Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học một số nội dung của chương trình Toán lớp 11

docx 46 trang sk11 14/07/2024 1040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học một số nội dung của chương trình Toán lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học một số nội dung của chương trình Toán lớp 11

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học một số nội dung của chương trình Toán lớp 11
 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG DẠY HỌC MỘT SỐ NỘI 
 DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH TOÁN LỚP 11
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp dạy học môn toán lớp 11
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 5 tháng 9 năm 2015 đến ngày 30 tháng 5 năm 
 2016
4. Tác giả:
 Họ và tên: Tạ Thị Hằng
 Năm sinh: 1986
 Nơi thường trú: Số nhà 26/124 Trần Huy Liệu, Phường Trường Thi, Thành phố Nam 
 Định, tỉnh Nam Định
 Trình độ chuyên môn: Cử nhân Sư phạm
 Chức vụ công tác: Giáo viên
 Nơi làm việc: Trường THPT Mỹ Lộc
 Địa chỉ liên hệ: Km số 4, xã Mỹ Hưng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định
 Điện thoại: 0942.893.459
 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đồng tác giả: (Không)
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: 
 Tên đơn vị: Trường THPT Mỹ Lộc
 Địa chỉ: Km số 4, xã Mỹ Hưng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định
 Điện thoại: 0942.893.459
 1 II-Mô tả giải pháp
 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
 Trước đây đa số học sinh trường Trung Học Phổ Thông Mỹ Lộc đã có ý thức về 
tầm quan trọng của môn toán, tuy nhiên chất lượng học tập chưa cao, chất lượng đầu vào 
của học sinh lớp 10 thấp, nhiều em đỗ vào lớp 10 nhưng điểm toán dưới trung bình, học 
sinh chỉ làm được những bài tập theo mẫu, khả năng tư duy kém. Các em có quá nhiều kiến 
thức hổng vì vậy các em dễ chán nản và không thích học toán, trong mỗi tiết giáo viên phải 
tìm đủ mọi cách để các em chú ý và không làm việc riêng. Hơn nữa trong những tiết toán 
có nhiều công thức học sinh tiếp thu một cách thụ động nên rất nhanh quên và không muốn 
học.Vấn đề đặt ra để nâng cao chất lượng học toán là giáo viên phải đổi mới phương pháp 
dạy học trong mỗi tiết, một trong những phương pháp đó là tổ chức dạy học theo nhóm. 
Trước kia và hiện nay cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu về phương pháp này: Hoàng Lê 
Minh; Trịnh Thanh Nguyện; Bùi Văn Nghị,Hầu hết các tác giả đã cho thấy tính ưu việt 
của phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ. Tuy nhiên tổ chức hoạt động nhóm trong mỗi 
tiết học như thế nào là sự khéo léo tìm tòi, nghiên cứu của mỗi thầy cô giáo vừa đáp ứng 
được mục tiêu của tiết học vừa tạo hứng thú, tăng cường khả năng tự học cho học sinh. 
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
+ Mục tiêu của đề tài
 - Đề xuất và tiến hành thực hiện các giải pháp nhằm đổi mới phương pháp dạy học.
 - Tăng cường năng lực tự học, năng lực làm việc theo nhóm.
 - Nâng cao năng lực tự nghiên cứu tài liệu của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo 
viên. 
 - Tạo hứng thú, niềm say với toán học cho học sinh
 - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của các giải pháp.
+ Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
 - Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đề xuất đến việc sử dụng hoạt động nhóm trong 
việc hình thành định nghĩa, khái niệm, củng cố lí thuyết, luyện tập trong giảng dạy bộ môn 
toán 11 và trong việc tự nghiên cứu hai chuyên đề ôn tập kì thi Trung Học Phổ Thông 
Quốc gia: Phương trình vô tỉ và hệ phương trình.
+ Phương pháp nghiên cứu: Điều tra thực tế, sưu tầm, tổng hợp tài liệu, phương pháp thực 
nghiệm.
+ Thời gian thực hiện đề tài: Từ năm học 2014-2015 đến nay.
 3 cao như kỹ năng sáng tạo, đánh giá, tổng hợp và phân tích. Các em cũng thực hành các “kỹ 
năng thông thường” như khả năng cùng làm việc và giao tiếp với nhau.
 Ngoài ra, hoạt động nhóm mang lại cho học sinh một cơ hội thuận lợi để làm quen 
với nhau. Nó cũng khơi dậy sự gắn bó tập thể, đặc biệt là khi có hiện diện yếu tố cạnh tranh, 
sẽ là một động cơ học tập rất mạnh. 
c) Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm
 - Giáo viên phân công nhóm hợp lí phù hợp với sơ đồ lớp học; trình độ học sinh.
 - Giáo viên quy định thời gian làm việc rõ ràng cho các nhóm.
 - Ban đầu học sinh chưa quen với cách làm việc theo nhóm phải hướng dẫn học sinh 
 cách làm việc cách đặt ra các câu hỏi vấn đáp nhóm khác.
 - Giáo viên chú ý quan sát học sinh trong quá trình thảo luận để tránh một số học 
 sinh lười học không tham gia thảo luận, và có biện pháp giúp đỡ khi học sinh gặp 
 khó khăn.
d) Các bước tổ chức hoạt động nhóm
 Các Giáo viên (GV) Học sinh (HS)
 bước
 Bước 1 - Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ - Nhận xét, phát hiện vấn đề
 Giao nhận thức
 nhiệm - Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ - Tham gia vào các nhóm, tổ chức 
 vụ và cho các nhóm nhóm
 hướng - Hướng dẫn cách làm việc theo - Thu thập thông tin, tái hiện tri thức 
 dẫn nhóm, hướng dẫn học sinh đặt câu chuẩn bị làm việc trong nhóm
 thực hỏi vấn đáp nhóm vừa trình bày
 hiện 
 - Khích lệ HS làm việc, khuyến khích - Tự đặt mình vào các tình huống, 
 Bước 2 sự tham gia của mỗi cá nhân HS vào đưa ra cách xử lý tình huống, trao đổi 
 các hoạt động học tập chung của ý kiến, thảo luận trong nhóm, xử lý 
 Thực 
 nhóm. thông tin.
 hiện 
 nhiệm - Đưa ra những câu hỏi gợi ý khi - Tự ghi lại ý kiến theo chủ kiến của 
 vụ thảo luận bế tắc hoặc đi chệch mình, khai thác những gì đã hợp tác 
 5 2.2- Thực nghiệm về sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong một số nội dung 
của chương trình môn toán lớp 11
 2.2.1- Một số nội dung thực nghiệm
 STT Tên bài Nội dung thực hiện hoạt động nhóm
 A-Tổ chức hoạt động nhóm trong việc hình thành định nghĩa, khái niệm 
 Một số phương trình lượng Tổ chức hoạt động nhóm hình thành định 
 1 giác thường gặp nghĩa phương trình bậc nhất đối với một hàm 
 (Đại số và giải tích 11) số lượng giác
 Tổ chức hoạt động nhóm để tiếp cận công thức 
 Nhị thức Niu-tơn
 2 khai triển nhị thức Niu Tơn
 (Đại số và giải tích 11)
 Cấp số cộng Tổ chức hoạt động nhóm để tiếp cận khái niệm 
 3
 (Đại số và giải tích 11) cấp số cộng
 Công thức tính đạo hàm Tổ chức hoạt động nhóm để tiếp cận công thức 
 của hàm số tính đạo hàm của hàm số 
 4
 y = xn, n ∈ ℕ ,n > 1. y = xn, n ∈ ℕ ,n > 1.
 (Đại số và giải tích 11)
 B-Tổ chức hoạt động nhóm trong việc củng cố lí thuyết
 Phương trình lượng giác cơ Tổ chức hoạt động nhóm để củng cố công thức 
 1
 bản nghiệm của phương trình sinx = a và điều kiện 
 (Đại số và giải tích 11) phương trình có nghiệm
 Tổ chức hoạt động nhóm để củng cố để củng 
 Ôn tập Chương 2 cố các kiến thức về hai đường thẳng song 
 2
 (Hình học 11) song;đường thẳng song song với mặt phẳng; 
 hai mặt phẳng song song
 Đại cương về đường thẳng 
 Tổ chức hoạt động nhóm để củng cố khái niệm 
 3 và mặt phẳng
 hình chóp và hình tứ diện
 (Hình học 11)
 C-Tổ chức nhóm trong việc luyện tập
 7 ✓ Có biện pháp hỗ trợ kịp thời nếu nhóm nào gặp khó khăn : Gợi ý cho 
 nhóm 5-7-9 là chuyển về dạng cơ bản đã học trong các tiết trước.
 • Học sinh:
 ✓ Các thành viên của nhóm độc lập suy nghĩ, thảo luận và thống nhất để đi 
 đến kết quả chung.
 ✓ Cử đại diện ghi lại kết quả làm việc của nhóm mình.
 • Thời gian làm việc của mỗi nhóm : 5 phút 
- Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả và phản biện 
 • Các nhóm nộp kết quả, các nhóm có nhiệm vụ giống nhau thì nhóm hoàn thành 
 nhanh nhất lên trình bày kết quả (người trình bày là do nhóm khác chỉ định)
 9 = 
 2 = ( ≥ 0)⇔ . Cho nhóm 5: 10 điểm (lấy vào điểm kiểm tra bài cũ)
 = ― 
 - Bước 4: Đánh giá kết quả và sử dụng kiến thức thu được sau khi thực hiện 
 nhiệm vụ tiếp cận định nghĩa phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng 
 giác
 • Giáo viên nhận xét chung: Các nhóm làm việc rất tích cực, các thành viên trong mỗi 
 nhóm tích cực trao đổi yêu cầu các nhóm phát huy tinh thần làm việc trong các hoạt 
 động nhóm tiếp theo.
 • Từ bài làm của nhóm 5-7-9 dẫn dắt học sinh vào bài mới: “Mặc dù phương trình 
 của nhóm 5, 7, 9 không phải là dạng phương trình lượng giác cơ bản mà ta đã học ở 
 các tiết trước nhưng ta hoàn toàn có thể giải được bằng cách chuyển về phương 
 trình cơ bản. Bài hôm nay chúng ta sẽ học các dạng phương trình lượng giác như 
 trên”.
*) Hiệu quả của hoạt động nhóm : Qua việc tổ chức hoạt động nhóm trên tôi thấy
 - Tiết học được bắt đầu một cách sôi nổi, hào hứng. 
 - Học sinh ôn lại các dạng phương trình đã học ở các tiết trước chủ động hơn trong 
 việc tiếp thu kiến thức mới, học sinh có thể tự tìm ra phương pháp giải các 
 phương trình lượng giác sẽ được học trong bài mới bằng cách chuyển về dạng 
 phương trình đã học.
 - Tinh thần làm việc theo nhóm của học sinh được hình thành. 
 - Giáo viên phát hiện được những sai lầm mà học sinh hay mắc phải, các kiến thức 
 mà học sinh còn hổng trong bài trước, nắm được những học sinh học yếu để có 
 những phương pháp hỗ trợ kịp thời.
Ví dụ 2: Tổ chức hoạt động nhóm để tiếp cận công thức khai triển nhị thức Niu Tơn.
*) Chuẩn bị:
 - Phân nhóm: 4 học sinh là một nhóm.
 - Phiếu học tập cho các nhóm.
 - Giấy A4 để các nhóm ghi kết quả.
 - Máy chiếu kết quả.
*) Tiến hành thực hiện hoạt động nhóm
 - Bước 1: Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm và hướng dẫn thực hiện 
 11 • Các nhóm còn lại quan sát phần trình bày để nhận xét, phản biện
 2 3 0 1 2
• Khai triển ( + ) ; ( + ) và tính 2 ; 2 ; 2 
 0 1 2 3
 3 ; 3 ; 3 ; 3 
 Nhóm 5 lên thuyết trình, nhóm1 và nhóm 3 đồng ý với kết quả của nhóm 5, giáo 
viên phê bình nhóm 3 không thuộc hằng đẳng thức.
 4 2 0 1 2 0 1 2 3 4
• Khai triển ( + ) ; ( ― ) và tính 2 ; 2 ; 2 4 ; 4 ; 4 ; 4 ; 4 
 13 Ví dụ3: Tổ chức hoạt động nhóm để tiếp cận định nghĩa cấp số cộng
*) Chuẩn bị:
 - Phân nhóm: 4 học sinh là một nhóm.
 - Phiếu học tập cho các nhóm.
 - Giấy A4 để các nhóm ghi kết quả.
*) Tiến hành thực hiện hoạt động nhóm
 - Bước 1: Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm và hướng dẫn thực hiện 
 • Nhóm 1-3-5: Phát hiện quy luật của các dãy số sau:
 9 7 5
 -1;2;5;8;11;. b) 
 ―5; 2 ; ― 4; 2 ; ― 3; 2 ;.
 • Nhóm 2-4-6: Phát hiện quy luật của các dãy số sau và viết tiếp 5 số hạng của dãy:
 9 15 21
 d) 
 ) 5;2; ― 1; ― 4; ― 7; 3; 2;6; 2 ;9; 2 ;
 • Nhóm 7-8-9-10: Phát hiện quy luật của các dãy số sau và viết tiếp 5 số hạng của 
 dãy:
 8 10 14
 f) 
 푒) ― 6; ― 2;2;6;10; 2; 3; 3 ;4; 3 ;.
 - Bước 2: Thực hiện hoạt động nhóm 
 • Giáo viên: Theo dõi học sinh làm việc theo nhóm và nhắc nhở nếu có học sinh 
 trong nhóm không làm việc.
 • Học sinh:
 ✓ Các thành viên của nhóm độc lập suy nghĩ, thảo luận và thống nhất để đi 
 đến kết quả chung.
 ✓ Cử đại diện ghi lại kết quả làm việc của nhóm mình.
 • Thời gian làm việc của mỗi nhóm : 3 phút 
 - Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả 
 • Các nhóm nộp kết quả, các nhóm có nhiệm vụ giống nhau thì nhóm hoàn thành 
 nhanh nhất trình bày kết quả (người trình bày là do nhóm khác chỉ định)
 • Các nhóm còn lại quan sát phần trình bày để nhận xét.
 • Nhóm 6 và nhóm 10 trong thời gian 3 phút chưa phát hiện được quy luật của dãy 
 (d);(f). Nhóm2, nhóm 8 đã phát hiện quy luật rất nhanh.
 • Kết quả của một số nhóm
 15

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_nhom_trong_day_hoc_m.docx