Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động ngoại khoá giáo dục vì sự phát triển bền vững cho học sinh qua chương trình, sách giáo khoa Địa lí lớp 11

docx 46 trang sk11 19/08/2024 810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động ngoại khoá giáo dục vì sự phát triển bền vững cho học sinh qua chương trình, sách giáo khoa Địa lí lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động ngoại khoá giáo dục vì sự phát triển bền vững cho học sinh qua chương trình, sách giáo khoa Địa lí lớp 11

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động ngoại khoá giáo dục vì sự phát triển bền vững cho học sinh qua chương trình, sách giáo khoa Địa lí lớp 11
 MỤC LỤC
 Trang
1. Lời giới thiệu................................................................................................................................1
2. Tên sáng kiến...............................................................................................................................2
3. Tác giả sáng kiến.........................................................................................................................2
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến ......................................................................................................2
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến.......................................................................................................2
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử .....................................................3
7. Mô tả bản chất của sáng kiến....................................................................................................3
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI 
KHÓA GDPTBV QUA CT, SGK ĐỊA LÍ LỚP 11........................................................................3
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ GDPTBV QUA 
CT, SGK ĐỊA LÍ LỚP 11.................................................................................................3
1. Một số khái niệm cơ bản......................................................................................................3
1.1. Phát triển ..................................................................................................................3
1.2. Bền vững ..................................................................................................................4
1.3. Phát triển bền vững ...................................................................................................5
1.4. Giáo dục vì sự phát triển bền vững.............................................................................6
2. Vai trò của hoạt động ngoại khóa trong dạy học ở nhà trường phổ thông ...............................10
2.1. Khái niệm hoạt động ngoại khoá..............................................................................10
2.2. Vai trò của hoạt động ngoại khoá .............................................................................11
2.3. Đặc điểm của hoạt động ngoại khoá trong nhà trường phổ thông ...............................12
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ GDPTBV CHO 
HS QUA CT, SGK ĐỊA LÍ LỚP 11..............................................................................................12
1. Những vấn đề của thời đại toàn cầu hoá và yêu cầu phát triển bền vững.................................12
2. GDPTBV qua môn Địa lí ở nhà trường phổ thông Việt Nam ..................................................15
3. Khả năng tổ chức các hoạt động ngoại khóa GDPTBV qua chương trình, sách giáo khoa Địa 
lí 11..................................................................................................................................................16
3.1. Đặc điểm chương trình, sách giáo khoa Địa lí 11 ......................................................16
3.2. Khả năng khai thác nội dung GDPTBV để tổ chức các hoạt động ngoại khóa GDPTBV qua 
chương trình, sách giáo khoa Địa lí 11..............................................................................18
4. Thực trạng GDPTBV và việc tổ chức hoạt động ngoại khóa GDPTBV qua môn Địa lí .......19
Chương 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA GDPTBV QUA CT, SÁCH GIÁO 
KHOA ĐỊA LÍ 11...........................................................................................................................23
I. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ GDPTBV...23
1. Nguyên tắc tự nguyện.................................................................................................................23
2. Nguyên tắc hấp dẫn.....................................................................................................................23
3. Nguyên tắc hỗ trợ chính khóa ....................................................................................................24
4. Nguyên tắc hỗ trợ cộng đồng .....................................................................................................24
II. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ GDPTBV............................24 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu 
 Sau đại chiến thế giới thứ hai, chủ nghĩa tư bản tự do phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia 
phương Tây, với chiến lược khai thác nhanh nguồn tài nguyên không tái tạo được nhằm có được 
khoản lợi nhuận khổng lồ trong một thời gian ngắn nhất, sự gia tăng dân số, đặc biệt tại các nước 
thuộc thế giới thứ ba đã tiêu thụ nguồn năng lượng lớn chưa kịp tái tạo. Đây là hai trong số các 
sự kiện tạo nên động thái mới trong thế giới đương đại: “khủng hoảng môi trường tự nhiên, đói 
nghèo và gia tăng khác biệt xã hội”. Thực tế này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh hành vi của con 
người, đòi hỏi con người phải phát triển theo hướng bền vững.
 Bước sang thế kỉ XXI, vấn đề PTBV càng được thế giới quan tâm nhiều hơn. Toàn cầu 
hoá và PTBV đã trở thành những khái niệm trung tâm của thế giới hiện đại. Thế giới hiện đại, 
toàn cầu hoá với những thay đổi chóng mặt sẽ không có tương lai nếu như không PTBV, bởi 
PTBV chính là sự phát triển đảm bảo không chỉ cho thế hệ hôm nay thoả mãn nhu cầu mà còn 
đáp ứng cho cả thế hệ mai sau những cơ hội sống mà những gì hôm nay có. Với việc cam kết 
thực hiện PTBV là cam kết, là lương tâm và trách nhiệm của thế hệ hôm nay đối với các thế hệ 
tương lai.
 Để đạt được PTBV cần có sự tham gia một cách toàn diện và sâu sắc của tất cả các mặt 
từ thể chế, công nghệ và nhận thức – hành vi. Và đó lá kết quả của một quá trình GD. Không 
phải ngẫu nhiên mà trong CT nghị sự cho thế kỉ XXI (AGENDA 21), Hội nghị thượng đỉnh 
về Trái đất năm 1992 tại Rio de Janeiro (Brazil) đã khẳng định GDPTBV là chìa khoá, là 
công cụ chủ chốt của PTBV. GDPTBV là một trong những biện pháp hiệu quả để thực hiện 
các mục tiêu PTBV. Với phương châm “dạy học lấy HS làm trung tâm” là hạt nhân của công 
tác GDPTBV sẽ đem lại hiệu quả cao nhất, lâu bền nhất. Theo số liệu thống kê năm 2018, cả 
nước có khoảng hơn 23 triệu HS phổ thông, đây là một con số không nhỏ và nếu số HS này 
được nâng cao nhận thức, được trang bị những phương pháp, kĩ năng GD PTBV thì sẽ là lực 
lượng tuyên truyền đông đảo, tác động trực tiếp tới gia đình và cộng đồng dân cư nơi các em 
sinh sống. Không chỉ vậy, các em cũng chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, được 
học những kiến thức, kĩ năng PTBV sẽ giúp các em có được những nhận thức - hành vi đúng 
đắn để xây dựng một cuộc sống PTBV.
 Có nhiều hình thức GDPTBV thông qua các môn học như hình thức dạy học nội khoá 
và ngoại khoá. Nếu như hoạt động nội khoá chỉ hình thành chủ yếu cho người học kiến thức 
vế PTBV thì hoạt động ngoại khoá không chỉ mở rộng kiến thức mà còn hình thành cho HS 
thái độ, hành vi để tham gia vào việc thực hiện các mục tiêu PTBV thông qua các hình thức 
tổ chức đa dạng.
 1 - Nghiên cứu cách tổ chức một số hoạt động ngoại khoá GDPTBV qua việc học môn 
Địa lí của HS lớp 11.
 - Thiết kế mẫu một Mô đun hoạt động ngoại khoá GDPTBV và tổ chức thực nghiệm sư 
phạm để đánh giá tính khả thi, hiệu quả của đề tài nghiên cứu. Từ dó rút ra một số kinh nghịêm 
về cách thức tổ chức hoạt động ngoại khoá nói chung và ngoại khoá GDPTBV nói riêng trong 
dạy học Địa lí ở trường phổ thông.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
 Từ năm học 2018-2019.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
Về nội dung của sáng kiến:
 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 
 NGOẠI KHÓA GDPTBV QUA CT, SGK ĐỊA LÍ LỚP 11 
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ GDPTBV QUA 
CT, SGK ĐỊA LÍ LỚP 11 
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Phát triển
 Phát triển là một quá trình bao gồm nhiều thành phần tố khác nhau: Kinh tế, kỹ thuật, 
xã hội, chính trị, văn hoá và không gian. Mỗi thành tố ấy lại là một quá trình tiến hoá, nhằm 
biến một xã hội nông nghiệp – “phụ thuộc” vào thiên nhiên thành một xã hội hiện đại - “ít 
phụ thuộc” vào thiên nhiên. Ở phần lớn các khu vực trên thế giới thực tế đã ngày càng chứng 
tỏ rằng phát triển là một sự tiến hành đồng thời những cuộc tiến hoá trên bốn bình diện: kinh 
tế, không gian, xã hội, chính trị và văn hoá.
 Tóm lại :
 - Phát triển là quy luật chung của mọi thời đại, của các quốc gia.
 - Phát triển là mục tiêu trung tâm của các chính phủ.
 - Phát triển là trách nhiệm chính trị của các quốc gia.
 Tuy nhiên, nếu phát triển chỉ là sự tăng GDP hàng năm lên x% và xây dựng một xã hội 
tiêu thụ, tách hệ thống kinh tế khỏi hệ thống xã hội nhân văn và hệ nuôi dưỡng sự sống (môi 
trường sinh thái) sẽ không thể giải quyết được nghèo đói cũng như hàng loạt vấn đề nảy sinh 
khác. Đó là mô hình phát triển không bền vững. Và đó cũng là vấn đề mà hiện nay bất kỳ 
quốc gia nào đều quan tâm - vấn đề PTBV.
 Các nội dung phát triển
 Nội dung Xuất phát điểm Xu hướng
 Cơ cấu tiền công nghiệp, kinh 
 Cơ cấu hậu công nghiệp – 2/3 số 
 tế chủ yếu dựa vào nông 
 Kinh tế người lao động làm việc trong 
 nghiệp. Người sản xuất nhiều, 
 khu vực dịch vụ, người sản xuất 
 người mua hạn chế, sản xuất 
 3 Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy khái niệm bền vững liên quan đến kinh 
tế, môi trường và xã hội và tương tác giữa ba bộ phận này. Mục đích của bền vững là nâng 
cao chất lượng cuộc sống của con người trong sức chứa của Trái đất (của các hệ sinh thái trên 
Trái đất).
1.3. Phát triển bền vững
 Khái niệm “Phát triển bền vững” từ khoảng hơn 10 năm nay đã trở thành một khái niệm 
vô cùng phổ thông. Nói tới phát triển kinh tế và phát triển xã hội, phát triển quốc gia hay phát 
triển địa phương, phát triển toàn cầu hay phát triển khu vực  thì “Phát triển” đều được hiểu 
theo nghĩa “Phát triển bền vững”. Cũng giống như các thuật ngữ khác, PTBV cũng có nguồn 
gốc và ý nghĩa của nó. Với những ý tưởng ban đầu về sự PTBV xuất hiện hay đúng hơn là 
được đề cập đến cách đây hơn ba thập kỷ. Vào đầu thập niên 70, sau một thời kỳ trong đó các 
nước tiên tiến trên thế giới thi đua công nghiệp hoá, khai thác tài nguyên tìm kiếm thị trường, 
câu lạc bộ La Mã đã phát hành một tài liệu mang tựa là “ngừng tăng trưởng” hoặc là “giới hạn 
của tăng trưởng” (Limit to Growth). Tài liệu này viết rằng sự tăng trưởng kinh tế và dân số 
quá nhanh cùng với tình trạng thi đua sản xuất không giới hạn và khai thác vô ý thức các tài 
nguyên làm ô nhiễm môi trường, môi sinh làm con người kiệt dự trữ TNTN trên thế giới. Câu 
lạc bộ La Mã đề nghị chính sách “không tăng trưởng” với lí do tăng trưởng kinh tế nghịch với 
bảo vệ môi trường, môi sinh.
 Tuy nhiên, chủ trương “không tăng trưởng” không thuyết phục được thế giới. Các nước 
nghèo và chậm tiến cũng như các quốc gia có nền kinh tế giàu có đều chống đối quan điểm của 
câu lạc bộ La Mã tuy với những lí do hoàn toàn khác nhau. Mặt khác, đứng về phương diện nhận 
thức kinh tế thì đã có những tiến bộ quan trọng đáng ghi nhất là sự phân biệt giữa tăng trưởng 
kinh tế với phát triển kinh tế.
 Một năm sau khi câu lạc bộ La Mã công bố phúc trình “ngừng tăng trưởng”, thì hội nghị 
của LHQ về Môi trường (họp tại Stockhom - Thuỵ Điển, năm 1972) đã đề nghị một khái niệm 
mới là “phát triển tôn trọng môi sinh” với chủ trương bảo vệ môi trường, tôn trọng môi sinh, 
quản lí hữu hiệu TNTN, thực hiện công bằng và ổn định xã hội. Tuy nhiên khái niệm này lại bị 
các nước đã phát triển và giàu có phản đối mạnh mẽ và không đạt được mục đích. Mặc dù đề 
nghị “phát triển tôn trọng môi sinh” không được chấp thuận song nó đã đánh dấu một bước tiến 
quan trọng hướng tới sự khai sinh khái niệm “Phát triển bền vững”.
 Vào đầu thập niên 80, Liên hiệp quốc tế bảo vệ thiên nhiên là tổ chức đã đề khởi khái 
niệm PTBV. Rồi năm 1987, khái niệm này đã được Uỷ ban thế giới về Môi trường và Phát 
triển( WCED) do bà GroHarlem Brundtland làm chủ tịch tiếp thu, triển khai và định nghĩa 
như sau trong phúc trinh mang tựa “Tương lai chung của chúng ta ” :
 “PTBV là sự phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu của hiện tại nhưng không gây trở 
ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. PTBV là sự phát triển liên tục không 
ngừng về mọi mặt kinh tế, xã hội, môi trường nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con 
người hiện tại và tương lai”.
 Khái niệm PTBV như vậy có một nội dung bao quát, là một hướng đi dung hoà chủ trương 
“ngừng tăng trưởng” và chính sách “phát triển tôn trọng môi sinh”. PTBV chính là “vùng giao 
 5

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_ngoai_khoa_giao_duc.docx