmail.com 
 Năm học: 2020 – 2021 MỤC LỤC
 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................1
 1.1. Lí do chọn đề tài...............................................................................................1
 1.2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................2
 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................2
 1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................3
 1.5. Kế hoạch nghiên cứu .......................................................................................3
 1.6. Đóng góp của đề tài..........................................................................................4
 PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................5
 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN..............................................................................................5
 2.1.1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo...............................................................5
 2.1.2. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo.........................................5
 2.1.3. Vai trò ưu thế của hoạt động trải nghiệm sáng tạo ..................................7
 2.1.4. Kết quả của hoạt động trải nghiệm sáng tạo............................................7
 2.1.5. Các nguyên tắc thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học . 7
 2.1.6. Các bước thiết kế tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ......................8
 2.1.7. Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ 
 đề môn Sinh học ..............................................................................................10
 2.1.8. Vai trò của học sinh và giáo viên trong dạy học TNST..........................12
 2.1.8.1. Vai trò của học sinh.............................................................................12
 2.1.8.2. Vai trò của giáo viên............................................................................13
 2.1.9. Quan điểm vận dụng dạy học trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn 
 Sinh học ở trường THPT qua những xu hướng đổi mới và phát triển phương 
 pháp dạy học ....................................................................................................13
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ...................................................................14
2.2.1. Thực trạng vận dụng DHTNST vào dạy học chủ đề môn Sinh học ở
 trường THPT ...................................................................................................14
 2.2.2. Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng đề tài ..................................15
 2.3. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO 
 TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ QUANG HỢP Ở THỰC VẬT, SINH HỌC
 LỚP 11 ...................................................................................................................17
 2.3.1. Phân tích nội dung và cấu trúc của chủ đề: Quang hợp ở thực vật........17 “Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở 
 thực vật, Sinh học 11 – THPT”
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong giai đoạn giáo dục hiện nay, đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng 
dạy học là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Một trong những quan điểm đổi mới giáo 
dục và đào tạo ở nước ta là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo 
hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu trang 
bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với 
hành, lý luận gắn bó với thực tiễn. Khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ 
máy móc. Chuyến từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức các hình thức học tập đa dạng, 
chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa họcđặc biệt nhấn mạnh 
hình thức học tập trải nghiệm”.
Các hoạt động trải nghiệm giúp học sinh tăng cường khả năng quan sát, học hỏi và cọ 
xát với thực tế, thu lượm và xử lí thông tin từ môi trường xung quanh từ đó đi đến hành 
động sáng tạo và biến đổi thực tế mà các em quan sát được. Hoạt động trải nghiệm 
cũng làm cho nội dung giáo dục không bị bó hẹp trong chương trình sách giáo khoa mà 
gắn liền với thực tiễn đời sống xã hội. Việc dạy học gắn lý thuyết với thực tiễn giúp học 
sinh trong quá trình trải nghiệm thể hiện được giái trị bản thân, thiết lập được mối quan 
hệ cá nhân với cá nhân khác và với tập thể, mối quan hệ giữa môi trường học tập và 
môi trường sống.
Trong đó Sinh học là môn học kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm, là 
cầu nối với các ngành khoa học tự nhiên khác, các môn học khác như vật lí, hóa 
học. Sinh học đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống, sản xuất, góp phần vào 
sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Sinh học là môn học được lựa chọn 
theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Theo Ban phát triển 
các chương trình môn học thì chương trình môn Sinh học cấp THPT giúp HS phát 
triển các năng lực thành phần của năng lực tìm hiểu tự nhiên, gắn với chuyên môn 
về sinh học như: năng lực nhận thức kiến thức sinh học; năng lực tìm tòi, khám 
phá kiến thức sinh học; năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cuộc 
sống. Từ đó, HS biết ứng xử với tự nhiên một cách đúng đắn, khoa học và có khả 
năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích của mình cũng như 
điều kiện và hoàn cảnh của bản thân, gia đình. Vì vậy, các phương pháp giáo dục 
chủ yếu được lựa chọn theo các định hướng như định hướng hoạt động và định 
hướng dạy học tích cực.
Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy ở các trường phổ thông hiện nay, hầu hết các 
GV chỉ chú trọng việc cung cấp kiến thức lí thuyết cho HS, rèn luyện kĩ năng làm
 1 “Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở 
 thực vật, Sinh học 11 – THPT”
 - Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa sinh học 11, cụ thể chủ đề: Quang hợp ở 
 thực vật theo công văn 3280 /BGDĐT – GDTrH (27/08/2020) của bộ GD và ĐT.
 - Nghiên cứu các phương pháp và cách thức lồng nội dung tổ chức các hoạt động trải 
 nghiệm vào nội dung bài học
 - Thiết kế giáo án thực nghiệm dạy học chủ đề theo định hướng của chương trình giáo 
 dục phổ thông mới năm 2018.
 - Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra, đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của các 
 HĐTNST đã xây dựng trong chủ đề.
 -Kết luận và đề xuất.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận của phương pháp dạy học TNST, nghiên cứu tài liệu, 
sách giáo khoa, sách tham khảo có liên quan.
 - Khảo sát thực trạng ở trường phổ thông, các phương pháp hỗ trợ, thăm dò ý 
kiến GV, HS
 - Thực nghiệm sư phạm và xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm.
1.5. Kế hoạch nghiên cứu
STT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm
1 Tháng Tìm hiểu tài liệu, thực trạng và - Bản đề cương chi tiết của 
 5/2020 chọn đề tài, viết đề cương đề tài.
 nghiên cứu.
2 Tháng - Nghiên cứu lí luận dạy học, - Tập hợp lý thuyết của đề 
 6,7,8/2020 PPDH tích cực của bộ môn. tài.
 - Khảo sát thực trạng, tổng hợp - Xử lý số liệu khảo sát được.
 số liệu năm trước. - Tổng hợp ý kiến của đồng 
 - Trao đổi với đồng nghiệp và nghiệp.
 đề xuất sáng kiến kinh nghiệm.
3 Tháng - Kiểm tra trước thực nghiệm. - Xử lý kết quả trước khi thử 
 9,10/2020 - Áp dụng thực nghiệm trên các nghiệm đề tài.
 lớp 11A1, 11A4, 11D2 - Tổng hợp và xử lý kết quả 
 thử nghiệm đề tài.
4 Tháng - Viết sơ lược sáng kiến. - Bản thảo sáng kiến.
 11,12/2020 - Xin ý kiến của đồng nghiệp. - Tập hợp đóng góp của đồng
 3 “Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở 
 thực vật, Sinh học 11 – THPT”
PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 2.1.CƠ SỞ LÍ LUẬN
 2.1.1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một khái niệm mới trong dự thảo về “ đổi 
mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015”
Để xác định được hoạt động trải nghiệm sáng tạo, cần xuất phát từ các thuật ngữ “ 
Hoạt động”, “ Trải nghiệm”, “Sáng tạo” và mối quan hệ giữa chúng với nhau. Tuy 
nhiên nó củng không phải là phép cộng đơn giản của ba thuật ngữ trên, bởi trong 
hoạt động đã có yếu tố trải nghiệm, sáng tạo. Chỉ có những hoạt động giáo dục có 
mục đích, có tổ chức nhằm hình thành phẩm chất và năng lực cho người học, dành 
cho đối tượng học sinhđảm bảo ba yếu tố Hoạt động – Trải nghiệm – sáng tạo
 Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới công bố ngày 21 tháng 7 
năm 2017, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục trong đó trong đó 
từng học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã 
hội dưới dự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, 
đạo đức, các kĩ năng và tich lũy kinh nghiệm riêng của cá nhân. Trải nghiệm sáng 
tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn học, đồng thời trong kế hoạch giáo 
dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt động này mang 
tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kĩ năng khác nhau.
 Có nhiều cách hiểu khác nhau về trải nghiệm sáng tạo nhưng nhìn chung trải 
nghiệm sáng tạo được coi là hoạt động giáo dục, được tổ chức theo thức trải 
nghiệm và sáng tạo nhằm góp phần phát triển toàn bộ nhân cách học sinh
Trên cơ sở phân tích các khái niệm thuật ngữ có thê đưa ra các định nghĩa về hoạt 
động trải nghiệm sáng tạo như sau:
 “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó nội dung và 
cách thức tổ chức tạo điều kiện cho từng học sinh được tham gia trực tiếp và làm 
chủ thể của hoạt động , tự lên kế hoạch, chủ động xây dựng chiến lược hành động 
cho bản thân và cho nhóm để hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, 
ý chí , tình cảm, giá trị, kĩ năng sống và những năng lực cần có của công dân trong 
xã hội hiện đại, qua hoạt động học sinh phát huy khả năng sáng tạo để thích ứng và 
tạo ra cái mới, giá trị cho cá nhân và cộng đồng”
 2.1.2. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
 - Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang tính tích hợp
 5 “Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở 
 thực vật, Sinh học 11 – THPT”
 - Học qua trải nghiệm giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức 
học tập khác không thực hiện được.
 Lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người và thế người xung quanh 
bằng nhiều con đường khác nhau để phát triển nhân cách mình là mục tiêu quan 
trọng của hoạt động học tập. tuy nhiên có những kinh nghiệm chỉ có thể lĩnh hội 
thông qua trải nghiệm thực tiễn. sự đa dạng trong trải nghiệm sẽ mang lại cho học 
sinh nhiều vốn sống, kinh nghiệm phong phú mà nhà trường không thể cung cấp 
thông qua các công thức hay định luật định lý ...
 Tóm lại học từ trải nghiệm là phương thức học hiệu quả, nó giúp hình thành 
năng lực cho trẻ. Học từ trải nghiệm có thể thực hiện đối với bất cứ lĩnh vực tri 
thức nào, khoa học hay đạo đức, kinh tế xã hội ... học từ trải nghiệm củng cần được 
tiến hành có tổ chức , có hướng dẫn theo quy trình nhất định của nhà giáo dục thì 
hiệu quả của việc học qua trải nghiệm sẽ tốt hơn. Hoạt động giáo dục nhân cách 
học sinh chỉ có thể tổ chức qua trải nghiệm.
 2.1.3. Vai trò ưu thế của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
- Bộ phận quan trọng của chương trình giáo dục
- Con đường quan trọng để gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn
- Hình thành phát triển nhân cách hài hòa và toàn diện cho học sinh
- Điều chỉnh và định hướng cho hoạt động dạy học
 2.1.4. Kết quả của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
 - Con người được trang bị đầy đủ kiến thức phong phú về hoàn cảnh, môi 
trường sống , xây dựng những tình cảm đạo đức trong sáng , thân thiện, yêu cuộc 
sống, thiên nhiên
 - Hình thành các kĩ năng , năng lực sống trong những hoàn cảnh xã hội khác
nhau
 - Giúp người trải nghiệm khám phá phát huy năng lực bản thân và có tác
động đến cộng đồng.
 - Cải thiện môi trường học tập thân thiện, tình cảm
 - Giảm thiểu những áp lực căng thẳng trong chương trình học
 2.1.5. Các nguyên tắc thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học
 - Đảm bảo tính mục đích và tính kế hoạch của hoạt động
 - Đảm bảo tính thích hợp và tính hiệu quả
 7

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_cac_hoat_dong_trai_nghiem_sang.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề Quang hợp ở th.pdf